Bản đồ chuyên đề hiện trạng các hệ sinh thái Vƣờn Quốc giaXuân Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia xuân thủy nam định (Trang 50 - 74)

Xuân Thủy

4.1.2. Thuyết minh bản đồ hiện trạng hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy là vùng đất ngập nƣớc cửa sông ven biển tiêu biểu với địa hình tự nhiên đƣợc kiến tạo theo quy luật bồi tụ và xói lở của vùng cửa sơng châu thổ Bắc Bộ. Các bãi bồi lớn xen kẽ với các dịng sơng đƣợc thành tạo trong quá trình phát triển tự nhiên vùng cửa Ba Lạt tạo nên những cảnh quan đặc sắc của khu vực. Các bãi triều lầy vùng cửa sông là nơi sinh trƣởng của rừng ngập mặn, với 07 loài thực vật trực tiếp tham gia vào rừng ngập mặn đó là Sú - Aegicerascorniculata, Bần chua - Sonneratia caseolaris, Trang - Kandelia obovata, Đƣớc - Rhizophora stylosa, Ơ rơ - Acanthus illcifolius, Ơ rơ - Acanthus ebracteatus, Dây cóc kèn - Derristrifoliata Lour. Bên cạnh đó, một số lồi cây RNM đƣợc du nhập từ một số vùng khác nhau trong và ngoài nƣớc về trồng thử nghiệm tại VQG XT, chúng dần thích nghi, sinh trƣởng, đó là: Cóc vàng - Lumnitzera racemosa

Willd., Vẹt dù - Bruguiera gymnorrhiza (L.) Lamk., Vẹt tách - Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight. & Arn. ex Griff., Vẹt đen - Bruguiera sexangula (Lour.) Poir., Bần

không cánh (Bần Mianma) - Sonneratia apetala Buch.-Ham., Mắm - Avicennia marina (Forssk.) Vierh., Dừa nƣớc - Nypa fruticans Wurmb…[16].

Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy là nơi dừng chân và quan trọng của các loài chim nƣớc di cƣ. Trên các bãi triều là bãi đậu, kiếm ăn của các loài chim di trú, các giồng cát cao ở mép ngoài Cồn Lu là dải rừng phi lao chắn sóng, đồng thời là nơi cƣ trú của nhiều loài chim bản địa. Các loài tiêu biểu là các loài thuộc bộ hạc (Ciconiformes), bộ ngỗng (Anseriformes), bộ rẽ (Char-adriiformes) và bộ Sẻ (Passeriformes).Hai loài hiếm gặp là Cị mỏ thìa (Platalea minor) và Mòng bể mỏ ngắn (Larus saundersi) đƣợc coi là đỉnh của chuỗi dinh dƣỡng đã ln có mặt ở VQG Xuân Thủy vào mùa di cƣ.Có thời điểm lồi Cị thìa tại đây đã chiếm tới 20% số cá thể cịn lại của thế giới.Trong số 220 lồi chim, có tới 150 lồi di cƣ và gần 50 loài chim nƣớc.Những loài chim nƣớc và chim di cƣ có số lƣợng cá thể đơng nhất.

Do nằm trong vùng cửa Ba Lạt - cửa sông châu thổ rộng lớn nhất Bắc Bộ, VQG Xuân Thủy có nhiều kiểu HST với các đặc trƣng khác nhau về điều kiện tự nhiên, nơi cƣ trú và quần xã sinh vật. Mỗi kiểu hệ sinh thái ở VQG Xuân Thủy, bên cạnh các chức năng chứa đựng các thành phần ĐDSH, cịn có các dịch vụ hệ sinh thái ích lợi cho đời sống con ngƣời ở các góc độ bảo vệ mơi trƣờng, bảo vệ và phát triển đƣờng bờ, ni dƣỡng các lồi thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời là nơi cung cấp nguồn lợi sinh vật hàng ngày cho cộng đồng dân cƣ. Ngồi ra, với sinh cảnh RNM, bãi triều có nhiều lồi chim di trú nên VQG Xuân Thủy còn là nơi lý tƣởng cho các hoạt động du lịch sinh thái: Quan sát chim di cƣ, quan sát đời sống sinh vật trong HST RNM, bãi triều... Sự phong phú, đa dạng về văn hóa và những tập quán lâu đời trong đời sống của cƣ dân các xã vùng đệm của VQG cũng là điều kiện thuận lợi làm tăng thêm giá trị tinh thần của các cảnh quan ở VQG Xuân Thuỷ. VQG Xuân Thuỷ nằm trong vùng cửa sông Hồng với các sinh cảnh rõ nét: sinh cảnh vùng nƣớc cửa sông ven bờ, vùng triều cửa sông và sinh cảnh các bãi bồi cửa sông.

