Chỉ số Pignet bao gồm 3 kích thước, là hiệu số giữa chiều cao đứng với tổng cân nặng và vịng ngực trung bình. Chỉ số này càng nhỏ, sự phát triển cơ thể càng tốt.Tuy nhiên chỉ số Pignet có lợi đối với người béo và thiệt đối với nguời cao vì người cao thì chỉ số này sẽ lớn.
Kết quả nghiên cứu về chỉ số Pignet của sinh viên được trình bày trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Chỉ số Pignet của sinh viên theo từng năm và theo giới tính
Năm Chỉ số pignet Nam (1) Nữ (2) 1 X - 2 X p(1-2) n X n X 2010 336 27,71 ± 7,21 65 33,81 ± 2,75 -6,10 <0,05 2011 335 26,22 ± 5,72 65 33,02 ± 5,26 -6,80 <0,05 2013 335 23,86 ± 3,48 65 31,59 ± 2,98 -7,73 <0,05 Chung 25,72 ± 5,46 32,91 ± 3,62 -7,19
Kết quả ở Bảng 3.10 cho thấy, cùng với các chỉ tiêu hình thái khác, chỉ số Pignet cũng tốt dần lên theo từng năm. Trong giai đoạn 2010-2013 chỉ số Pignet ở cả nam và nữ có sự dao động nhẹ, năm 2010 chỉ số Pignet ở nam là 27,71 ± 7,21 ở nữ là 33,81 ± 2,75. Đến năm 2013, chỉ số Pignet của nam là 23,86 ± 3,48 và của nữ là 31,59 ± 2,98. Mức chênh lệch chỉ số Pignet trung bình của nam và nữ là 7,19. Khác biệt lớn nhất về chỉ số Pignet giữa nam và nữ là năm 2013 (chênh lệch 7,73) và thấp nhất ở năm 2010 (chênh lệch 6,10).
Khác biệt về chỉ số Pignet giữa nam nữ trong cùng giai đoạn có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
23.8626.22 26.22 27.71 31.59 33.02 33.81 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 2010 2011 2013 Năm Ch ỉ số pignet Nam Nữ
Hình 3.19. Chỉ số Pignet của sinh viên theo từng năm và theo giới tính
Khi so sánh với bảng đánh giá chỉ số Pignet chuẩn của người Việt Nam của Nguyễn Quang Quyền có thể nhận thấy, ở nam sinh viên trong cả ba năm đều thuộc loại rất khỏe. Ở nữ, mặc dù chỉ số Pignet có tăng lên nhưng trong cả 3 năm đều có chỉ số Pignet thuộc loại khỏe.
Khi so sánh với các nghiên cứu của các tác giả khác trên đối tượng sinh viên cùng lớp tuổi chúng tôi nhận thấy, so với nghiên cứu của Mai Văn Hưng [22], Vũ Thị Thanh Bình [2], Trịnh Văn Minh [31], chỉ số Pignet của sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn hẳn.
Bảng 3.11. Chỉ số Pignet của sinh viên giai đoạn 18-21 tuổi theo nghiên cứu của một số tác giả
Giới
Chỉ số Pignet
Tác giả Tuổi
18 19 21
Nam
Mai Văn Hưng (2001) 36,35 4,04 33,86 3,33 33,28 4,29 Trịnh Văn Minh (1996) 38,61 7,09 35,06 7,26 32,13 7,34
Vũ Thị Thanh Bình
(1998) 31,7 6,2 Nữ
Mai Văn Hưng(2001) 40,66 6,29 37,63 5,10 36,54 5,59 Trịnh Văn Minh (1996) 36,35 8,36 31,86 8,28 32,77 8,44
Vũ Thị Thanh Bình
(1998) 34,0 6
Bảng 3.11 cho thấy kết quả chỉ số Pignet của nam và nữ trong các nghiên cứu của Mai Văn Hưng, Vũ Thị Thanh Bình, Trịnh Văn Minh đều xếp loại khỏe và trung bình. Sự khác biệt về chỉ số Pignet giữa sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi với sinh viên trong các nghiên cứu này có liên quan với đặc thù của sinh viên được tuyển chọn vào trường năng khiếu TDTT. Mặc dù Vũ Thị Thanh Bình nghiên cứu trên sinh viên K30 Trường ĐHSP TDTT Hà Nội nhưng chỉ số Pignet của cả nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu đều xếp loại khỏe, chứng tỏ sau 13 năm sinh viên K43 trong nghiên cứu của chúng tơi đã có sự cải thiện đáng kể về thể lực, đặc biệt thể hiện ở chỉ số Pignet của nam sinh viên.
