Giãn nở ngực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường đạihọc sư phạm TDTT hà nội từ năm 2010 đến 2013 (Trang 47 - 49)

Sự chênh lệch giữa VNHVHS và VNTRHS gọi là độ giãn nở ngực. Độ giãn nở ngực thể hiện khả năng giãn nở của lồng ngực khi hít vào hết sức và

thở ra hết sức, độ giãn nở ngực lớn chứng tỏ khả năng hô hấp tốt, với thanh niên Việt Nam độ giãn nở ngực trung bình là 5-7 cm. Độ giãn nở ngực được tính theo cơng thức:

Độ giãn nở ngực = VNHVHS – VNTRHS [18]

Kết quả độ giãn nở ngực của sinh viên trong nghiên cứu được thể hiện trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Độ giãn nở ngực (cm) của sinh viên theo từng năm và theo giới tính

Năm Độ giãn nở ngực (cm) Nam (1) Nữ (2) 1 X -X2 p(1-2) n X n X 2010 336 6,79 ± 2,96 65 4,46 ± 0,09 2,33 <0,05 2011 335 6,98 ± 0,43 65 5,07 ± 0,44 1,92 <0,05 2013 335 6,44 ± 0,30 65 5,07 ± 1,66 1,38 <0,05 Chung 6,74 ± 1,23 4,88 ± 0,37 1,86

Kết quả Bảng 3.7 cho thấy, độ giãn nở ngực trung bình giai đoạn 2010- 2013 của nam sinh viên là 6,74 ± 1,23 cm và nữ sinh viên là 4,88 ± 0,37 cm. Độ giãn nở ngực trung bình của nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu phù hợp với độ giãn nở ngực trung bình của thanh niên Việt Nam. Độ giãn nở ngực của nam cao hơn độ giãn nở ngực của nữ với mức chênh lệch trung bình là 1,86 cm, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Các kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy, sự thay đổi về kích thước VNTRHS, VNHVHS diễn ra một cách đổng bộ với các kích thước hình thái khác như chiều cao, cân nặng. VNTRHS và VNHVHS của cả nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu đều cao hơn so với trong nghiên cứu của các tác giả

khác. Độ giãn nở ngực trung bình của sinh viên trong nghiên cứu với nam là 6,74 ± 1,23 cm và nữ là 4,88 ± 0,37 cm cho thấy khả năng hô hấp khá tốt. Điều này là do sinh viên được tuyển chọn vào Trường ĐHSPTDTT Hà Nội có thể lực tốt hơn so với sinh viên các trường đại học khác cộng với việc luyện tập các môn thể thao thường xuyên với cường độ lớn đã có ảnh hưởng nhất định đến sự tăng trưởng kích thước vịng ngực và khả năng hô hấp của cơ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường đạihọc sư phạm TDTT hà nội từ năm 2010 đến 2013 (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)