Đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir của Laterit tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nguyễn thị thanh hải (Trang 43 - 46)

Từ phƣơng trình dạng tuyến tính mơ hình Langmuir, ta tính đƣợc tải trọng hấp phụ cực đại của vật liệu Laterit tự nhiên đối với asen là: qmax= 1/0,199= 5,02 (mg/g)

3.1.2. Khả năng hấp phụ photphat của laterit tự nhiên

3.1.2.1. Ảnh hưởng của pH

Cho 1 g Laterit tự nhiên vào 50ml dung dịch photphat nồng độ ban đầu (Co), điều chỉnh pH dung dịch 4 - 10 bằng dung dịch NaOH 0,1 M và HCl 0,1 M, lắc trong 4 giờ, để lắng 30 phút, lọc trên giấy lọc băng xanh. Phân tích nồng độ photphat còn lại (Cp) trong dung dịch bằng phƣơng pháp trắc quang. Kết quả tính tốn lƣợng ion hấp phụ trên vật liệu đƣợc thể hiện trên bảng 3.4.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của pH tới khả năng hấp phụ của vật liệu thô.

pH C0 (ppm) Cp(ppm) qp(mg/g)

4 9,4 7,53 0,09

6 9,4 5,29 0,20

8 9,2 5,29 0,19

10 9,4 7,18 0,11

Từ kết quả thu đƣợc ta thấy ở khoảng pH 6-8, quặng laterit tự nhiên cho kết quả hấp phụ tốt nhất. Điều này sẽ thuận lợi cho việc áp dụng xử lí photphat trong thực tế.

3.1.2.2. Ảnh hưởng của thời gian đạt trạng thái cân bằng hấp phụ

Cho 1g Laterit tự nhiên lắc với 50 ml dung dịch photphat nồng độ ban đầu 10 ppm (Co), lắc trong các khoảng thời gian từ 15 đến 240 phút. Để lắng, lọc bằng giấy lọc băng xanh, phân tích nồng độ photphat còn lại trong dung dịch bằng phƣơng pháp trắc quang. Tính tốn lƣợng ion hấp phụ trên vật liệu. Kết quả thu đƣợc thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.4.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của thời gian tới khả năng hấp phụ photphat của laterit tự nhiên

Thời gian (phút) 15 30 45 60 90 120 150 180 210 240 qp(mg/g) 0,007 0,076 0,13 0,17 0,18 0,18 0,18 0,188 0,18 0,18

Hình 3.4. Ảnh hưởng của thời gian tới quá trình hấp phụ photphat của Laterit tự nhiên

Từ kết quả thu đƣợc, ta thấy thời gian đạt cân bằng hấp phụ của vật liệu Laterit tự nhiên ở 90 phút. Từ các thí nghiệm sau, thời gian hấp phụ của vật liệu thô đƣợc chọn là 90 phút.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của nồng độ đầu tới khả năng hấp phụ PO43- của Laterit

Cho 1g laterit tự nhiên lắc với 50 ml dung dịch photphat ở các nồng độ 5, 10, 20, 30, 40, 60, 80, 100 ppm với pH tối ƣu, lắc trong 90 phút, để lắng, lọc bằng giấy lọc băng xanh, phân tích nồng độ photphat cịn lại trong dung dịch bằng phƣơng pháp trắc quang. Tính tốn lƣợng ion hấp phụ trên vật liệu. Kết quả thu đƣợc nhƣ

bảng 3.6 và thể hiện trên hình 3.5

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ đầu tới khả năng hấp phụ photphat của laterit

Nồng độ ban đầu C0 (ppm) Nồng độ sau hấp phụ Cp (ppm) Tải trọng qp (mg/g) Cp /qp lnCp qp 5 1,67 0,166 10,05 0,51 -1,79 10 5,12 0,24 20,98 1,63 -1,41 20 11,67 0,41 28,03 2,45 -0,87 30 17,87 0,60 29,50 2,88 -0,50 40 23,22 0,83 27,68 3,14 -0,17 60 39,77 1,01 39,33 3,68 0,01 80 58,56 1,07 54,65 4,07 0,06 100 78,39 1,08 72,57 4,36 0,07

Hình 3.5. Ảnh hưởng của nồng độ đầu tới quá trình hấp phụ photphat của laterit tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ nguyễn thị thanh hải (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)