Như vậy, đánh giá về thể lực của nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu dựa vào chỉ số Pignet theo thang phân loại của Nguyễn Quang Quyền cho thấy: Trong cả ba năm nghiên cứu, thể lực của nam sinh viên thuộc loại rất khỏe, thể lực của nữ sinh viên tuy đã tăng lên nhưng vẫn thuộc loại khỏe.
3.1.6. BMI
Kết quả nghiên cứu BMI của sinh viên được trình bày trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. BMI của sinh viên theo từng năm và theo giới tính
Năm BMI Nam (1) Nữ (2) p (1-2) n X n X 2010 336 20,42 ± 1,41 65 18,90 ± 1,13 <0,05 2011 335 20,86 ± 1,55 65 19,43 ± 1,26 <0,05 2013 335 20,96 ± 0,98 65 19,20 ± 0,92 <0,05 Chung 20,76 ± 1,30 19,19 ± 1,12
Kết quả ở Bảng 3.12 cho thấy chỉ số BMI của sinh viên nam và nữ ở cả 3 năm nghiên cứu đều tương đối ổn định, mặc dù có dao động nhẹ. Cụ thể ở nam sinh viên năm 2010 có BMI là 20,42 ± 1,41 kg/m ² và năm 2013 là 20,96 ± 0,98 kg/m ² còn BMI của nữ năm 2010 là 18,90 ± 1,13 kg/m ² và năm 2013 là 19,20 ± 0,92 kg/m ². Khác biệt về chỉ số BMI giữa nam và nữ trong cùng giai đoạn có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
20.9620.86 20.86 20.42 19.2 19.43 18.9 18 18.5 19 19.5 20 20.5 21 2010 2011 2013 Năm BMI Nam Nữ
Hình 3.20. BMI của sinh viên theo từng năm và theo giới tính
BMI trung bình trong giai đoạn này ở nam đạt 20,76 ± 1,30 kg/m ² và ở nữ đạt 19,19 ± 1,12 kg/m ². Dựa trên tiêu chuẩn phân loại ở bảng 2.2 có thể thấy, BMI của sinh viên nam và nữ trong nghiên cứu đều thuộc loại bình thường. Điều này cho thấy chế độ dinh dưỡng của sinh viên khá tốt.
Khi so sánh với nghiên cứu của các tác giả khác trên đối tượng sinh viên cùng lớp tuổi kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Mai Văn Hưng [22], Trịnh Văn Minh [31] và tương đương với Vũ Thị Thanh Bình [2] trên sinh viên K30 Trường ĐHSP TDTT Hà Nội (trước đây là trường Cao đẳng Sư phạm TDTT TWI)
Bảng 3.13. BMI giai đoạn 18-21 tuổi theo nghiên cứu của một số tác giả
Giới
BMI
Tác giả Tuổi
18 19 21
Nam
Mai Văn Hưng (2001) 18,98 1,61 19,35 1,60 19,54 1,30 Trịnh Văn Minh (1996) 18,64 1,56 19,01 1,47 19,46 1,53 Vũ Thị Thanh Bình (1998) 20,6 1,3
Nữ
Mai Văn Hưng(2001) 18,37 1,77 19,00 1,86 19,25 1,86 Trịnh Văn Minh (1996) 18,80 1,63 19,18 1,55 19,02 1,52 Vũ Thị Thanh Bình(1998) 20,5 1,5
Cũng như chỉ số Pignet, BMI của sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn trong nghiên cứu của các tác giả khác, sự khác biệt này có liên quan với đặc thù của sinh viên được tuyển chọn vào trường.
Như vậy có thể kết luận, trong cả ba năm nghiên cứu BMI của cả nam và nữ sinh viên đều tương đối ổn định mặc dù có sự dao động nhẹ, BMI của cả nam và nữ trong ba năm nghiên cứu đều nằm trong giới hạn bình thường với BMI trung bình của nam đạt 20,76 ± 1,30 kg/m ² và của nữ đạt 19,19 ± 1,12 kg/m ².