giai đoạn 2015 – 2020 Tổ chức/hộ gia đình Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tổ chức Tổ chức 0 2 2 2 5 6 Hộ gia đình Hộ 40 417 378 1.021 1.300 1.502 Tổng cộng 40 419 380 1.023 1.305 1.508
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất, 2021)
Từ Bảng trên cho thấy tổng số tổ chức, hộ kê khai đất để thu hồi bồi thường qua các năm không đồng đều là do số lượng dự án thực hiện trong từng năm khác nhau, thì số hộ kê khai đất khác nhau.
* Đối với công tác kê khai tài sản, cây cối
Hồ sơ kê khai gồm: Ảnh chụp hiện trạng sử đất, trong đó thể hiện tài sản và cây cối của người bị thu hồi đất; bảng kê chi tiết khối lượng tài sản và cây cối; bản xác nhận thời điểm xây dựng cơng trình có ký xác nhận của chủ hộ sử dụng, trưởng xóm, tổ dân phố, đại diện dân, chủ đầu tư, cán bộ và lãnh đạo làm công tác bồi thường GPMB.
Công tác kê khai tài sản là các cơng trình nhà ở, nhà phụ trợ và vật kiến trúc địi hỏi cán bộ làm cơng tác bồi thường phải có chun mơn về xây dựng để xác định từng khối lượng xây, chát, khối lượng đào, đắp đối với từng loại cơng
trình, đảm bảo tính phù hợp với bộ đơn giá bồi thường của nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cơng trình khơng xác định được độ chính xác độ sâu của móng nhà, mật độ và số lượng cọc tre dưới móng, hoặc nhiều tài sản là đường ống nước ngầm dưới đất, dây điện trên không, khi kiểm đếm do người bị thu hồi đất không thông tin, hoặc thông tin khơng chính xác, nên phải phúc tra kiểm đếm bổ sung.
Một số dự án do thực hiện không đúng quy trình, khơng tổ chức quay phim chụp ảnh hiện trạng sử dụng đất, nên mặc dù nhà nước đã tổ chức hội nghị công bố quy hoạch, thông báo thu hồi đất, nghiêm cấm các hoạt động xây dựng nhưng một số hộ gia đình, cá nhân vì lợi ích kinh tế khơng chính đáng, đã cố tình xây dựng, cơi nới cơng trình để đón bồi thường, chính quyền xã, phường khơng có biện pháp ngăn chặn, xử phạt hành chính. Do vậy, khi kiểm đếm thì những tài sản xây dựng sai phép không được bồi thường, là nguyên nhân làm giảm chất lượng bồi thường GPMB.
Việc kiểm đếm cây cối được thực hiện trên thửa đất thu hồi, nhiều dự án người dân chồng cây mật độ dầy, nên khi kiểm đếm cây cối phải giảm số lượng cây theo hệ số mật độ quy định của nhà nước. Có dự án người dân đón bồi thường bằng việc trồng nhiều loại cây trên một diện tích nhất định, nên khơng được bồi thường, gây lãng phí khơng đáng có. Một số loại cây như cây cảnh, cây ăn quả trước thời điểm bồi thường GPMB có giá trị kinh tế cao, nhưng khi kiểm đếm thì trên thị trường đã giảm giá trị kinh tế, trong khi đơn giá bồi thường của nhà nước thấp hơn giá trị ở thời điểm sản lượng hoa mầu có giá trị kinh tế cao, do vậy cán bộ làm nhiệm vụ bồi thường phải khéo léo, giải thích để người có đất thu hồi hiểu và đồng thuận.
Từ Bảng trên cho thấy các hộ có tài sản là cơng trình xây dựng, cây cối phải kê khai bồi thường qua các năm tăng giảm không đồng đều, năm 2015 là 13 hộ, năm 2016 là 305 hộ, năm 2017 là 112 hộ, năm 2018 là 463 hộ, năm 2019 là 605 hộ, năm 2020 là 709 hộ.
