.Đặc điểm khí hậu, thủ y hải văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia xuân thủy nam định (Trang 25)

* Khí hậu

Là một huyện ven biển, khu vực nghiên cứu chịu ảnh hƣởng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, phân hố sâu sắc theo mùa trong năm: mùa gió Tây Nam, nóng và ẩm, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và gió mùa Đơng bắc, lạnh và khơ, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm đạt 23 - 24oC, tổng tích ơn đạt 8.500oC - 8.700oC. Mùa hè có nhiệt độ trung bình 27 - 29oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ có thể đạt tới 38 - 39oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ trung bình 16,7oC, đơi khi có thể xuống tới 4 - 5oC [1].

Do nằm sát biển nên độ ẩm khơng khí cao, trung bình trong năm đạt 84%, nhƣng phân bố không đều giữa các tháng, phụ thuộc vào chế độ mƣa. Mùa đơng độ ẩm khơng khí dao động trong khoảng 77 - 81%, mùa hè trung bình đạt 84 - 86%.

- Chế độ mưa: Khu vực có chế độ mƣa phong phú và phân bố khá đồng đều;

lƣợng mƣa trung bình năm dao động từ 1.520-1.850 mm/năm; Mùa mƣa kéo dài từ tháng V đến tháng X, chiếm tới 85 - 90% lƣợng mƣa năm, tập trung chủ yếu vào tháng VII, VIII và IX. Tháng có lƣợng mƣa nhỏ nhất là tháng XII và tháng I. [1].

- Chế độ gió: Khu vực chịu sự chi phối của hệ thống gió mùa. Mùa gió đơng

bắc với hƣớng gió thịnh hành là bắc, đơng bắc với tốc độ trung bình 4,0 - 4,5 m/s. Mùa gió tây nam, hƣớng gió chính là nam và đơng nam với tốc độ gió trung bình đạt 3,2 - 3,9 m/s, cao nhất vào các tháng tháng V - VII. Vùng nghiên cứu còn chịu ảnh hƣởng của dải hội tụ nhiệt đới, do đó, thƣờng chịu tác động của gió bão, với sức gió đạt 45 - 50 m/s. Bão thƣờng tác động xấu đến tài nguyên thiên nhiên, môi

trƣờng và hoạt động của con ngƣời, đặc biệt là gây biến động địa hình bãi, thúc đẩy q trình xói lở bờ cả về quy mô lẫn cƣờng độ [1].

* Thủy văn

Huyện Giao Thủy nằm kẹp giữa hai cửa Ba Lạt và Hà Lạn. Là một vùng tiếp giáp với biển nên hệ thống dòng chảy cũng nhƣ thủy chế của các sông rất phức tạp , khu vực bãi triều huyện Giao Thuỷ đƣợc cung cấp nƣớc từ Sông Hồng, có 2 sơng nhánh chính trong khu vực bãi triều là sông Vọp và sông Trà, ngồi ra cịn một số lạch triều nhỏ cấp thoát nƣớc tự nhiên. Trong đó, sông Trà chỉ thông thƣơng khi thuỷ triều ngập tràn qua bãi sú vẹt. Đây cũng là một hạn chế lớn cho điều kiện thuỷ văn ở khu vực, ảnh hƣởng tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển kém hiệu quả của nhiều loài động thực vật ở khu cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu.

- Đặc điểm thuỷ văn của hệ thống Sông Hồng: Sơng Hồng có tổng lƣợng nƣớc bình qn là 114.109 m3/năm và dịng bùn cát là 115 triệu tấn/năm. Dòng bùn cát này góp phần bồi đắp lên châu thổ sơng Hồng với tốc độ tiến ra biển bình quân 17 đến 83 m/năm. Vào mùa lũ, lƣợng dòng chảy chiếm tới 75 - 90% tổng lƣợng nƣớc cả năm và mang tới 90% lƣợng bùn cát, gây ra sự ngập úng của vùng đồng bằng, bồi lấp luồng lạch cửa sông và làm cho khu vực cửa sơng bị ngọt hố. Ngƣợc lại vào mùa kiệt, vùng cửa sông bị thu hẹp, thuỷ triều lên, đƣa nƣớc mặn xâm nhập sâu vào lục địa theo các dịng sơng, làm tăng phạm vi bị nhiễm mặn (vào sâu trong lục địa tới trên 20 km).

