Tính mới của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh dạng hạt có khả năng kích thích sinh trưởng từ vi khuẩn bacillus megaterium VACC 118 và chất mang được xử lý chiếu xạ (Trang 27 - 28)

CHƢƠNG I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.8. Tính mới của đề tài

Nghiên cứu này là nghiên cứu đầu tiên phối hợp alginate và tinh bột chiếu xạ để tạo hạt phân bón. Hạt calcium alginate được biết đến là một cấu trúc mạng lưới lỏng lẻo được lấp đầy bởi một lượng nước lớn [46]. Do đó, việc sử dụng một mình alginate làm chất mang để tạo hạt phân bón thì khơng thể bảo vệ các tế bào VSV khỏi sự mất nước trong q trình làm khơ, đồng thời sự mất nước nhanh chóng làm cho hạt phân bón tạo ra dễ biến dạng và có kích thước khơng đồng nhất. Các chất làm đầy như tinh bột khi thêm vào cùng alginate để tạo chất mang sẽ làm tăng khối lượng khô của hạt, chống lại các biến đổi cơ học và cho phép giải phóng dần VSV vào đất [7]. Tiếp nối những nghiên cứu về tổ hợp chất mang trong tạo hạt phân bón, chúng tơi thay thế tinh bột bằng tinh bột biến tính, được chứng minh với nhiều đặc tính lý hóa nổi trội hơn tinh bột thông thường. Công nghệ chiếu xạ cắt mạch

polysaccharide là một trong những kỹ thuật mới, hiện đại và thân thiện môi trường, ngồi việc khử trùng tinh bột, tia gamma cịn làm thay đổi tính tan của tinh bột cũng như nhiệt độ hồ hóa. Theo nghiên cứu của Hyun-Jung Chung và cộng sự năm 2010, độ nhớt giảm đáng kể trong khi tốc độ phân hủy và tính tan thì tăng khi tăng liều chiếu xạ [19]. Trong khi đó, hấp khử trùng khơng phải là một biện pháp tốt để xử lý tinh bột do vật liệu này dễ dàng bị vón cục và thay đổi đặc tính lý hóa khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Chính sự ưu việt của tinh bột biến tính và sự nhạy cảm nhiệt của tinh bột là lý do thúc đẩy chúng tôi sử dụng công nghệ chiếu xạ để xử lý tinh bột, tạo chất mang vô trùng trước khi sử dụng để tạo hạt phân bón.

Nghiên cứu này cũng là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam khi sử dụng chất mang gồm alginate tinh bột để tạo phân bón vi sinh dạng hạt thay vì phối trộn VSV với các chất mang truyền thống như rơm, than bùn, phân chuồng, bã bùn mía, vỏ cà phê… Các chất mang trên thị trường có ưu điểm là rẻ, nhưng nhược điểm là khó xử lý khử trùng dẫn tới tạp nhiễm hại khuẩn trong sản phẩm phân bón (VD tạp nhiễm

E.coli, Salmonella,…). Bên cạnh đó, khi tồn tại trong một quần xã gồm VSV vốn có

trong chất mang hữu cơ thì lợi khuẩn trộn vào chưa hẳn đã thích nghi và cạnh tranh được với nhóm VSV này dẫn tới số lượng lợi khuẩn suy giảm nhanh chóng trong q trình bảo quản, vận chuyển làm giảm nhanh chóng chất lượng phân bón sau khi xuất xưởng. Khắc phục các vấn đề nêu trên của phân bón vi sinh hiện có, phân bón vi sinh dạng hạt tạo ra từ hỗn hợp chất mang alginate và tinh bột biến tính đã được khử trùng có thể tránh được tạp nhiễm trong quá trình phối trộn, đồng thời giữ và duy trì hoạt tính sinh học của các lợi khuẩn trong mạng lưới polymer của nó, giúp kéo dài thời gian bảo quản. Hơn nữa, lượng carbon dù nhỏ từ tinh bột sẵn có trong cấu trúc hạt sẽ là nguồn cung cấp năng lượng ban đầu lý tưởng, hỗ trợ cho sự nảy mầm của bào tử VSV khi gặp độ ẩm phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sản xuất phân bón vi sinh dạng hạt có khả năng kích thích sinh trưởng từ vi khuẩn bacillus megaterium VACC 118 và chất mang được xử lý chiếu xạ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)