Trong quá trình nghiên cứu kết hợp với phƣơng pháp xây dựng cơ sở dữ liệu GIS có thể phân biệt các HST cơ bản trong khu vực VQG Xuân Thuỷ nhƣ sau:

4.1.2.1. Các hệ sinh thái vùng triều

a) Hệ sinh thái trảng cỏ ngập mặn ƣu thế Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis N.K. Khoi)

Quần xã này chủ yếu thấy ở khu vực của sơng Ba Lạt, bên ngồi cồn Lu, nơi các bãi bùn đang hình thành, có diện tích khoảng 771.521 m2.

Các loài thực vật tại đây phần lớn thời gian bị ngập nƣớc.

b) Hệ sinh thái trảng cỏ vùng triều bán ngập ƣu thế Rau muống biển (Ipomoea pescaprae L.), Cỏ lông chông (Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr.)...

Kiểu quần xã này chủ yếu gặp ở các bãi cát phía ngồi rừng trồng phi lao ở Cồn Lu hoặc các bãi cát mới, trên bãi bồi chắn ngồi cửa sơng nằm song song với bờ biển ở phía trƣớc của cửa sơng, chủ yếu là cồn cát phù sa sơng ngịi đƣợc hình thành dƣới tác động của dịng chảy và sóng ven biển, ít chịu tác động của con ngƣời. Cồn Xanh là bãi bồi nhỏ với lớp cát mỏng đƣợc tích tụ, bồi đắp liên tục bởi phù sa từ sông Hồng; gồm các dải cát nằm tiếp giáp với Cồn Lu, thƣờng bị ngập nƣớc trong thời gian thủy triều cao, độ cao cồn cát dao động trong khoảng 0,5- 0,9m cũng có sự phân bố của các lồi này. Diện tích của hệ sinh thái này khoảng 1.814.057m2.Dải phân bố của kiểu quần xã này thƣờng hẹp, bề ngang quần xã thƣờng từ vài mét đến vài chục mét.

Tại các khu vực trên, quần xã Cỏ long chông - Muống biển (là lồi dây bị trên mặt đất, nhiều nơi chúng rất phát triển che phủ kín mặt cát) là các lồi chiếm ƣu thế. Bên cạnh hai lồi này, có thể gặp các lồi thân thảo, dây leo khác nhƣ Quan âm (Vitex rotundifolia), Cú biển (Cyperus stononiferus), Cỏ lông hồng (Arstida chinensis), Cỏ lông mật (Chloris barbata), Cỏ mồm trụi (Ischaemummuticum)….Thực vật ở các sinh cảnh này rất nghèo về thành phần và ít về số lƣợng, chỉ gồm một số lồi dây bị trên cát chịu mặn và chịu hạn tốt, có rễ cắm sâu và lan rộng trong đất cát.

Sinh cảnh này là nơi kiếm ăn của một số lồi chim nhƣ Rẽ mỏ thìa, Choắt lớn mỏ vàng, Mịng bể mỏ ngắn, Nhạn caspia, Mòng bể chân vàng, Rẽ lƣng nâu, Choắt chân màng bé, Cắt lớn.... Tại các vùng này còn là nơi sinh sống của các loài cáy, rạm và nhiều lồi cơn trùng nữa.

c) Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng triều cửa sơng và vùng nƣớc ít mặn ƣu thế Bần (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.), Sú (Aegiceras corniculata)

Kiểu quần xã này phân bố trong khu vực Cồn Lu, cửa sơng Ba Lạt, có diện tích khoảng 856.366 m2.

Các loài cây này mọc hỗn giao xen kẽ nhau chia thành 2 tầng rõ rệt: tầng vƣợt tán là các cây Bần, vƣơn lên khỏi tán rừng, cao 5-6 m, tầng cây bên dƣới gồm Sú (Ae.corniculatum), nhiều diện tích xen lẫn Trang (Kandelia obovata) và Ơ rơ (Acanthus ilicifolius). Ở những nơi đất cao thấy có Cóc kèn (Derris trifoliata) dựa vào các cây gỗ leo lên đỉnh tầng tán, đôi khi che phủ cả các tán khác.

d) Hệ sinh thái rừng ngập mặn ƣu thế Trang (Kandelia candel (L.) Druce), Đƣớc (Rhizophora stylosa Griff).

