Lực bóp tay thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường đạihọc sư phạm TDTT hà nội từ năm 2010 đến 2013 (Trang 59 - 64)

Kết quả nghiên cứu lực bóp tay thuận của sinh viên được trình bày trong bảng 3.14.

Bảng 3.14. Lực bóp tay thuận của sinh viên theo từng năm và theo giới tính

Năm Lực bóp tay thuận (kg) Nam Nữ 1 X - 2 X p (1-2) n X Tăng n X Tăng 2010 336 44,64 ± 7,27 - 65 30,48 ± 3,79 14,16 <0,05 2011 335 46,56 ± 6,14 1,92 65 31,66 ± 4,12 1,18 14,90 <0,05 2013 335 48,97 ± 5,64 2,41 65 34,19 ± 5,27 2,53 14,78 <0,05 Chung 48,04 ± 6,15 1,44 34,78 ± 3,20 1,24 14,76 p <0,05 <0,05

Các số liệu trong Bảng 3.14 cho thấy LBTTcủa sinh viên tăng dần từ năm 2010 đến năm 2013, cụ thể LBTT của nam tăng từ năm 2010 là 44,64 ± 7,27 kg đến năm 2013 là 48,97 ± 5,64 kg, LBTT của nữ tăng từ năm 2010 là

30,48 ± 3,79 kg đến năm 2013 là 34,19 ± 5,27 kg. Mức tăng trung bình hàng năm với nam là 1,44 kg và nữ tăng 1,24 kg.

Giai đoạn 2010-2011 LBTT tăng nhanh hơn giai đoạn 2011-2013, khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

48.9744.64 44.64 46.56 30.48 34.19 31.66 26 28 30 32 34 36 38 40 42 44 46 48 50 2010 2011 2013 Năm L ực bóp tay thuận (kg) Nam Nữ

Hình 3.21. Lực bóp tay thuận của sinh viên theo từng năm và theo giới tính

LBTT của nam lớn hơn của nữ là 14,76 kg, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So với quy định về đánh giá và phân loại thể lực học sinh, sinh viên của Bộ Giáo dục [5], LBTT của nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu đều thuộc mức đạt và tốt.

LBTT của sinh viên trong nghiên cứu cao hơn LBTT sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân trong nghiên cứu của Giang Thị Khánh Vân [46] nhưng thấp hơn LBTT của sinh viên Đại học TDTT I trong nghiên cứu của Nguyễn Kim Xuân [51].

LBTT của sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả LBTT của sinh viên trong điều tra thể chất người Việt Nam của Viện khoa học TDTT năm 2001 [48] (khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05).

Bảng 3.15. So sánh LBTT của sinh viên trong nghiên cứu với kết quả điều tra của Viện khoa học TDTT năm 2001

Tuổi

Lực bóp tay thuận (kg)

Nam Nữ

Trong nghiên cứu

Điều tra của Viện khoa học

TDTT năm 2001

Trong nghiên cứu

Điều tra của Viện khoa học

TDTT năm 2001 18 44,64 ± 7,27 43,90 ± 6,50 30,48 ± 3,79 28,96 ± 5,08 19 46,56 ± 6,14 44,44 ± 6,17 31,66 ± 4,12 29,15 ± 4,91

Bảng 3.15 cho thấy LBTT của nam và nữ sinh viên trong nghiên cứu qua từng năm đều vượt trội hơn hẳn so với LBTT của nam và nữ sinh viên thuộc nhóm tuổi tương ứng trong điều tra của Viện khoa học TDTT năm 2001.

44.64 46.56 46.56 43.9 44.44 42.5 43 43.5 44 44.5 45 45.5 46 46.5 47 18 19 Tuổi L ực bóp tay thuận (kg) Nam trong nghiên cứu

Nam trong điều tra của Viện khoa học TDTT

LBTT của nam sinh viên qua từng năm trong nghiên cứu đều cao hơn hẳn so với điều tra của Viện khoa học TDTT. LBTT của nam sinh viên năm 2010 (18 tuổi), năm 2011 (19 tuổi) trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là: 44,64 ± 7,27 kg, 46,56 ± 6,14 kg, cao hơn so với LBTT của nam nhóm tuổi tương ứng trong điều tra của Viện khoa học TDTT năm 2001 là: 43,90 ± 6,50 kg, 44,44 ± 6,17 kg. LBTT của nam trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với LBTT của nam sinh viên trong điều tra của Viện khoa học TDTT là do nam trong nghiên cứu khi thi tuyển đầu vào Trường ĐHSP TDTT Hà Nội đã phải đạt chuẩn về thể lực nhất định.