* Hải văn

- Chế độ sóng: thay đổi theo mùa phụ thuộc vào điều kiện khí hậu. Vào mùa đơng, sóng dải ven bờ có hƣớng đơng (34%), đơng bắc (13%) và đơng nam (18%); ở ngồi khơi hƣớng sóng chính là đơng bắc (61%), hƣớng đơng và các hƣớng khác có tần xuất nhỏ. Mùa hè, hƣớng sóng thịnh hành ngồi khơi là hƣớng nam, tây nam và hƣớng đơng; dải ven bờ có hƣớng sóng chính là đơng nam với tần xuất 24%.

- Thủy triều: Biển Giao Thủy có chế độ nhật triều đều. Biên độ trung bình 150 - 180 cm, lớn nhất, nhỏ nhất 25 cm. Trong tháng có 2 kỳ nƣớc lớn, mỗi kỳ kéo dài 2 - 3 ngày. Do biên độ triều lớn, độ dốc địa hình đáy nhỏ nên cả bãi biển và bãi triều đều có bề rộng đáng kể, có thể đạt tới 4 - 5 km.

- Dao động mực nƣớc biển: Sự dâng lên của mực biển làm thay đổi mức năng lƣợng, địa hình đƣờng bờ và độ dốc đáy biển, làm tăng khả năng xói lở bờ biển. Sự thay đổi mực nƣớc biển phụ thuộc vào các hoạt động kiến tạo hiện đại. Khu vực nghiên cứu thuộc đới sụt lún Đồ Sơn - Cửa Cấm. Vì vậy, tốc độ dâng lên của mực nƣớc biển đƣợc đánh giá là 0,5 mm/năm.

- Đặc điểm dòng chảy: Các kết quả nghiên cứu hải dƣơng học cho thấy bờ phía tây vịnh Bắc Bộ dịng chảy có hƣớng tây nam vào mùa đơng và đơng bắc vào mùa hè. Tốc độ dịng chảy dao động từ 0,3 - 0,6 hải lý/giờ.

- Độ mặn nƣớc biển của khu vực biến thiên nhiều phụ thuộc vào pha của thuỷ văn và chế độ lũ của Sông Hồng. Vào mùa đơng độ mặn trung bình của nƣớc biển tƣơng đối đồng nhất trong khoảng 28 - 30‰. Vào mùa hè, độ mặn trung bình thấp hơn mùa đơng, dao động trong khoảng 20 - 27‰. Vào mùa lũ, độ mặn vùng cửa sông Hồng thƣờng thấp, dao động trong từ 1,1 đến 4 - 5‰.

2.4.Đa dạng thành phần loài sinh vật Vườn Quốc gia Xuân Thủy

2.4.1. Hệ thực vật trên cạn

VQG Xuân Thủy có sự phân bố của 115 lồi thực vật bậc cao có mạch, bao gồm các loài cây ngập mặn chủ yếu và các loài tham gia vào rừng ngập mặn, các lồi từ nội địa di cƣ đến và thích nghi đƣợc với điều kiện tại đây thuộc 101 chi, 41 họ. Trong đó, ngành Dƣơng xỉ - Polypodiophyta có 7 lồi, thuộc 7 chi, 5 họ; lớp Hai lá mầm - Dicotyledones có 80 loài, thuộc 70 chi, 30 họ; lớp Một lá mầm - Monocotyledones có 28 lồi thuộc 24 chi, 6 họ thực vật.

Tại VQG Xn Thủy, có 07 lồi thực vật trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn đó là Sú - Aegicerascorniculata, Bần chua - Sonneratia caseolaris, Trang - Kandelia obovata, Đƣớc - Rhizophora stylosa, Ơ rơ - Acanthus illcifolius, Ơ rơ - Acanthus ebracteatus, Dây cóc kèn - Derristrifoliata Lour.

Bên cạnh đó, một số lồi cây RNM đƣợc du nhập từ một số vùng khác nhau trong và ngoài nƣớc về trồng thử nghiệm tại VQG XT, chúng dần thích nghi, sinh trƣởng, đó là: Cóc vàng - Lumnitzera racemosa Willd., Vẹt dù - Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk., Vẹt tách - Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight. & Arn. ex

Griff., Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir., Bần không cánh (Bần Mianma) - Sonneratia apetala Buch.-Ham., Mắm - Avicennia marina (Forssk.) Vierh., Dừa

