Tổng hợp số liệu phương án bồi thườngGPMB giai đoạn 2015 2020

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư ở thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)

giai đoạn 2015- 2020 TT CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ TÍNH NĂM 2015 2016 2017 2018 2019 2020 1 Tổng số dự án phê duyệt Dự án 8 20 21 34 23 37 2 Diện tích đất thu hồi Ha 23,02 10,7 10,5 50,5 75,9 125,5 3 Số tổ chức, cá nhân ảnh

hưởng Hộ 40 419 380 1.023 1.305 1.508 4 Tổng số tiền phê duyệt.

Trong đó:

Tỷ

đồng 8,6 33,7 58,3 405,5 495,7 550,6 - Số tiền bồi thường, hỗ

trợ đất là:

Tỷ

đồng 5,59 20,22 44,308 302,1 351,3 148,092 - Số tiền bồi thường tài

sản là:

Tỷ

đồng 3,01 13,48 13,992 103,4 144,4 24,108

(Nguồn: Trung tâm Phát triển quỹ đất, 2021)

Từ Bảng trên cho thấy phương án bồi thường qua các năm tăng giảm không đồng đều, năm 2015 là 8,6 tỷ đồng (bồi thường đất là 5,59 tỷ đồng, tài sản là 3,01 tỷ đồng), năm 2016 là 33,7 tỷ đồng (bồi thường đất là 20,22 tỷ đồng, tài sản là 13,48 tỷ đồng), năm 2017 là 58,3 tỷ đồng (bồi thường đất là 44,308 tỷ đồng, tài sản là 13,992 tỷ đồng), năm 2018 là 405,5 tỷ đồng (bồi thường đất là 302,1 tỷ đồng, tài sản là 103,4 tỷ đồng), năm 2019 là 495,7 tỷ đồng (bồi thường đất là

351,3 tỷ đồng, tài sản là 144,4 tỷ đồng), năm 2020 là 550,6 tỷ đồng (bồi thường đất là 148,092 tỷ đồng, tài sản là 24,108 tỷ đồng).

Tổng số tiền bồi thường phụ thuộc tương đối vào số lượng dự án, diện tích thu hồi ít hay nhiều, giá trị quyền sử dụng đất được bồi thường và giá trị tài sản.

3.1.5.5. Thực trạng công tác tổ chức bồi thường

Công tác tổ chức bồi thường là việc chi trả kinh phí bồi thường đến người bị thu hồi đất sau khi kết thúc niêm yết, công khai phương án bồi thường, phương án bồi thường được tổ chuyên viên giúp việc của Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thẩm định và trình UBND thành phố phê duyệt bằng quyết định hành chính.

Trong q trình tổ chức bồi thường, nhiều trường hợp người bị thu hồi đất không đồng ý với quyết định phê duyệt phương án bồi thường của UBND thành phố vì giá trị bồi thường thấp, hoặc thiếu hạng mục tài sản, cây cối, thiếu một số khoản hỗ trợ chưa được bồi thường. Mặc dù, trước khi UBND thành phố có quyết định phê duyệt, thì thời gian niêm yết phương án bồi thường theo quy định của Luật đất đai là 20 ngày, địa điểm niêm yết tại trụ sở UBND xã, phường, tại nơi sinh hoạt chung của cộng đồng khu dân cư (nhà văn hóa) để tiếp nhận các ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân thu hồi đất, của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quyền lợi của người bị thu hồi đất, trong thời gian niêm yết phương án bồi thường chính quyền UBND xã, phường và Trung tâm Phát triển quỹ đất không nhận được ý kiến phản ánh của người có đất thu hồi hoặc tổ chức, có liên quan. Do vậy, việc tổ chức bồi thường phải tạm dừng để thụ lý đơn đề nghị và tiếp tục giải quyết, nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng và tránh thiệt thịi của người có đất bị thu hồi.

Trong quá trình bồi thường, nhiều trường hợp đối tượng thu hồi đất đến nhận kinh phí bồi thường khơng khớp đúng với tên hồ sơ bồi thường (thường là con, chồng hoặc vợ, anh, em của người đứng tên hồ sơ bồi thường GPMB), nên

việc chi trả bồi thường phải dừng lại, do chủ sử dụng chưa có giấy ủy quyền theo đúng quy định hiện hành của nhà nước, nếu người dân không hiểu biết và không hợp tác, dễ bức xúc gây cản trở cho công tác bồi thường.

Một số dự án sau khi có quyết định phê duyệt phương án để tổ chức bồi thường cho người bị thu hồi đất, chủ đầu tư chưa bố trí kịp thời kinh phí, người bị thu hồi đất nhận được quyết định nhưng chưa được nhận tiền, dẫn tới hiện tượng quá thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt phương án đến khi có kinh phí chi trả, thì chủ đầu tư phải trả thêm khoản lãi cho người bị thu hồi đất, khoản kinh phí chi trả thêm được tính trên số tiền bồi thường nhân với số ngày trả chậm và nhân với lãi suất tiền gửi ngân hàng tại thời điểm phê duyệt phương án bồi thường. Nhiều dự án, thời gian khi chưa chi trả được tiền bồi thường kéo dài từ 2 đến 3 năm, người có đất bị thu hồi đề nghị thêm khoản kinh phí bồi thường sản lượng do ngừng sản xuất. Do tổng số tiền phải chi thêm quá lớn, nên chủ đầu tư không thực hiện đúng quy định của pháp luật, gây bức xúc trong nhân dân (Như dự án xây dựng khu đô thị KOSY nằm trên địa bàn phường Thắng Lợi được triển khai từ năm 2011, do thị trường bất động sản đóng băng, chủ đầu tư vốn tự có hạn chế, phải cân nhắc lựa chọn phương án đầu tư, mặt khác khơng huy động được vốn góp, nên việc chi trả theo quyết định phê duyệt phương án bồi thường của UBND thành phố phải tạm dừng, đến năm 2014 dự án khởi động lại, diện tích đất thu hồi là đất nông nghiệp trồng lúa khoảng trên 4ha, tổng số hộ ảnh hưởng là 35 hộ, tổng số tiền phải trả thêm cho người bị thu hồi đất là trên 500 triệu đồng để bù đắp do ngừng sản xuất, số tiền này không được UBND thành phố phê duyệt bổ sung vào phương án bồi thường là do lỗi của chủ đầu tư)

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư ở thành phố sông công tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)