1.1.1 .Các khái niệm cơ bản
1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Kinh nghiệm giải phóng mặt băng ở một số địa phương trong nước
1.4.1.1. Kinh nghiệm GPMB của huyện Vân Đồn
Dự án trọng điểm Sân bay Vân Đồn có diện tích phải GPMB khoảng 290ha, thuộc xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn. Thực hiện khát vọng “cất cánh” trở thành đầu mối giao thương quốc tế, động lực chính phát triển vùng kinh tế Bắc Bộ. Theo ông Mạc Thành Luân, Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn: Việc giải phóng mặt bằng được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt
của huyện Vân Đồn trong thời gian qua, tác động trực tiếp đến quá trình xây dựng đặc khu kinh tế, thu hút các Doanh nghiệp trong và ngồi nước đến đầu tư. Vì vậy, các cấp chính quyền trong huyện đã tích cực đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, đi sâu, đi sát, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân, vận động, giải thích cho người dân hiểu và đồng thuận về chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các dự án. Chính vì vậy, dù ban hành hơn chục quyết định cưỡng chế nhưng địa phương chưa phải thực hiện quyết định cưỡng chế nào. Đồng thời, chúng tôi cũng tăng cường các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn tại các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư. Đặc biệt, tập trung triển khai giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm trong năm 2016 như: Dự án đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Khu Kinh tế Vân Đồn, tuyến đường trục chính trung tâm Khu đô thị Cái Rồng… Các dự án đến thời điểm này đều được bàn giao mặt bằng trước thời điểm triển khai. Cụ thể, trong năm 2015, huyện Vân Đồn đã triển khai giải phóng mặt bằng cho 16 dự án và đến nay đã tiến hành bàn giao mặt bằng cho 11 dự án cho chủ đầu tư, trong đó có 8 dự án đã bàn giao cơ bản toàn bộ mặt bằng. Với nhu cầu thực tế và những bài học kinh nghiệm đã có, để đáp ứng sự phát triển nhanh, bứt phá của Vân Đồn trong thời gian tới, năm 2016, huyện đã lấy chủ đề là năm “Quy hoạch, giải phóng mặt bằng và cải cách hành chính”.
1.4.1.2. Kinh nghiệm GPMB của thị xã Đông Triều
Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ đoạn Bắc Ninh - ng Bí được triển khai năm 2015, số hộ ảnh hưởng GPMB là 1.894 hộ. Để giải quyết được
1.894 hộ đồng thuận nhận tiền bàn giao mặt bằng là nhiệm vụ hết sức nặng nề và khó khăn. UBND thị xã Đơng Triều đã nhận thức rõ GPMB là nhiệm vụ khó khăn, ngồi việc thực hiện tốt, đúng quy định các cơ chế chính sách liên quan đến bồi thường, hỗ trợ GPMB, công tác dân vận là nhiệm vụ quan trọng góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đồn thể với nhân dân và khi dân hiểu, đồng thuận ủng hộ sẽ chấp
hành tốt chủ trương thu hồi đất để bàn giao giải phóng mặt bằng. Xuất phát từ quan điểm đó, Ủy ban nhân dân thị xã coi trọng công tác vận động, tuyên truyền, tránh gây bức xúc cho người dân có đất bị thu hồi, đồng thời luôn cương quyết với những hành vi sai trái, lợi dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ của Nhà nước trong GPMB để trục lợi. Ơng nguyễn Văn Bình, phó Chủ tịch UBND thị xã Đông Triều cho rằng, GPMB là công việc khó khăn, phức tạp của các địa phương khi thực hiện dự án, đòi hỏi sự quan tâm của nhiều cấp, ngành, tổ chức và cá nhân. Xác định được tầm quan trọng đó, thị xã đã kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, huy động cả hệ thống chính trị tham gia cơng tác GPMB, tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng, Nhà nước về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho nhân dân trong vùng ảnh hưởng bởi dự án để người dân tự giác chấp hành cũng như tham gia giám sát việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
1.4.1.3.Kinh nghiệm trong cơng tác giải phóng mặt bằng ở Vĩnh Tường
Sau hơn 20 năm tái lập huyện, với chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Với sự chỉ quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy- HĐND-UBND tỉnh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân trong toàn huyện, trong những năm qua tình hình kinh tế- xã hội của huyện có bước phát triển nhanh và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, thu nhập bình qn trên đầu người ngày được nâng lên; năm 2018, đạt 41,5 triệu đồng/người, tăng 4,5 triệu đồng so với năm 2017, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.
