KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường đạihọc sư phạm TDTT hà nội từ năm 2010 đến 2013 (Trang 72 - 74)

Qua quá trình nghiên cứu sự phát triển cơ thể của sinh viên K43 Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội từ năm 2010 đến 2013, chúng tôi rút ra một số kết luận và kiến nghị như sau:

Kết luận

Các chỉ tiêu hình thái của sinh viên nam và nữ trong nghiên cứu đều tăng dần từ năm 2010 đến năm 2013. Giai đoạn 2010-2011 có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn. Giai đoạn 2011-2013, tốc độ tăng trưởng các kích thước hình thái có xu hướng chậm dần ở hai giới. Trong cùng giai đoạn, các chỉ tiêu hình thái của nam đều cao hơn các chỉ tiêu hình thái của nữ, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Trong 3 năm nghiên cứu, chỉ số Pignet của nam sinh viên thuộc mức rất khỏe và của nữ thuộc mức khỏe. Chỉ số BMI của cả nam và nữ trong 3 năm đều thuộc loại trung bình. Khác biệt về chỉ số BMI và chỉ số Pignet giữa nam và nữ trong cùng giai đoạn có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Lực bóp tay thuận và lực kéo cơ lưng tăng dần từ năm 2010 đến 2013. Khác biệt về lực bóp tay thuận và lực kéo cơ lưng giữa nam và nữ trong cùng giai đoạn có ý nghĩa thống kê p<0,05.

Từ năm 2010 đến 2013, tần số tim giảm dần ở cả nam và nữ.Trong cùng lứa tuổi nhịp tim của nam luôn thấp hơn của nữ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Huyết áp của nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu khá ổn định, mặc dù có dao động nhẹ. Huyết áp tâm thu tăng nhẹ, huyết áp tâm trương giảm nhẹ qua từng năm. Trong cùng lứa tuổi, huyết áp của nam ln cao hơn của nữ. Khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Kiến nghị

1. Mặc dù các chỉ tiêu, chỉ số hình thái - thể lực, chức năng sinh lý của sinh viên K43 Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội giai đoạn 2010-2013 vẫn có sự tăng trưởng và đã được cải thiện đáng kể so với các nghiên cứu trước đây trên sinh viên chuyên ngành Thể dục thể thao nhưng một số chỉ tiêu về hình thái vẫn thấp hơn so với Trường Đại học Thể dục thể thao I. Do đó cần tăng cường các hoạt động giao lưu, thi đấu với sinh viên các trường Thể dục thể thao khác; đầu tư kinh phí cho việc cải tạo cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ tập luyện…tạo cho sinh viên có điều kiện luyện tập tốt nhất.

2. Giai đoạn 18-21 tuổi vẫn có sự tăng trưởng về các chỉ tiêu, chỉ số hình thái - thể lực, chức năng sinh lý. Đặc biệt dưới tác động của rèn luyện thể chất các chỉ tiêu, chỉ số này được nâng cao rõ rệt, do đó kiến nghị với các trường đại học khác cần chú trọng đến nội dung Giáo dục thể chất, tăng cường nhận thức cho sinh viên về vai trò của hoạt động Thể dục thể thao, thiết kế các bài tập và hoạt động thể thao ngoại khóa một phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe cho sinh viên.

3. Cần mở rộng nghiên cứu theo hướng so sánh sự phát triển hình thái - thể lực, chức năng sinh lý của sinh viên thể thao thuộc các chuyên ngành khác nhau để tìm ra quy luật phát triển cơ thể. Từ đó đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn vận động viên năng khiếu cho các chuyên ngành thể thao khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường đạihọc sư phạm TDTT hà nội từ năm 2010 đến 2013 (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)