CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Thừa Thiên Huế. Điều tra thu mẫu ngoài thực địa được tiến hành tại 5 điểm tương ứng với 5 cụm cơng trình di tích tiêu biểu cho quần thể di tích trong khu di tích Cố đơ Huế là khu vực Đại Nội và 4 lăng tẩm ngoài thành bao gồm lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức và lăng Khải Định. Dưới đây là sơ đồ và vị trị các điểm nghiên cứu:
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí các điểm nghiên cứu
(1) Đại Nội; (2) Lăng Tự Đức; (3) Lăng Thiệu Trị; (4) Lăng Khải Định; (5) Lăng Minh Mạng
Hình 2.2. Sơ đồ Đại Nội thuộc Kinh thành Huế
(Nguồn: http://www.vi.wikipedia.org)
2.2. Vị trí địa lý, địa hình và đặc điểm tự nhiên khu di tích Cố đô Huế
Quần thể kiến trúc Cố đô Huế là một phức hệ kiến trúc bao gồm gần 30 cụm cơng trình có quy mơ lớn, bao gồm cả thành trì, cung điện, đàn miếu, chùa quán, cầu cống, kè hào, lăng tẩm, vườn uyển, hành cung…nằm trên địa bàn thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, huyện Phú Lộc, huyện Phú Vang, với tổng diện tích hơn 5 triệu mét vng. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, quần thể di tích này đã được tổ chức Khoa học, Văn Hóa và Giáo dục của Liên hiệp quốc tế (UNESSCO) ghi tên vào Danh mục di sản Văn hịa Thế giới, lúc đó quần thể trên chỉ gồm 16 cụm cơng trình di tích.
2.2.1. Vị trí địa lý
Khu di tích Cố đơ Huế thuộc thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm vị trí trung độ của cả nước, giữa Thủ đơ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hồ Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đơng giáp biển Đơng.
2.2.2. Đặc điểm địa hình
Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gị đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đơng, phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đơng là dải đồng bằng nhỏ hẹp. Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên. Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với Đà Nẵng. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800m đến hơn 1.000m, trong đó có núi Bạch Mã và Hải Vân là những địa danh du lịch nổi tiếng. Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vùng trung du, trong các thung lũng, chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải.
Khu di tích cố đơ Huế là tập hợp một quần thể các cơng trình di tích nằm dọc hai bờ sông Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền vua Nguyễn là ba tịa thành: Kinh thành Huế, Hồng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Nhìn chung, khu Kinh đơ Huế nằm ở vị trí địa lý thấp và khu lăng tẩm nằm ở vị trí xen kẽ đồi trọc và cao hơn.
Hệ thống lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn hầu như đều nằm trên đồi cao, có núi dựa lưng, trước mặt đều có hồ nước, khe suối hoặc đồng ruộng.
“Minh đường” của lăng thống rộng và có bình phong là núi tự nhiên che chắn. Các lăng ở vị trí tương đối xa nhau và đều cách trung tâm Huế khá xa. Hướng của các lăng rất phong phú, không chỉ tuân theo nguyên tắc xoay mặt về hướng nam như Kinh thành Huế và đa số các cơng trình kiến trúc khác.
2.2.3. Khí hậu
Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang tính chất chuyển tiếp từ á xích đới lên nội chí tuyến gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam nước ta. Thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 11 với lượng mưa trung bình từ 2.500 – 2.700 mm. Mùa khơ kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, lượng nước bốc hơi lớn, thường có mưa giơng. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Huế là 24OC. Số giờ nắng trung bình 2.000 giờ/năm. Độ ẩm trung bình 84%. Số lượng bão khá nhiều, thường bắt đầu vào tháng 6, nhiều nhất là vào tháng 9, 10.
Nằm trong tỉnh Thừa Thiên Huế, khu di tích Cố đơ Huế có nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25OC, khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng (trên 90% vào mùa mưa và dưới 90% vào mùa khô). Đặc biệt chế độ mưa không giống bất kỳ nơi nào ở Việt Nam. Lượng mưa trung bình năm trên 2.700mm. Tháng 10 và 11 có lượng mưa chiếm tới 53% tổng lượng mưa trong năm. Gió mùa Đơng Bắc từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, ứng với mùa mưa; gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9, ứng với mùa khô.