Bảng 3.4. Tổng hợp số hộ gia đình có tài sản, cây cối bồi thường giai đoạn 2015 – 2020 TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Tổng số dự án phê duyệt Dự án 8 20 21 34 23 37 2 Diện tích đất thu hồi Ha 23,02 10,7 10,5 50,5 75,9 125,5 3 Tổng số tổ chức, cá nhân
ảnh hưởng. Trong đó: 40 419 380 1.023 1.305 1.508
- Số hộ gia đình, cá nhân có tài sản là cơng trình xây dựng, cây cối phải kê khai bồi thường
Hộ 13 305 112 463 605 709
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất, 2021) 3.1.5.3. Thực trạng cơng tác rà sốt hồ sơ bồi thường GPMB
Cơng tác rà sốt hồ sơ bồi thường là công đoạn sau khi kê khai đất, kiểm đếm tài sản, cán bộ làm công tác bồi thường phải thật tỷ mỷ, rà soát đối chiếu hồ sơ đã kê khai đất với hồ sơ địa chính để kiểm tra tính pháp lý của giấy CNQSD đất về số tờ bản đồ, số thửa đất, số diện tích đảm bảo tính khớp đúng. Thực tế trong lịch sử quản lý đất đai, khi nhà nước cấp giấy CNQSD đất, nhiều hộ gia đình, cá nhân bị cấp trồng, cấp sai số tờ bản đồ, sai số thửa, mặc dù nguồn gốc sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất không thay đổi, không tranh chấp, do vậy dẫn tới tình trạng giữa cánh đồng có thửa đất cấp giấy CNQSD đất là đất ở. Đây là sự việc khá phổ biển, là nguyên nhân gây khó khăn trong quá trình bồi thường GPMB.
Sau khi rà soát hồ sơ đất đai, nhiều trường hợp người sử dụng đất khi kê khai bồi thường không đúng người sử dụng ghi trong giấy CNQSD đất, nên thiếu giấy ủy quyền theo quy định, hoặc thiếu biên bản họp gia đình về việc phân chia thừa kế, tặng cho.
Trong q trình rà sốt hồ sơ bồi thường có những thửa đất một phần diện tích đã được bồi thường 2 lần ở thời điểm khác nhau, dự án khác nhau, nguyên nhân là do cơng tác trích đo hiện trạng sử dụng đất chồng lấn, cán bộ trích đo hiện trạng không đến trực tiếp thực địa, kỹ thuật biên tập bản đồ trích đo bị sai lệch không khớp đúng với hiện trạng sử dụng đất.
Hồ sơ bồi thường tài sản nhiều trường hợp cán bộ làm nhiệm vụ bồi thường ghi không khớp đúng với thực tế sử dụng của người bị thu hồi đất, kiểm kê nhà một mái thành nhà 2 mái, cửa khung gỗ nhóm 4 kê thành gỗ nhóm 2.
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả rà soát hồ sơ bồi thường GPMB, giai đoạn 2015 – 2020 TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Tổng số dự án phê duyệt Dự án 8 20 21 34 23 37 2 Diện tích đất thu hồi Ha 23,02 10,7 10,5 50,5 75,9 125,5 3 Số tổ chức, cá nhân ảnh hưởng.
Trong đó có: Hộ 40 419 380 1.023 1.305 1.508 -
Số lượng hồ sơ của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ các điều kiện giấy tờ pháp lý Hộ 10 208 318 860 1.110 1.208 - Số lượng hồ sơ cần bổ sung các giấy tờ pháp lý liên quan (chiếm tỷ lệ % trên tổng số hồ sơ)
Hộ 30 211 62 163 195 300 75,00% 50,36% 16,32% 15,93% 14,94% 19,89%
(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất, 2021)
Từ Bảng trên cho thấy tỷ lệ % hồ sơ không đạt yêu cầu qua các năm tăng giảm khác nhau, năm 2015 là 75%, năm 2016 là 50,36%, năm 2017 là 16,32%, năm 2018 là 15,93%, năm 2019 là 14,94%, năm 2020 là 19,98%. Năm 2020 là năm bồi thường diện tích lớn nhất do thành phố triển khai dự án khu công nghiệp Sông Công 2, do vậy tỷ lệ hồ sơ cần bổ sung tăng tỷ lệ theo diện tích thu hồi và số hộ phải di chuyển chỗ ở.