Một số dạng sống chính trong vùng RNM bao gồm các lồi cây thân gỗ, cây bụi, dây leo, thân cỏ, thân mọng nƣớc, thân rễ, các cây thủy sinh, cây sống ký sinh, bán ký sinh, các loài cây thân cột dạng cau dừa, dƣơng xỉ, các lồi cây có thân ngầm, bao phủ từng đám trên tán các loài cây gỗ khác. Một số loài mọc trong VQGXT và vùng đệm đến từ miền Nam Việt Nam và Myanmar nhƣ Dừa nƣớc (Nypa fruticans), Cóc (Lumnitzera littorea), Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Vẹt đen (B. sexangula), Bần trắng (Sonneratia alba) và Bần không cánh (S. Apetala) [9]

- Cây thân bụi: Các cây thân bụi điển hình ở Giao Thủy chủ yếu là cây mọc hoang dại nhƣ các loài thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae), nhiều loài thuộc họ Vang (Ceasalpiniaceae). Cây bụi thƣờng có mặt ở ven các cồn cát trồng phi lao hay các bờ đầm cao hơn và đƣợc đắp lâu ngày [4].

- Các lồi dây leo: Cóc kèn (D. trifoliata) là lồi dây leo phổ biến nhất trong thảm thực vật RNM.

- Cây thân cỏ: có số lƣợng lồi lớn nhất. Trong đó chủ yếu là các lồi thuộc họ Lúa (Poaceae), Cói (Cyperaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cúc (Asteraceae), phổ biến ở các vùng đất ngập triều, lầy bùn hay các bãi cỏ, mái đê biển.

- Thực vật mọng nƣớc: bao gồm Sam biển (Sesuvium portulacastrum), Náng hoa trắng (Crinum asiaticum) và Hếp (Scaevola taccada)

- Các loài cây thủy sinh: bao gồm cỏ biển và một số rong chịu đƣợc nƣớc lợ chủ yếu phân bố ở khu vực gần cửa sơng. Nhóm thực vật này nhạy cảm với các tác động của môi trƣờng nƣớc đặc biệt là nƣớc thải từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản. - Nhóm các cây ký sinh và bán ký sinh: Tơ hồng (Cuscuta chinensis) và Tơ xanh (Cassytha filiformis). Cây Tơ xanh tìm thấy trên ngọn các cây ngập mặn nhƣ Trang (K obovata), Mắm (A. Marina)

Bảng 1: Đa dạng thảm thực vật VQG Xuân Thủy

STT Dạng sống Số lƣợng loài Tỷ lệ (%)

1 Thân gỗ 22 11,5

2 Cây bụi 23 12,0

3 Dây leo 15 7,8

4 Thân cỏ bò, đứng hay dây thân ngầm 109 56,8

5 Thân mọng nƣớc 4 2,0

STT Dạng sống Số lƣợng loài Tỷ lệ (%)

7 Thực vật ký sinh hoặc bán ký sinh 2 1,0

8 Các dạng khác: thân cau dừa, dƣơng xỉ 10 5,2

Tổng 192 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về kết quả của chuyến điều tra và xây dưng bộ chỉ thị ĐDSH đất ngập nước tại VQGXT (tỉnh Nam Định). Hà Nội, 2012. 2.4.2. Thực vật nổi

Tại cửa Ba Lạt và ven biển Giao Thủy thống kê đƣợc 112 loài thuộc 43 chi, 20 họ của 5 ngành tảo lớn: tảo Mắt (Euglenophyta),tảo Lục (Chlorophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), tảoLam (Cyanophyta) và tảo Silic (Bacillariophyta), trong đó tảo Silic là ngành ƣu thế cả về số lƣợng họ, chi và loài [10].

Bảng 2: Số lƣợng loài thực vật nổi tại VQG Xuân Thủy

TT Các nhóm phân loại Bộ Họ Chi Loài

1 Ngành tảo mắt Euglenophyta 1 1 1 1

2 Ngành tảo lục Chlorophyta 1 2 3 4

3 Ngành tảo giáp Pyrrophyta 1 1 3 8

4 Ngành tảo lam Cyanophyta 1 1 2 4

5 Ngành tảo silíc Bacillariophyta 2 15 34 95

Tổng cộng 6 20 43 112

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về kết quả của chuyến điều tra và xây dưng bộ chỉ thị ĐDSH đất ngập nước tại VQGXT (tỉnh Nam Định). Hà Nội, 2012. 2.4.3. Động vật nổi

Tại Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy đã xác định đƣợc 55 loài thuộc 40 giống: Giáp xác (Copepoda, Cladocera và Amphipoda) 45 loài; Crystoflagellata 1 loài, Polychaeta 1 loài, Mollusca 5 loài và các đại diện khác [10].