Mặc dù LBTT của nữ sinh viên thấp hơn so khá nhiều với nam sinh viên trong cùng nhóm tuổi nhưng LBTT của nữ sinh viên trong nghiên cứu của chúng tôi cũng tăng tốt hơn so với điều tra của Viện khoa học TDTT năm 2001.

30.48 31.66 31.66 28.96 29.15 27.5 28 28.5 29 29.5 30 30.5 31 31.5 32 18 19 Tuổi L ực bóp tay thuận (kg) Nữ trong nghiên cứu

Nữ trong điều tra của Viện khoa học TDTT

Hình 3.23. So sánh lực bóp tay thuận của nữ trong nghiên cứu với kết quả điều tra của Viện khoa học TDTT năm 2001

Tương tự nam sinh viên, LBTT và mức tăng LBTT của nữ trong nghiên cứu cũng cao hơn hẳn so với LBTT của nữ sinh viên ở nhóm tuổi tương ứng trong điều tra của Viện khoa học TDTT. LBTT của sinh viên nữ năm 2010

(18 tuổi), năm 2011 (19 tuổi), trong nghiên cứu của chúng tôi lần lượt là: 30,48 ± 3,79 kg, 31,66 ± 4,12 kg cao hơn so với LBTT của nữ sinh viên thuộc nhóm tuổi tương ứng trong điều tra của Viện khoa học TDTT năm 2001 là: 28,96 ± 5,08 kg, 29,15 ± 4,91 kg. LBTT của nữ trong nghiên cứu cao hơn nhiều so với nữ sinh viên trong điều tra của Viện khoa học TDTT là do nữ trong nghiên cứu khi thi tuyển đầu vào Trường ĐHSP TDTT Hà Nội đã phải đạt chuẩn về thể lực nhất định.

So sánh LBTT của sinh viên trong nghiên cứu vào năm 2010 (18 tuổi) với tiêu chuẩn của thanh niên Việt Nam 18 tuổi trong “Tiêu chí phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” (Đề án 641) [42] thì LBTT của sinh viên nam trong nghiên cứu tại thời điểm năm 2010 cao hơn mục tiêu phát triển thể lực nam thanh niên Việt Nam năm 2020 (LBTT nam năm 2020 là 45 kg và năm 2030 là 48 kg), với nữ sinh viên LBTT xấp xỉ đạt mục tiêu phát triển thể lực nữ thanh niên Việt Nam năm 2030 (LBTT nữ năm 2020 là 30 kg và năm 2030 là 34 kg).

Sự chênh lệch khá lớn về LBTT của sinh viên trong nghiên cứu so với điều tra của Viện khoa học TDTT năm 2001và so với“Tiêu chí phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” có thể do các tiêu chuẩn thể lực khi tuyển chọn đầu vào và trong quá trình học sinh viên được luyện tập các mơn thể thao chun sâu như bóng ném, bóng rổ, bóng bàn, quần vợt, cầu lơng…dẫn tới sức mạnh của các cơ ở cánh tay và bàn tay tăng nhanh vượt trội.

Có thể kết luận, LBTT của sinh viên trong nghiên cứu vẫn có sự tăng trưởng qua từng năm với mức tăng trung bình hàng năm của nam là 1,44 kg và nữ là 1,24 kg. Khác biệt về LBTT và mức tăng trưởng LBTT giữa nam và nữ trong cùng một lớp tuổi thể hiện rõ rệt, LBTT của nam lớn hơn của nữ là 14,76 kg. LBTT và mức tăng trưởng LBTT của sinh viên trong nghiên cứu

vẫn có sự tăng trưởng qua từng năm là do sinh viên khi tuyển chọn vào trường đã có thể lực rất tốt cộng với việc luyện tập thường xun các mơn thể thao như bóng rổ, bóng ném, cầu lơng, quần vợt…đã khiến sức mạnh của các cơ ở cánh tay và bàn tay tăng dần qua từng năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phát triển cơ thể sinh viên khóa 43 trường đạihọc sư phạm TDTT hà nội từ năm 2010 đến 2013 (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)