2.2.4. Tiềm năng du lịch
Tiềm năng du lịch của Thừa Thiên Huế nói chung và Khu di tích Cố đơ Huế nói riêng khá phong phú, đa dạng, bao gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có điều kiện để phát triển nhiều loại du lịch phong phú
như: du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch biển, núi, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao…
Khu di tích Cố đơ Huế là một trong những trung tâm văn hoá lớn của Việt Nam, hiện đang lưu giữ một kho tàng vật chất đồ sộ, đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hố thế giới với những cơng trình kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, Huế có hàng trăm chùa chiền với kiến trúc độc đáo và một kho tàng văn hố phi vật thể đồ sộ, các loại hình lễ hội tơn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình. Thừa Thiên Huế cịn lưu giữ được giữa lịng đơ thị Huế nhiều nhà vườn, phố cổ mang nét đặc trưng của vùng đất Cố đô ở Vĩ Dạ, Kim Long, Gia Hội, Bao Vinh.
Tóm lại, khu di tích Cố đơ Huế nằm hồn tồn trong khu vực nhiệt đới gió mùa, bao gồm nhiều cụm cơng trình di tích rải rác trong thành phố Huế với 2 dạng địa hình cơ bản là đồng bằng và đồi núi. Với không gian rộng lớn, trải dài, sinh cảnh đa dạng, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loài mối nên thành phần lồi mối tại khu di tích Cố đơ Huế có tính đa dạng hơn khi so với các di sản văn hóa khác như khu phố cổ Hội An (đặc trưng bởi sinh cảnh đô thị, phố xá vùng đồng bằng) hay khu thánh địa Mỹ Sơn (đặc trưng sinh cảnh rừng đồi).
Với tiềm năng du lịch to lớn, hàng năm khu di tích Cố đơ Huế đón tiếp hạng vạn lượt người đến du lịch, thăm quan, nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay, công tác quản lý ở khu di tích Cố đơ Huế thường chỉ tập trung đến các vấn đề phát triển du lịch, bảo tồn những giá trị phi vật thể… mà chưa có sự quan tâm xứng đáng đến cơng tác phịng trừ các lồi sinh vật hại, đặc biệt là vấn đề mối xâm nhập và phá hại. Vì vậy, Trải qua thời gian lâu dài, dưới tác động của điều kiện khí hậu, thời tiết, thiên tai, chiến tranh, các hoạt động của con người, các lồi mối ln là một trong những tác nhân quan trọng gây
xuống cấp cho các cơng trình di tích trong khu di tích Cố đơ Huế, đặc biệt đối với những cơng trình di tích có kết cấu bằng gỗ và những vật liệu có nguồn gốc xenlulose.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Các nghiên cứu, điều tra, thí nghiệm và phân tích mẫu mối theo nội dung nghiên cứu của luận văn được thực hiện từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 11 năm 2013. Các đợt thu mẫu được thực hiện vào tháng 4/2012, tháng 8/2012, tháng 2/2013, tháng 10/2013. Thời điểm thu mẫu từ 7h đến 19h hàng ngày.
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra đặc điểm thành phần loài, xác định các đặc trưng phân bố của mối trong khu di tích Cố đơ Huế.
- Đánh giá mức độ gây hại của mối và xác định lồi gây hại chính đối với các cơng trình di tích trong khu di tích Cố đơ Huế.
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học của lồi gây hại chính cho các cơng trình di tích trong khu di tích Cố đơ Huế.
- Đề xuất biện pháp phịng trừ lồi gây hại chính cho các cơng trình di tích trong khu di tích Cố đơ Huế.
