Chất lượng của phân vi sinh vật dạng hạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh dạng hạt có khả năng kích thích sinh trưởng từ vi khuẩn bacillus megaterium VACC 118 và chất mang được xử lý chiếu xạ (Trang 45 - 47)

Chỉ tiêu kỹ thuật Kết quả đo Nghị định 108/2017/NĐ-CP

Độ ẩm (%) 9,4  30

pH 5,7  5

Mật độ tế bào (CFU/g) 4,34  1010  108

Salmonella (CFU/25g) Không phát hiện Không phát hiện

E.coli (CFU/g) Khơng phát hiện  103

Tinh bột biến tính có khả năng tan tốt trong nước và giảm các liên kết hydro nội phân tử , nhờ vậy các phân tử tinh bột này có thể dễ dàng phân tán trong dung dịch tạo hạt [1]. Bên cạnh đó, chiếu xạ gama làm tăng tính keo của tinh bột biến tính. Kết quả là hạt phân bón có một cấu trúc đồng nhất và có khối lượng chất khơ

cao hơn, nhờ vậy B.megaterium có thể tồn tại và phát triển tốt hơn trong hạt phân

bón sử dụng tổ hợp alginate – tinh bột biến tính hơn là tổ hợp alginate – tinh bột thông thường.

Bảng 14. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến mật độ tế bào trong hạt phân bón Thời gian ngâm

(ngày) Tỉ lệ trương (%) Lượng tế bào giải phóng (CFU/ml)

1 57.0 7,2107

2  1,15108

7  4,2108

Nhìn vào Bảng 14, ta thấy, tỉ lệ trương của hạt phân bón đạt 57% tương đương sự tăng kích thước gấp 1,57 lần chỉ sau 24 giờ ngâm nước. Không chỉ khối lượng của hạt phân bón sau ngâm tăng lên mà cả đường kính của hạt cũng tăng lên do hấp thu nước, nhờ vậy VSV có thể dễ dàng giải phóng ra khỏi hạt. Trong ngày đầu tiên, lượng tế bào giải phóng là 7,2×107 CFU/ml. Lượng tế bào giải phóng ra tiếp tục tăng lên tới 1,15×108 CFU/ml trong ngày thứ hai và đạt 4,2×108 CFU/ml

sau một tuần ngâm. Kết quả này gợi ý rằng vi khuẩn không hề bị cố định trong chất mang, mà chúng có thể di chuyển dễ dàng vào rễ sau khi được bón vào đất. Trên thực tế, tốc độ giải phóng của VSV sống vào trong đất chậm hơn nhiều do các hạt phân bón khơ cần phải có thời gian thu đủ ẩm và trương nở.

Nghiên cứu về thời hạn sử dụng của phân bón, ảnh hưởng của thời gian bảo quản đến mật độ tế bào VSV sống trong hạt và hoạt lực của chúng cũng được khảo sát theo thời gian và kết quả được trình bày trong Bảng 15.

Bảng 15. Tỉ lệ sống sót của B.megaterium trong hạt phân bón sau thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản (ngày) Mật độ tế bào (CFU/g)

0 4,34  1010

7 4,26  1010

30 4,18  1010

90 3,75  1010

180 2,31  1010

Như chỉ ra trên Bảng 15, mật độ tế bào VSV gần như không thay đổi trong thời gian đầu của quá trình bảo quản. Sau 6 tháng bảo quản ở điều kiện phịng thí nghiệm, mật độ tế bào B. megaterium giảm không đáng kể từ 4,34 1010 CFU/g xuống còn 2,311010 CFU/g. Sự suy giảm này là thấp hơn so với nghiên cứu của

Nguyễn Thu Hà và CS [2] cho thấy mật độ vi khuẩn B.megaterium giảm từ 8,6108

xuống cịn 2,6108 CFU/g. Sự khác biệt này có thể là do chế phẩm phân bón của họ

chứa 4 chủng VSV và được tạo ra trên nền chất mang gồm tinh bột sắn và cám gạo mà không được tạo hạt bảo quản. Nghiên cứu của Thirumal và CS cũng cho thấy mật độ tế bào VSV trong chất mang nguồn gốc alginate giảm không đáng kể trong 3 tháng đầu bảo quản. Số lượng tế bào VSV trong phân bón từ chất mang sodium

alginate tuy có giảm song vẫn duy trì ở mức trên 7108CFU/g sau 8 tháng bảo quản

[56]. Điều này gợi ý rằng chất mang dạng hạt khâu mạch giữa sodium alginate và calcium chlorua có thể cho phép các tế bào VSV nói chung và các Bacillus nói

3.2. Đánh giá hiệu quả phân bón trên cây rau

Hình 5. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phân vi sinh đến cây cải bắp, cà chua và cải củ. (A) Khảo nghiệm đồng ruộng của cây bắp cải, (B) Khảo nghiệm đồng ruộng của cây cà chua, (C) Khảo nghiệm đồng ruộng của cây cải củ.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân vi sinh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cải bắp, cà chua và cải củ (Hình 5) cho thấy cây rau được chăm sóc bằng phân bón khảo nghiệm có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết, sinh trưởng và phát triển tốt cũng như ít bị sâu bệnh hơn công thức đối chứng. Ảnh hưởng của phân bón đến cấu thành năng suất được xác định đối với ba nhóm cây lấy lá (cải bắp), lấy quả (cà chua), lấy củ (cải củ) được trình bày trên các Bảng 16, 17 và 18.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh dạng hạt có khả năng kích thích sinh trưởng từ vi khuẩn bacillus megaterium VACC 118 và chất mang được xử lý chiếu xạ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)