Hoạt động nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông hồng đoạn chảy qua tỉnh lào cai (Trang 31 - 33)

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU

1.5. Đặc điểm kinh tế xã hội

1.5.2. Hoạt động nông nghiệp

Những năm qua, nơng nghiệp Lào Cai đã có sự phát triển tích cực trên cơ sở chú trọng khai thác và phát huy các lợi thế sinh thái nông nghiệp của một địa bàn vùng cao có khí hậu ơn đới, đồng thời là bộ phận hợp thành của hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội- Hải Phòng. Nhờ vậy, đã tạo được sự chuyển đổi quan trọng trong

cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển hàng hóa: diện tích gieo trồng các cây ngắn ngày như cây cơng nghiệp, rau đậu thực phẩm và cây hàng hóa khác (ngơ, hoa, cây cảnh, ...), qui mô đàn gia súc- gia cầm, thủy sản đã có sự tăng trưởng đáng kể. Trong thời kỳ 2005 - 2010 giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 7,1%/năm. Giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) năm 2010 đạt 2.989,96 tỉ đồng, chiếm 29,64% trong cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh và tăng 39,65% so với 2005.

- Kim ngạch xuất khẩu nông sản tại Lào Cai năm 2010 đạt khoảng 8,4 triệu USD, chiếm 10,4% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn, trong đó hàng hóa nơng sản của tỉnh ước đạt 3,5 triệu USD (chiếm 41,6% kim ngạch xuất khẩu nông sản trên địa bàn). Các nơng sản xuất khẩu chính là rau quả, gạo, chè, v.v...

- Đất nông nghiệp được sử dụng hợp lý và hiệu quả hơn: Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,4 lần năm 2005 lên 1,7 lần năm 2010. Đất có mặt nước ni trồng thủy sản tăng bình quân 8%/năm. Việc tập trung, tích tụ đất đai bước đầu đang phát huy tác dụng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Đất đai được khai thác theo hướng mở rộng thâm canh và phát huy các đặc điểm sinh thái phù hợp với điều kiện sản xuất và với từng loại sản phẩm thế mạnh của từng tiểu vùng. Nhờ vậy, hiệu quả đầu tư và năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao, lượng nơng sản hàng hóa khơng chỉ gia tăng về lượng mà cả về chất, chủng loại đa dạng hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong cơ chế thị trường. Giá trị thu nhập mang lại từ 1 ha canh tác đạt 33 triệu đồng/năm, ở một số mơ hình sản xuất đã đạt từ 40 đến trên 80 triệu đồng/năm.

- Công tác khuyến nông ngày càng được chú trọng nên đã phát huy ngày càng hiệu quả vai trò phổ biến khoa học - kỹ thuật, chuyển giao công nghệ tiến bộ cho nông dân, đồng thời nhiều hộ nông dân cũng đã năng động tự tìm đến với các tiến bộ kỹ thuật, các mơ hình sản xuất hiệu quả và chủ động đầu tư phát triển sản xuất ở qui mơ hàng hóa. Nhờ vậy, những năm qua một số loại sản phẩm mới, nhiều giống cây, con tiến bộ kỹ thuật có năng suất và phẩm chất cao đã được đưa vào sản xuất ở diện rộng (lúa, ngơ, cây ăn quả...), góp phần tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nơng

đang có xu hướng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 250 trang trại (chủ yếu trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và trồng cây ăn quả).

- Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho nông nghiệp nơng thơn được chú trọng, đặc biệt các cơng trình thủy lợi, giao thơng nơng thơn, thơng tin- liên lạc… góp phần cải thiện điều kiện sản xuất - đời sống, nâng cao khả năng thâm canh, lưu thông sản phẩm và thông tin kinh tế. Các hoạt động dịch vụ kinh tế phát triển mạnh và rộng khắp đáp ứng yêu cầu thâm canh cây trồng, vật ni. Tỉ lệ cơ giới hóa trong các khâu canh tác được nâng cao.

Để nâng cao năng suất sản phẩm nơng nghiệp, các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật cũng được tiêu thụ với khối lượng ngày càng nhiều, đặc biệt là các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khơng rõ nguồn gốc có xuất xứ từ Trung Quốc được sử dụng tràn lan trên địa bàn và khó kiểm sốt gây nên nhiều tác động đến chất lượng môi trường, kéo theo các vấn đề quan ngại ảnh hưởng đến chất lượng môi trường đất, nước, khơng khí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông hồng đoạn chảy qua tỉnh lào cai (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)