2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập, xử lý và bảo quản mẫu vật mẫu vật
Điều tra, thu thập mẫu mối được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) [10], các mẫu được thu trong các sinh cảnh khác nhau (cơng trình kiến trúc, thảm cỏ, đất trống, cây trồng) (Hình 2.3, 2.4 và 2.5). Dụng cụ sử dụng trong quá trình thu mẫu bao gồm: cuốc, xẻng, hộp
nhựa, tuốc nơ vít, bay nhỏ, panh mềm, ống thuỷ tinh nhỏ đựng mẫu, hộp nhựa, nhật ký thu mẫu, bút chì và giấy Eteket …
Hình 2.3. Điều tra, thu mẫu trong sinh cảnh cơng trình kiến trúc (Nguồn: Nguyễn Văn Quảng, 2012)
Hình 2.4. Điều tra, thu mẫu trong sinh cảnh thảm cỏ, đất trống xung quanh di tích
Hình 2.5. Điều tra, thu mẫu trên cây trồng
(Nguồn: Tô Thị Mai Duyên, 2012) Chúng tôi đã tiến hành điều tra thu thập vật mẫu trong khu vực Đại Nội và 4 lăng tẩm ngoài Kinh thành Huế (lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định). Ở mỗi điểm điều tra, chúng tôi tiến hành thu mẫu trong các công trình di tích, thảm cỏ, đất trống xung quanh di tích và các cây xanh thân gỗ trong khn viên di tích.
Trong q trình thu mẫu, chúng tôi cố gắng thu đầy đủ các đẳng cấp: mối lính, mối thợ, mối non, mối cánh (nếu có). Đặc biệt đẳng cấp mối lính thường được chúng tơi quan tâm trong q trình thu mẫu, vì đẳng cấp này có hình thái đặc trưng, thuận lợi cho việc phân tích, xác định tên lồi sau này.
Bên trong cơng trình di tích, mẫu mối được thu từ những nơi có các dấu hiệu hoạt động của mối như: đường mui, phân mối hay các tàn tích mối cánh cịn sót lại sau q trình bay giao hoan phân đàn. Các vị trí như: chân cột gỗ, chân tường, góc nhà, khung cửa, các vật dụng đồ đạc bằng gỗ thường được chúng tôi chú ý trong quá trình khảo sát. Ở thảm cỏ và các khoảng đất trống
xung quanh các cơng trình di tích, chúng tơi điều tra thu thập mẫu mối trong những mảnh gỗ, cành cây rụng, các vật liệu có nguồn gốc xenlulose... Đối với cây xanh trong khuôn viên khu vực Đại Nội và trong rừng trồng của các lăng tẩm, thu mẫu chủ yếu trên và trong thân cây, dưới và xung quanh gốc cây...
2.5.2. Phương pháp phân tích, định loại mẫu vật
Mẫu mối thu được định hình trong cồn 70-80O, đánh số tạm thời, ghi chép các đặc điểm quan sát được trong quá trình thu mẫu vào sổ nhật ký. Sau đó, đưa về phịng thí nghiệm của Viện Sinh thái và Bảo vệ cơng trình để làm sạch, thay cồn, ghi nhãn cho mỗi mẫu với đầy đủ các thông tin cần thiết như: ký hiệu mẫu, địa điểm thu, nơi thu mẫu, thời gian thu, tên người thu mẫu, sinh cảnh tại nơi thu mẫu. Mẫu được lưu trữ để phục vụ cho công tác định loại.
Dụng cụ để định loại mẫu mối gồm: kính hiển vi, kính lúp soi nổi, kim phân tích, panh mềm.
Tài liệu định loại chính được chúng tơi sử dụng gồm có: khố định loại mối vùng Ấn độ - Malaysia của Ahmad (1958) [47]; mối Thái Lan của Ahmad (1965) [48]; mối Malaysia của Thapa (1982) [82]; mối Trung Quốc của Huang et al (2000) [62]; Động vật chí Việt Nam, tập 15, Bộ cánh đều – Isoptera (2007) [12]; tài liệu hướng dẫn phân loại của Scheffarahn và Nan- Yao Su (2011) [76].
2.5.3. Phương pháp đánh giá mức độ gây hại của mối và xác định lồi gây hại chính
* Bước 1: Xác định điểm số gây hại của từng loài mối cho từng cơng trình tại 1 điểm nghiên cứu.
Từ kết quả điều tra, chúng tơi tính điểm số gây hại của từng lồi mối đối với từng cơng trình di tích tại các điểm nghiên cứu tương ứng theo 4 mức độ
gây hại (nặng, vừa, nhẹ, khơng) dựa vào 4 tiêu chí đánh giá ở bảng 2.1. Mức độ gây hại của từng loài được xác định dựa vào số lượng tiêu chí đánh giá mà loài đạt được.