Bảng 3: Số lƣợng loài động vật nổi tại VQG Xuân Thủy

TT Nhóm lồi Bộ Họ Giống Loài

1 Copepoda 2 18 23 38

2 Cladocera 1 6 7 6

3 Cystoflagellata 1 1 1 1

TT Nhóm lồi Bộ Họ Giống Loài

5 Amphipoda 1 1 1 1

6 Mollusca - 5 5

7 Các nhóm khác 1 2 2 2

Tổng 7 29 40 55

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về kết quả của chuyến điều tra và xây dưng bộ chỉ thị ĐDSH đất ngập nước tại VQGXT (tỉnh Nam Định). Hà Nội, 2012. 2.4.4. Động vật đáy

Tại Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy có tổng 350 lồi động vật đáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula), 11 lớp, 38 bộ, 106 họ, 206 giống. Hầu hết các lồi động vật khơng xƣơng sống đáy cỡ lớn ở khu vực là những lồi nhiệt đới phân bố rộng ở ven biển phía Tây Thái Bình Dƣơng.

So sánh thành phần động vật đáy thu đƣợc về bậc loài, bậc giống và bậc họ thì ngành Chân khớp (Arthropoda) có số lƣợng phong phú nhất (với 153 loài, 84 giống, 38 họ), tiếp đến là ngành Thân mềm (Mollusca) (147 loài, 81 giống, 42 họ), các ngành Tay cuốn (Brachiopoda), ngành Cnidaria và ngành Sá sùng (Sipuncula) chỉ có một lồi duy nhất. Họ Cua bơi (Portunidae) có nhiều lồi có giá trị kinh tế: Cua bùn (Scylla serrata), ghẹ (Portunus spp.). Trong thành phần động vật đáy, loài Ngao bến tre (Meretrix lyrata) đƣợc di giống từ miền Nam ra từ năm 1998, hiện đang đƣợc nuôi rộng rãi ở vùng bãi triều với sản lƣợng cao.

Bảng 4:Cấu trúc về thành phần lồi của từng nhóm động vật đáy

STT Ngành Số lớp Số bộ Số họ Số giống Tổng số 1 Annelida 1 10 23 38 47 2 Arthropoda 4 6 38 84 153 3 Brachiopoda 1 1 1 1 1 4 Cnidaria 1 1 1 1 1 5 Mollusca 3 19 42 81 147 6 Sipuncula 1 1 1 1 1 Tổng số 11 38 106 206 350

2.4.5. Cơn trùng

VQG Xn Thủy có tổng số 245 lồi và dạng lồi cơn trùng thuộc 13 bộ, 81 họ. Trong đó, nhiều nhất là bộ Cánh vảy Lepidoptera có 89 lồi, chiếm 36,32%; tiếp đến là bộ Cánh cứng Coleoptera: 58 loài, chiếm 23,67%; bộ Hai cánh Diptera: 23 loài; bộ Cánh khác Heteroptera: 21 loài; bộ Cánh màng Hymenoptera: 18 loài; bộ Cánh thẳng Orthoptera: 17 lồi; và ít nhất là các bộ Gián (Blatodea), Cánh gân (Neuroptera), Cánh da (Dermaptera), Cánh tơ (Thysanoptera), mỗi bộ chỉ ghi nhận đƣợc 1 loài [1].

Bảng 5: Cấu trúc thành phần lồi cơn trùng của VQG Xn Thủy

TT Bộ Số loài Tỷ lệ (%) 1 Coleoptera 58 23.67 2 Lepidoptera 89 36.33 3 Diptera 23 9.39 4 Hymenoptera 18 7.35 5 Homoptera 10 4.08 6 Heteroptera 21 8.57 7 Orthoptera 17 6.94 8 Các bộ khác 9 3.67 Tổng 245 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về kết quả của chuyến điều tra và xây dưng bộ chỉ thị ĐDSH đất ngập nước tại VQGXT (tỉnh Nam Định). Hà Nội, 2012. 2.4.6. Cá

Năm 2012, đã ghi nhận tổng số 122 loài cá thuộc 13 bộ, 46 họ đã thấy ở vùng nƣớc thuộc khu vực VQG Xuân Thủy [1]. Trong đó, bộ cá Vƣợc (Perciformes) có nhiều lồi nhất-68 lồi.Tiếp đến là bộ cá Trích (Clupeiformes) với 17 lồi. Trong số 122 lồi cá đã biết, có 3 lồi cá đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ Việt Nam (2007) gồm: Cá Bống bớp (Bostrychus sinensis), xếp hạng CR (cực kỳ nguy cấp), cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa)-EN (nguy cấp) và cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus)- VU (sắp nguycấp).

