CHƢƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. Đánh giá hiệu quả phân bón trên cây rau
Hình 5. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của phân vi sinh đến cây cải bắp, cà chua và cải củ. (A) Khảo nghiệm đồng ruộng của cây bắp cải, (B) Khảo nghiệm đồng ruộng của cây cà chua, (C) Khảo nghiệm đồng ruộng của cây cải củ.
Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân vi sinh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây cải bắp, cà chua và cải củ (Hình 5) cho thấy cây rau được chăm sóc bằng phân bón khảo nghiệm có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện thời tiết, sinh trưởng và phát triển tốt cũng như ít bị sâu bệnh hơn công thức đối chứng. Ảnh hưởng của phân bón đến cấu thành năng suất được xác định đối với ba nhóm cây lấy lá (cải bắp), lấy quả (cà chua), lấy củ (cải củ) được trình bày trên các Bảng 16, 17 và 18.
Bảng 16. Ảnh hưởng của phân vi sinh dạng hạt đến đặc điểm nông học của cà
chua
Công thức Tỉ lệ đậu quả (%) Số quả/cây KLTB quả (g)
ĐC 54,70 23,13 96,85 TN1 54,29 24,40 98,47 TN2 58,66 25,40 95,20 LSD0.05 2,8 13,2 2,8 CV 3,56 7,26 6,22 A B C
Cà chua là đại diện cho nhóm cây thu quả, nên nghiên cứu tập trung khảo sát các đặc điểm như tỉ lệ đậu quả, sổ quả trên một cây và khối lượng trung bình (KLTB) của quả. Kết quả cho thấy, cà chua tại TN1 và TN2 tỉ lệ đậu quả và số quả trên cây đều cao hơn so với mẫu đối chứng chỉ sử dụng NPK. Tuy nhiên, tại TN2 khi chỉ sử dụng công thức 80% nền NPK + 20kg phân bón vi sinh thì cho quả tuy có tỉ lệ đậu quả cao, nhưng khối lượng trung bình của quả thì thấp hơn so với cây cà chua trồng theo công thức TN1 (nền NPK + 20Kg phân bón) và cây cà chua trồng trên lô đối chứng sử dụng nền NPK. Mặc dù phân bón vi sinh có chứa
B.megaterium có tác dụng kích thích sinh trưởng thực vật nhưng chỉ góp phần gia
tăng tỉ lệ đậu quả và số lượng quả, tuy nhiên để gia tăng chất lượng quả, thì các yếu tố đa lượng NPK là không thể thiếu.
Sự gia tăng một số đặc tính nơng học của cây cà chua khi sử dụng phân bón vi sinh dạng hạt khơng chỉ nhờ khả năng tổng hợp các chất kích thích sinh trưởng thực vật, mà còn bởi khả năng kháng các bệnh thường gặp ở cây cà chua của vi khuẩn B.megaterium có trong hạt phân bón. Theo nghiên cứu của Abdel-monaim và cộng sự năm 2014, các nhóm vi sinh vật vùng rễ, trong đó có B.megaterium góp
phần khống chế bệnh ở cây cà chua gây ra bởi nấm Fusarium oxysporum f. sp. Lycopersici. Không chỉ vậy B.megaterium cịn kích thích sinh trưởng ở cây, gia tăng
số lượng (số lượng quả trên cây) và chất lượng quả cà chua (màu sắc quả, đường kính quả, độ cứng quả, khối lượng quả, tổng chất rắn hòa tan trong quả) được khảo sát trong hai vụ 2010-2011 và 2011-2012 [4]. B.megaterium cùng một số VSV khác thuộc nhóm Bacillus cũng được chứng minh khả năng khống chế một số bệnh thông thường trên cây cà chua như: bệnh mốc trắng rễ gây bởi Sclerotinia sclerotiorum
[47], bệnh tuyến trùng nút bông gây ra bởi giun trịn kí sinh thực vật Meloidogyne
incognita [28], bệnh héo cây gây ra bởi vi khuẩn Ralstonia solanacearum và một
vài bệnh khác [45]. Do vậy, sự cải thiện năng suất của cà chua khi sử dụng phân bón vi sinh dạng hạt chứa B.megaterium trong thí nghiệm của chúng tơi là hồn tồn có thể giải thích và phù hợp với các kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác.