Đây là kiểu quần xã rừng ngập mặn có nhiều lồi cây gỗ rừng ngập mặn tham gia nhất tại Vƣờn quốc gia Xuân Thủy. Trong kiểu quần xã này, quần thể Trang chiếm ƣu thế về số lƣợng. Đặc điểm của hệ sinh thái này là bãi triều với rừng ngập mặn phát triển trong bùn, bùn và cát. Rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc trƣng của các bãi triều cửa sông ven biển ở các nƣớc nhiệt đới, thƣờng phân bố theo các vùng thuỷ triều cao và trung bình, nơi bị ngập khi thủy triều lên cao. Trong VQG Xuân Thủy, hệ sinh thái rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở Cồn Lu và một số vùng ở Cồn Ngạn dọc theo sơng Trà, có diện tích khoảng 13.283.340 m2. Khu vực rừng trồng nằm ở phía Tây Nam, gần đê Quốc gia.

Rừng ngập mặn có vai trị to lớn trong hệ sinh thái cửa sông nhƣ bảo vệ và phát triển trên đất bồi tụ, hạn chế xói lở và các q trình xâm thực bờ biển, hạn chế xâm nhập mặn. Thành phần thực vật có nhiều lồi nhƣ trang, mắm, ơ rơ..., dọc theo bờ sơng và các bãi cồn có Bần chua tái sinh tự nhiên. Kiểu sinh cảnh này rất quan trọng đối với các lồi động vật nói chung và các lồi chim nói riêng. Đây là nơi trú ẩn, ngủ đêm, nơi đậu của hầu hết các loài chim trong khu vực. Các loài chim di cƣ, thƣờng ban ngày kiếm ăn ở các bãi lầy phù sa, bãi cát..., đến khi đêm đến thì trở về cƣ trú ở trong khu rừng này.

Ngồi ra, kiểu rừng này cịn là sinh cảnh quan trọng nhất của các loài động vật nhƣ các loài chuột, các loài cua, cá, ếch nhái, bị sát và nhiều lồi sống bán thuỷ sinh khác.

e) Hệ sinh thái vùng triều khơng có thảm thực vật ƣu thế các loài thực vật nổi, động vật đáy, động vật nổi.

Đây là hệ sinh thái chạy theo các lạch thủy triều nhỏ, dịng chảy cạn có dạng hình xƣơng cá chạy dọc theo hai bờ sông với chức năng cung cấp nƣớc và thoát nƣớc cho sơng Trà và sơng Vọp, có diện tích khoảng 2.205.087 m2 phụ thuộc vào thủy triều. Kích thƣớc và độ sâu của các lạch triều thay đổi theo thủy triều.

Đây cũng chính là sinh cảnh có tính đa dạng sinh học cao của VQG.Các loài thực vật nổi, động vật đáy tại hệ sinh thái này cũng rất đa dạng:

- Thực vật nổi gồm các loài thuộc họ của 5 ngành tảo lớn: tảo Mắt (Euglenophyta),tảo Lục (Chlorophyta), tảo Giáp (Pyrrophyta), tảoLam (Cyanophyta) và tảo Silic (Bacillariophyta), trong đó tảo Silic là ngành ƣu thế cả về số lƣợng họ, chi và loài.

- Động vật đáy: các loài động vật đáy thuộc 6 ngành (Annelida, Arthropoda, Brachiopoda, Cnidaria, Mollusca, Sipuncula), trong đó Ngành Chân khớp (Arthropoda) có số lƣợng phong phú nhất (với 153 loài, 84 giống, 38 họ), tiếp đến là ngành Thân mềm (Mollusca), các ngành Tay cuốn (Brachiopoda), ngành Cnidaria và ngành Sá sùng (Sipuncula) chỉ có một lồi duy nhất.

Hầu hết các loài thuỷ sinh sinh sống trong khu hệ này, cũng là sinh cảnh quan trọng của nhiều lồi chim nƣớc nhƣ các lồi nhạn, bói cá, diều, ngỗng trời, vịt trời, cò, giang sen...