Bảng 2.1. Các tiêu chí đánh giá dùng để xác định điểm số gây hại của mối cho cơng trình di tích
TT Tiêu chí đánh giá
Điểm số gây hại (H)
Nặng (3 điểm) Vừa (2 điểm) Nhẹ (1 điểm) Khơng (0 điểm) 1 Thuộc nhóm mối nhà Đạt từ 3 tiêu chí trở lên Đạt 2 trên 4 tiêu chí Đạt 1 trên 4 tiêu chí Khơng đạt tiêu chí nào 2 Phá hoại kết cấu gỗ chịu
lực của cơng trình 3 Phá hoại vật trưng bày 4 Phá hoại vật liệu gỗ khác
* Bước 2: Tính điểm số gây hại trung bình của từng lồi cho từng điểm nghiên cứu theo công thức:
HTBA= (HA1 + HA2 + …+ HAi + ...+ HAn)/n
Trong đó, HTBA: là điểm số gây hại trung bình của lồi A tại điểm nghiên cứu; HAi: điểm số gây hại của lồi A đối với cơng trình i (i: 1,…n); n: tổng số cơng trình điều tra trong điểm nghiên cứu.
* Bước 3: Tính điểm số mức độ gây hại của từng loài đối với từng điểm nghiên cứu.
Kết hợp với độ bắt gặp của từng lồi trong các cơng trình di tích thuộc điểm nghiên cứu, chúng tơi tính điểm số mức độ gây hại của loài tại điểm nghiên cứu đó theo cơng thức:
Trong đó: MHA: là điểm số mức độ gây hại của loài A cho điểm nghiên cứu; HTBA: là điểm số gây hại trung bình của lồi A cho điểm nghiên cứu; TA: là số cơng trình thuộc điểm nghiên cứu bắt gặp loài A.
Sắp xếp thứ tự loài gây hại tại từng điểm nghiên cứu tùy thuộc vào giá trị của MH. Lồi gây hại chính cho từng điểm nghiên cứu là lồi có giá trị MH lớn nhất tại điểm nghiên cứu đó.
2.5.4. Một số phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của mối Coptotermes học của mối Coptotermes
2.5.4.1. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc tổ mối Coptotermes.
Nghiên cứu cấu trúc tổ mối Coptotermes được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Đức Khảm (1976) [10]. Tổ mối được giải phẫu, quan sát hình thái ngồi và cấu trúc bên trong qua các lát cắt, mơ tả, đo đạc kích thước và chụp ảnh.
2.5.4.2. Phương pháp xác định tỉ lệ đẳng cấp quần tộc mối Coptotermes kiếm thức ăn. kiếm thức ăn.
Tỉ lệ đẳng quần tộc mối Coptotermes kiếm thức ăn được xác định dựa theo phương pháp của Nguyễn Văn Quảng (2003) [18].
Đặt hộp nhử mối tại 5 tổ mối Coptotermes trong các cơng trình có mối. Mỗi hộp nhử, chúng tôi thu được khoảng 15 - 30g mối, trung bình có khoảng 6.500 -10.500 cá thể (ở tỉ lệ đẳng cấp tự nhiên của đàn mối kiếm ăn, 1g mối trung bình có 345 cá thể). Mỗi cơng trình, thường đặt 10 - 20 hộp nhử, tổng số mối thu được từ một cơng trình dao động trong khoảng 65.000 - 180.000 cá thể.
Vì số lượng mối thu được từ các tổ rất lớn, nên khi đưa về phịng thí nghiệm, chúng tơi trộn đều rồi lấy nhẫu nhiên 5 lô, mỗi lô 3g mối. Đếm số
lượng mối của từng đẳng cấp có trong mỗi lơ, xác định tỷ lệ phần trăm mối các đẳng cấp trong mỗi nhóm và lấy giá trị trung bình.
2.5.4.3. Phương pháp nghiên cứu quá trình lan truyền thức ăn trong quần tộc mối Coptotermes. quần tộc mối Coptotermes.
* Phương pháp đánh dấu thức ăn:
Việc nhuộm màu để có thức ăn đánh dấu được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Văn Quảng (2003)[18].
Chúng tơi sử dụng hố chất nhuộm màu thức ăn là Xanh methylen pha trong cồn 900 với nồng độ là 0,3g/l. Giấy lọc dùng làm thức ăn cho mối được ngâm trong dung dịch đã pha ở trên trong khoảng thời gian 24 giờ, sau đó để