Bảng 17. Ảnh hưởng của phân vi sinh dạng hạt đến đặc điểm nông học của cải bắp Công thức Tỉ lệ cuộn (%) Khối lƣợng bắp (kg) Năng suất (tấn/ha) Mức độ gia tăng (%) ĐC 95,8 1,53 43,55 - TN1 97,0 1,74 49,24 13,07 TN2 96,3 1,72 49,05 12,63 LSD0.05 3,71 CV 4,1
Ảnh hưởng của phân bón lên sự phát triển của mẫu bắp cải được mô tả như bảng 18. Kết quả chỉ ra rằng, năng suất bắp cải tăng lên khi bón kết hợp phân bón vi sinh dạnh hạt và NPK thay vì bón chỉ riêng NPK (Mẫu ĐC). Việc sử dụng phân bón vi sinh khơng chỉ cung cấp dinh dưỡng mà cịn cung cấp các phyto-hormone giúp kích thích sinh trưởng thực vật, nhờ vậy mà năng suất cải bắp tăng lên 13,07% so với mẫu đối chứng (ĐC). Với trường hợp giảm 20% lượng NPK nền, thì năng suất của cải bắp vẫn tăng 12,36% so với mẫu đối chứng.
Theo nghiên cứu của Abou và cộng sự năm 2018 trên cây bắp cải vụ 2013-
2014 và 2014-2015, việc sử dụng phân bón vi sinh bổ sung Bacillus silicates vừa
cải thiện năng suất cây bắp cải, vừa giảm lượng kali cần cung cấp cho cây mà vẫn giữ được năng suất tốt [5]. Khơng chỉ vậy, nhiều lồi thuộc chi Bacillus đã được chứng minh về khả năng hỗ trợ kháng bệnh ở cây bắp cải như bệnh đen rễ gây ra bởi Xanthomonas campestris pv. Campestris (Xcc) [42]. Khả năng kích thích sinh
trưởng và cải thiện hàm lượng dinh dưỡng ở cây bắp cải của B.megaterium cũng
được thể hiện rõ trong nghiên cứu của Turan và cộng sự năm 2014 [57]. Kết quả cho thấy việc ngâm hạt cải bắp với B.megaterium strain TV-91C và lắc ở 80 rpm, 2 giờ, 28°C trước khi gieo gia tăng đáng kể độ tươi, khối lượng khô của thân và khối lượng rễ với tỉ lệ tăng lần lượt là 32.9%; 22.6% và 16%. Sự gia tăng này cho kết quả tương tự như khảo sát của chúng tôi khi sử dụng phân bón dạng hạt bổ sung
Bảng 18. Ảnh hưởng của phân vi sinh dạng hạt đến đặc điểm của cải củ Cơng thức Dài củ (cm) Đƣờng kính củ (cm) Khối lƣợng trung bình củ (g) ĐC 16,53 52,92 262,33 TN1 16,60 54,96 287,80 TN2 17,25 53,07 269,20 LSD0.05 7,03 CV 11,8
Cải củ là đại diện của nhóm cây lấy củ, thì hiệu quả tác động của phân bón vi sinh được tập trung khảo sát các đặc điểm như chiều dài củ, đường kính củ và khối lượng trung bình củ. Từ kết quả Bảng 17 cho thấy phân bón vi sinh giúp cải thiện các đặc điểm nông học của củ so với chỉ sử 100% NPK.
Tóm lại, qua khảo sát sơ bộ ảnh hưởng của phân bón vi sinh dạng hạt đến sự phát triển một số loại rau đại diện cho dịng rau cho lá, cho quả và cho củ, thì việc bổ sung phân bón vi sinh dạng hạt đã làm cải thiện nhiều đặc tính nơng học quan trọng, có giá trị kinh tế của cây so với lô đối chứng (sử dụng 100% NPK và không sử dụng phân VSV). Đặc biệt, ở cây bắp cải, năng suất đã tăng 13,07% so với lô chỉ sử dụng nền NPK. Đáng chú ý là việc bón phân vi sinh cho bắp cải có thể giảm lượng phân bón vơ cơ mà vẫn đạt năng suất cao hơn tới 12.63% so với lô đối chứng.