4.1.2.2. Các hệ sinh thái vùng nƣớc ngập mặn nuôi trồng thủy sản

a) Hệ sinh thái nuôi thủy sản kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn ƣu thế Sú (Aegiceras corniculata) và các lồi thủy sản ni trồng

Diện tích đầm ni thủy sản kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở phía Bắc trên Cồn Ngạn và một phần nhỏ ở Cồn Lu với tổng diện tích khoảng 7.270.983 m2. Các khu vực rừng ngập mặn đƣợc khoanh nuôi bảo vệ, trên cơ sở đắp đầm giữ nƣớc triều để nuôi trồng thủy sản.

b) Hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản

Đầm nuôi phân bố chủ yếu ở phía Bắc trên Cồn Ngạn và một phần nhỏ ở Cồn Lu, chủ yếu là ni tơm, với tổng diện tích khoảng 13.913.470 m2. Các đầm

nuôi thƣờng xuyên đƣợc cải tạo và mở rộng, diện tích đầm ni dao động từ vài hecta đến hàng chục hecta, cấp nƣớc, thoát nƣớc qua cửa phụ thuộc vào chế độ thủy triều. Trên các đầm nuôi đƣợc tạo ra thành 2 dạng gồm mặt nƣớc khơng có cây và phần có thực vật che phủ. Diện tích có thực vật thƣờng là dải đất đƣợc tơn cao hoặc các diện tích ven bờ đầm. Thực vật trong đầm ni chủ yếu là sú, lau, sậy và các lồi cói. Độ che phủ trên các đầm ni thƣờng chỉ đạt khoảng 30%.

Sinh cảnh này có nguồn gốc là rừng ngập mặn trong đó có 3 lồi ƣu thế là bần chua, trang và sú. Sau khi đắp đầm giữ nƣớc triều, hầu hết trang và sú chết, chỉ cịn một ít cây lớn có rễ hơ hấp cao sống sót. Đất, nƣớc thối hóa và chua mặn nên cói và sậy có điều kiện phát triển.

Đầm ni cũng là nơi kiếm ăn và làm tổ của nhiều loài chim trong khu vực nhƣ Cò đen, Cốc biển đen, Diệc lửa, Choắt chân đỏ, Choắt mỏ trắng đuôi đen, Mịng bể đầu đen... và đơi khi Cị thìa cũng xuất hiện kiếm ăn trên sinh cảnh này.

c) Hệ sinh thái vùng triều nuôi trồng thủy sản quảng canh

Gồm vùng đầm lầy, vùng có thảm thực vật không ngập mặn... thƣờng bị ngập nƣớc trong thời gian thủy triều cao và khô trong thời gian thủy triều thấp. Kiểu hệ sinh thái này gồm đất đáy, bùn và bùn cát, bùn sét phụ thuộc vào động thái của tƣơng tác sơng ngịi và biển; khơng có thảm thực vật che phủ, trao đổi nƣớc nên đây là môi trƣờng thuận lợi cho việc nuôi trồng và phát triển các loài thủy hải sản. Trong VQG Xuân Thủy, hệ sinh thái bãi triều khơng có rừng ngập mặn chiếm diện tích khá lớn, nằm ở phía Tây Nam, với diện tích khoảng 20.497.046 m2, chủ yếu là diện tích ni ngao, vạng. Đây cũng là khu vực có hầu hết các lồi thuỷ sinh sinh sống và là sinh cảnh quan trọng của nhiều loài chim nƣớc nhƣ các lồi nhạn, bói cá, diều, ngỗng trời, vịt trời, cò, giang sen.

4.1.2.3. Các hệ sinh thái nhân tác

a) Hệ sinh thái nông nghiệp (vƣờn nhà, ruộng lúa....)

Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp, gồm ruộng lúa, khu dân cƣ với vƣờn nhà, thuộc các xã vùng đệm Giao Thiện, Giao An; Giao Lạc, Giao Xuân, Giao Hải đến giáp đê Quốc gia.

b) Hệ sinh thái rừng trồng Phi lao (Casuarina equisetifolia L.)