Bảng 6: Cấu trúc thành phần loài cá của VQG Xuân Thủy STT Bộ Số loài Tỷ lệ % STT Bộ Số loài Tỷ lệ % 1 Clupeiformes 17 13.93 2 Cypriniformes 4 3.28 3 Aulopiformes 9 7.38 4 Siluriformes 4 3.28 5 Beloniformes 5 4.10 6 Mugiliformes 4 3.28 7 Perciformes 68 55.74 8 Pleuronectiformes 5 4.10 9 Các bộ khác 6 4.92 Tổng số 122 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp về kết quả của chuyến điều tra và xây dưng bộ chỉ thị ĐDSH đất ngập nước tại VQGXT (tỉnh Nam Định). Hà Nội, 2012. 2.4.7. Bò sát - ếch nhái

Tại các xã vùng đệm, đã ghi nhận đƣợc 37 loài, gồm 13 loài ếch nhái, thuộc 8 giống, 4 họ, 1 bộ và 24 lồi bị sát trong đó, có một số lồi q, hiếm.

Năm 2012, đã ghi nhận đƣợc tổng số 26 loài, trong đó có 9 lồi ếch nhái thuộc 5 họ, 1 bộ và 17 lồi bị sát thuộc 8 họ, 2 bộ [10]. Trong tổng số các loài ghi nhận tại VQG Xn Thủy, có 6 lồi q, hiếm và có giá trị bảo tồn (chiếm 23% tổng số lồi). Có 4 lồi ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 3 loài ở bậc Nguy cấp (EN) gồm rắn cạp nong, rắn ráo thƣờng và rắn ráo trâu, 1 loài ở bậc sẽ nguy cấp (VU) rắn sọc dƣa; có 1 lồi đƣợc ghi trong Danh lục Đỏ IUCN (2012) ở bậc nguy cấp (EN) lồi vích; 4 loài đƣợc ghi trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) trong đó cả 4 lồi đều thuộc nhóm IIB gồm rắn cạp nong, rắn cạp nia bắc, rắn sọc dƣa và rắn ráo trâu.

2.4.8. Chim

Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy là nơi dừng chân và trú đông quan trọng của các loài chim nƣớc di cƣ.Theo điều tra của Birdlife International (2006), ở VQG Xuân Thủy đã gặp 219 loài chim thuộc 41 họ 13 bộ. Khu hệ chim ở đây tiêu biểu là các loài bộ hạc (Ciconiformes), bộ ngỗng (Anseriformes), bộ rẽ (Char-

adriiformes) và bộ Sẻ (Passeriformes). Trong 13 bộ chim ở khu vực, bộ sẻ (Passeriformes) chiếm số lƣợng nhiều nhất tới 40%, sau đó là bộ rẽ (Charadriiformes), bộ hạc (Ciconiformes), bộ sếu (Gruiformes) và bộ sả (Coraciiformes). Bộ chim lặn (Podicipediformes) chỉ có hai lồi.

Bảng 7: Danh lục các loài chim quý hiếm tại VQG Xuân Thủy

TT Tên khoa học Tên Việt Nam ĐỏIUCN Danh lục Đỏ VN Sách

1 Tringa guttifer Choắt lớn mỏ vàng EN R

2 Limnodromus semipalmatus Choắt chân màng lớn NT

3 Eurynohunchus pygmeus Rẽ mỏ thìa EN

4 Vanellus cinereus Chim te te đầu xanh LC

5 Larus saundersi Mòng bể mỏ ngắn VU R

6 Egretta eulophotes Cò trắng Trung Quốc VU 7 melanocephalus Threskiornis Cò quắm đầu đen NT

8 Platalea minor Cị mỏ thìa mặt đen EN R

9 Pelecanus philippensis Bồ nông chân xám VU R

10 Mycterialeucocephala Giang sen NT R

11 Terpsiphone atrocaudata Thiên đƣờng đuôi đen NT

Nguồn: BirdLife International, 2006

Ghi chú: IUCN, 2009: EN (Endangered Nguy cấp), VU (Vulnerable Sắp nguy cấp), NT (Near-Threatened Sắp bị đe doạ). VN, 2007: R (Rare Hiếm).

Qua Báo cáo tổng hợp về kết quả của chuyến điều tra và xây dựng bộ chỉ thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia xuân thủy nam định (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)