Đặc biệt, mặc dù là huyện có truyền thống phát triển nông nghiệp, nhưng trong những năm gần đây ngành cơng nghiệp của huyện đã có sự phát triển cả về số lượng và quy mô sản xuất. Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn phát triển ổn định,
có đóng góp quan trọng vào Ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng nghìn lao động như Cơng ty TNHH may mặc Việt Thiên, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Việt Anh, Công ty cổ phần Việt Pháp…
Xác định mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng bền vững, huyện luôn tập trung xác định giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu then chốt trong việc thu hút các nhà đầu tư, cơng tác giải phóng mặt phải đi trước một bước, giải phóng mặt bằng có nhanh thì mới tranh thủ được thời cơ để thu hút các nhà đầu tư chiến lược, tạo bước phát triển đột phá về phát triển công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, làm tốt các bước trong cơng tác bồi thường - giải phóng mặt bằng là góp phần bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và ổn định cuộc sống cho người dân bị thu hồi đất, giảm thiểu tình trạng tranh chấp, bất đồng, khiếu nại, tố cáo trong nhân dân.
Những năm qua, công tác GPMB của huyện luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành của tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong huyện đã chỉ đạo quyết liệt, vào cuộc tích cực để chỉ đạo thực hiện các bước trong cơng tác bồi thường- giải phóng mặt bằng, triển khai thực hiện các dự án, xây dựng các khu, cụm công nghiệp, tiêu biểu như: Cụm cơng nghiệp Đồng Sóc, Khu cơng nghiệp Chấn Hưng, Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường... đặc biệt là trong 2 năm (2017, 2018), Huyện đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB, quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng. Qua đó, đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cán bộ và nhân dân về lĩnh vực đất đai, bồi thường GPMB, tạo thuận lợi trong quá trình triển khai các dự án, bàn giao mặt bằng đúng thời hạn.
Kết quả cụ thể: Tính đến tháng 12/2018, Huyện đã thực hiện GPMB được 317,48/377,17 ha (đạt 84,17% so với kế hoạch). Trong đó, Cụm cơng nghiệp Đồng Sóc đã GPMB được 40/44,98ha; Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm,
hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường đã GPMB được 84/154,17ha; Khu đô thị du lịch sinh thái Vĩnh Thịnh - An Tường đã GPMB được 2,16/4,81ha. Riêng Khu Công nghiệp Chấn Hưng, Hội đồng Bồi thường- GPMB (BT-GPMB) đã chi trả tiền đất dịch vụ cho 597/662 hộ phải chi trả; thực hiện phá vỡ bờ vùng, bờ thửa khoảng 50ha tại một số thơn đã hồn thành xong chi trả tiền đất dịch vụ cho nhân dân. Góp phần đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các doanh nghiệp vào huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được là quan trọng, cơ bản, thì cơng tác công tác công tác tuyên truyền, vận động nhân dân trong quá trình BT-GPMB thực hiện các dự án, xây dựng khu, cụm công nghiệp trọng điểm trên địa bàn huyện cịn gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện như: Hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến công tác GPMB chưa đồng bộ, nhiều quy định mới thay thế chưa phù hợp, chưa kịp thời, đơn giá bồi thường, hỗ trợ cịn chậm điều chỉnh chưa phù hợp với tình hình thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân có nơi gặp khơng ít khó khăn do sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế; có sự so sánh về chính sách và giá đền bù giữa người được áp dụng theo thời điểm đã ban hành chính sách cũ với người đang được thực hiện chính sách mới cũng làm nảy sinh nhiều phức tạp.
Một bộ phận nhân dân chưa chấp hành chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về bồi thường, giải phóng mặt bằng; thực hiện tách nhập hộ khẩu, lấn chiếm, mua bán đất đai trong vùng dự án nhằm trục lợi; kích động những người liên quan tham gia khiếu kiện tập thể, gây mất ổn định xã hội. Nhiều trường hợp người dân cố tình cản trở quá trình thu hồi đất, khơng chịu bàn giao mặt bằng khi đã có quyết định thu hồi đất; nhiều trường hợp đã nhận tiền đền bù nhưng không chịu bàn giao mặt bằng, thậm chí cản trở tiến độ thi cơng cơng trình, nhiều trường hợp mặc dù được tuyên truyền vận động nhiều lần nhưng cương quyết không nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng, khơng nhận hỗ trợ đất dịch vụ bằng đất hoặc bằng tiền. Trong khi đó, cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền ở thơn, tổ dân phố chưa thực sự tích cực, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
giữa các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền vận động nhân dân ngay từ cấp cơ sở đạt hiệu quả chưa cao.