Quần xã phi lao đƣợc trồng tập trung chủ yếu trên các cồn cát phía ngồi rừng ngập mặn, giáp với biển nhƣ Cồn Lu, cồn Xanh, trên các đụn cát cố định ít hoặc khơng chịu ảnh hƣởng của thủy triều, với diện tích khoảng 1.144.363 m2. Cũng nhƣ rừng ngập mặn, quần xã này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ hệ kinh tế sinh thái ven biển. Rừng Phi lao (Casuarina equisetifolia) thuần loại, thƣờng cao từ 2m - 6m, mật độ 80%, có tác dụng chống cát bay, cát chảy do rửa trôi mạnh mẽ, đồng thời Phi lao là lồi cây gỗ mọc nhanh, chịu gió, phát huy tác dụng phịng hộ nhanh, cung cấp củi đốt từ các sản phẩm tỉa cành thƣa và giảm mật độ trung gian. Quần xã này cịn có khả năng giảm thấp đƣợc nhiệt độ và biên độ nhiệt trên mặt đất, tăng độ ẩm khơng khí, cố định đạm từ khí quyển, tăng độ phì cho đất.

4.1.3. Thành lập bản đồ các hệ sinh thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy

Thành lập dựa trên các lớp thông tin nền các yếu tố môi trƣờng và các vùng phân bố các quần xã sinh vật thích nghi cao với mơi trƣờng đó. Các lớp thông tin gồm các dẫn liệu địa hình, thủy văn, đƣờng bờ,….Bản đồ đƣợc trình bày trong hình dƣới.

4.2. Chuyên đề thành lập bản đồ định hướng sử dụng hợp lý các hệ sinh thái

4.2.1. Các căn cứ xây dựng định hướng sử dụng hợp lý các hệ sinh thái

a) Cơ sở khoa học và thực tiễn của quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững (1) Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hiện trạng các hệ sinh thái Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy tại mục 4.1 với 9 hệ sinh thái điển hình gồm:

- Hệ sinh thái trảng cỏ ngập mặn ƣu thế Cỏ ngạn (Scirpus kimsonensis N.K. Khoi)

- Hệ sinh thái trảng cỏ vùng triều bán ngập ƣu thếRau muống biển (Ipomoea pescaprae L.), Cỏ lông chông (Spinifex littoreus (Burm. f.) Merr.)...

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng triều cửa sơng và vùng nƣớc ít mặn ƣu thếBần (Sonneratia caseolaris (L.) Engl.), Sú (Aegiceras corniculata)

- Hệ sinh thái rừng ngập mặn ƣu thế Trang (Kandelia candel (L.) Druce), Đƣớc (Rhizophora stylosa Griff)

- Hệ sinh thái vùng triều khơng có thảm thực vật ƣu thế các loài thực vật nổi, động vật đáy, động vật nổi.

- Hệ sinh thái nuôi thủy sản kết hợp với bảo vệ rừng ngập mặn ƣu thế Sú (Aegiceras corniculata) và các lồi thủy sản ni trồng

- Hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản

- Hệ sinh thái vùng triều nuôi trồng thủy sản quảng canh - Hệ sinh thái rừng trồng Phi lao (Casuarina equisetifolia L.)

Với quy mơ diện tích và hiện trạng phân bố, đặc điểm của từng hệ sinh thái là cơ sở cho việc nghiên cứu định hƣớng sử dụng hợp lý các hệ sinh thái cho phù hợp với quản lý và bảo tồn của Vƣờn nói riêng cũng nhƣ của địa phƣơng nói chung. Hiện nay, trong việc bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái của Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy đã và đang đƣợc chú trọng, tuy nhiên cịn nhiều khó khăn, thuận lợi. Cụ thể:

- Đối với các hệ sinh thái vùng triều (Hệ sinh thái trảng cỏ ngập mặn ƣu thế cỏ ngạn; hệ sinh thái trảng cỏ vùng triều bán ngập ƣu thế rau muống biển; hệ sinh thái rừng ngập mặn vùng triều cửa sơng và vùng nƣớc ít mặn ƣu thếBần, sú;hệ sinh thái rừng ngập mặn ƣu thế trang, đƣớc:

* Thuận lợi:

+ Các hệ sinh thái này tập trung ở vùng lõi Vƣờn Quốc gia Xuân Thủy, thuận lợi cho việc quản lý, bảo tồn.

+ Địa hình và thổ nhƣỡng của khu vực đƣợc kiến tạo bởi phù sa của sông Hồng và biển Đông.VQG Xuân Thủy đƣợc thành lập nhằm bảo tồn tốt hơn mẫu chuẩn điển hình của hệ sinh thái ĐNN ở cửa sơng ven biển thuộc khu vực trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ cho bảo tồn và phát triển bền vững vườn quốc gia xuân thủy nam định (Trang 50 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)