Sau khi đã hồn thiện q trình kê khai, kiểm đếm hạng mục đất và tài sản của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại thực địa. Tiếp đến là q trình tính tốn, lập phương án bồi thường, hỗ trợ đất và tài sản của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Việc lập phương án bồi thường được người cán bộ chun mơn thực hiện tính tốn trên máy tính thơng qua phần mềm Excel, cụ thể như sau:
(*) Về phương án bồi thường tài sản, cây cối:
- Nhập số liệu theo đúng thứ tự từ biên bản kê khai của từng hộ vào bảng tính tốn trên máy tính theo mẫu, tuần tự từ: Tên chủ hộ, địa chỉ → Danh mục chủng loại các tài sản, cây cối → số lượng, kích thước thực tế của từng hạng mục mục (trường hợp cơng trình có kích thước thực tế khác so với kích thước quy chuẩn của đơn giá, thì người tính tốn phải bóc tách chi tiết các khối lượng chênh lệch để áp giá cụ thể) → căn cứ theo các thông tin để áp dụng đơn giá bồi thường theo quy định đối với từng hạng mục → Tính ra số tiền cụ thể → Cộng các hạng mục ra tổng giá trị bồi thường đối với từng hộ.
- Phần tài sản, cây cối gồm rất nhiều các hạng mục, chủng loại, kích thước, số liệu tỷ mỷ, ngồi ra cịn có những hạng mục khơng nằm trong bộ đơn giá quy định. Vì vậy trong quá trình lập phương án, áp giá tính tốn tài sản địi hỏi người cán bộ chun mơn phải tập trung cao độ, cẩn thận và có trình độ chun mơn để có thể lập phương án tính tốn được chính xác, tránh nhầm lẫn, sai sót.
(*) Về lập phương án bồi thường đất:
- Nhập tên chủ hộ, địa chỉ, nhập danh sách các thửa đất thu hồi vào bảng tính trên máy tính theo mẫu (mỗi một hộ có thể thu hồi nhiều thửa và nhiều loại đất khác nhau), nhập thơng tin của từng thửa đất (ví dụ: Số thửa theo bản đồ trích đo, số thửa theo bản đồ địa chính, số tờ bản đồ trích đo, số tờ bản đồ địa chính, diện tích thực tế thửa đất, diện tích thực tế thu hồi (đối với những thửa thu hồi 1 phần), loại đất (ví dụ: đất lúa, đất màu, đất cây lâu năm, đất ở, đất rừng, đất cơng,...), vị trí thửa đất theo cung giá (ví dụ: vị trí 1, vị trí 2,...), căn cứ các thông tin trên để áp đơn giá bồi thường chính xác, đúng quy định.
- Ngồi ra phải xác định đối tượng được bồi thường là đối tượng trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không trực tiếp sản xuất nông nghiệp để được áp dụng
tính tốn các khoản hỗ trợ khác (ví dụ: Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất, Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm. Hỗ trợ tái định cư, hỗ trợ thuê nhà ở tạm đối với các trường hợp phải di chuyển chỗ ở,... Ngoài ra đối với các trường hợp thuộc đối tượng gia đình chính sách thì được tính tốn khoản hỗ trợ kèm theo (ví dụ: hộ nghèo, gia đình có người thuộc đối tường chính sách được hưởng trợ cấp...). Các khoản hỗ trợ được quy định cụ thể.
Cộng các giá trị tính tốn nêu trên được tổng giá trị bồi thường, hỗ trợ đối với từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.