CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3. Đặc điểm sinh học, sinh thái học loài Coptotermes gestroi
Mặc dù đây là loài mối thuộc giống mối nhà Coptotermes, giống mối nguy hiểm nhất cho các cơng trình xây dựng nhưng các nghiên cứu trước đây thường tập trung nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của
Coptotermes formosanus, chưa quan tâm nhiều đến Coptotermes gestroi. Để
có cơ sở đề xuất các giải pháp phịng trừ, chúng tơi đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học cơ bản của Coptotermes gestroi.
3.3.1. Đặc điểm hình thái của Coptotermes gestroi
Mối lính Coptotermes gestroi đầu màu vàng hơi đỏ. Môi màu vàng sáng hơi nâu. Hàm dưới màu nâu hơi đỏ. Râu và tấm ngực trước có màu vàng hơi nâu sáng và sáng hơn màu của đầu. Màu của chân và bụng thì nhạt hơn. Chiều dài của cằm gấp 2,5 lần chỗ rộng nhất. Đầu mối lính có vài lơng cứng rải rác. Đỉnh mơi có 2 lơng cứng. Cằm có 2 lơng cứng ở mép trước và 2 lông cứng khác ở mép sau. Đầu thon dài hình ovan, chiều dài đầu lớn hơn rõ rệt so với chiều rộng, chỗ rộng nhất ở đoạn giữa. Thóp có dạng hình ovan. Mơi hẹp, nhọn, có đỉnh mỡ ngắn, hẹp. Hàm uốn cong không nhiều ở đỉnh. Râu gồm có 14-15 đốt, đốt thứ 2 dài hơn đốt thứ 3, đốt thứ 4 xấp xỉ bằng đốt thứ 3. Tấm
lưng ngực trước có chiều rộng gần như gấp 2 lần chiều dài, mép trước có vết lõm rõ rệt, cạnh sau hơi lõm xuống ở giữa, cạnh sau gần như trịn.
Hình 3.7. Đầu mối lính Coptotermes gestroi nhìn từ nhiều phía
(Nguồn: Nguyễn Thúy Hiền, 2013) Mối cánh Coptotermes gestroi hơi nhỏ hơn so với Coptotermes formosanus. Đầu, tấm lưng ngực trước và mặt lưng bụng có màu nâu đậm.
Chiều dài của lông cánh thường ngắn hơn so với Coptotermes formosanus.
3.3.2. Đặc điểm bay phân đàn của Coptotermes gestroi
Qua kết quả theo dõi hoạt động mối cánh bay phân đàn của 8 tổ
Coptotermes gestroi chúng tôi xác định mối cánh bay trung bình 3-6 đợt của
một năm, trong khoảng thời gian từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 5, tập trung chủ yếu vào tháng 4 hàng năm. Trong tháng 4/2012 số đợt mối bay phân đàn
tăng ở 2 tuần cuối tháng, nhưng cũng có thể chiếm ưu thế ngay từ 2 tuần đầu của tháng như 2013. Điều này cho thấy thời điểm mối bay phân đàn phụ thuộc nhiều vào thời tiết cụ thể trong tháng của một vùng khí hậu. Nếu so sánh với các kết quả đã cơng bố của các tác giả Trung Quốc, có thể thấy thời điểm mối Coptotermes gestroi bay phân đàn trong năm sớm hơn. Theo Liu Yuanzhi et al., (1998) thời kỳ bay của mối cánh loài này ở Quảng Tây vào giữa tháng 4 đến cuối tháng 5; ở Quảng Đông vào cuối tháng 4 đến cuối tháng 6; ở Hồ Bắc vào cuối tháng 5 đến cuối tháng 6 và ở Trùng Khánh từ tháng 5 đến đầu tháng 7. Phải chăng khi vĩ độ càng giảm, thời gian mối bay phân đàn của loài này càng kéo dài và lùi dần theo các tháng trong năm. Nước ta do kéo dài qua nhiều vĩ độ và có các vùng khí hậu khác nhau, thời điểm mối bay phân đàn của loài này sẽ bị chi phối bởi các yếu tố thời tiết khác nhau, nên rất có thể chúng không chỉ tập trung bay phân đàn vào tháng 4 như kết quả nghiên cứu của đề tài.
Những ngày mối cánh bay, trời rất oi bức, nhiệt độ và độ ẩm cao hơn ngày bình thường. Do mối thường bay vào khoảng 18h30 đến 19h30 hàng ngày, nên nhiệt độ lúc bay so với nhiệt độ cao nhất trong ngày đã giảm nhiều và dao động trong khoảng 27,50C - 31,70C, trung bình là 29,40C; độ ẩm dao dộng trong khoảng 87rh -96,5rh, trung bình là 91,2 rh. Thời điểm bay phân đàn vào lúc chập choạng tối của Coptotermes gestroi có lẽ là kết quả của một q trình tiến hố thích nghi lâu dài, làm cho mối tránh được rất nhiều kẻ thù khi bay, dễ dàng tìm đến các cơng trình đang xây dựng nhờ tính hướng quang và dễ dàng lẩn trốn khi rụng cánh. Kết quả theo dõi các đợt bay trong một năm cũng cho thấy thường đợt đầu mối bay có tính chất thăm dị, nên số lượng mối cánh bay không nhiều. Số lượng mối cánh bay thường bùng nổ vào các đợt giữa và ít đi vào các đợt cuối. Chúng tơi nghĩ có thể đợt bay cuối là của những cá thể phát triển chậm trong tổ. Kết quả theo dõi của chúng tơi cịn
cho thấy mưa không phải là yếu tố quyết định đến hoạt động bay phân đàn. Bởi hầu hết những ngày mối cánh Coptotermes gestroi bay ra đều khơng có mưa. Kết quả này khác với nhận xét trước đây của một số tác giả cho rằng mối thường bay vào những ngày có mưa và giông. Như vậy điều kiện thời tiết, cụ thể là điều kiện nhiệt độ và độ ẩm khơng khí khác thường trong giai đoạn chuyển mùa là những yếu tố liên quan trực tiếp đến tập tính bay phân đàn của mối Coptotermes gestroi.
Hình 3.8. Đặc tính hƣớng quang của mối cánh Coptotermes gestroi trong
quá trình bay giao hoan phân đàn
(Nguồn: Nguyễn Thúy Hiền, 2013)
Việc xác định thời điểm bay phân đàn có ý nghĩa rất lớn trong cơng tác phòng mối cánh ở mỗi vùng. Căn cứ vào số liệu điều tra người ta có thể hồn tồn chủ động trong việc phòng trừ mối cánh Coptotermes gestroi trong xây dựng cơng trình kiến trúc, giảm thiểu tối đa thời gian theo dõi và chi phí phịng trừ chúng.
3.3.3. Cấu trúc tổ của lồi mối Coptotermes gestroi
Hình thái và kích thước của tổ chính lồi Coptotermes gestroi rất đa
dạng. Tổ chính nằm ở dưới nền móng cơng trình thường có hình cầu hoặc hình trứng. Tổ chính nằm trong gỗ, hốc cây, tường rỗng, hộp pa nen, gốc cây v.v. thường phụ thuộc vào hình dạng vật thể chứa tổ mối. Vỏ tổ là lớp đất dày 3-5cm, có chức năng chống thấm nước. Phía trong có nhiều phiến mỏng xếp chồng lên nhau thành hình trịn đồng tâm, càng vào gần trung tâm tổ chính các phiến này càng dày lên. Gần trung tâm (thường lệch về đáy) tổ chính có một hoặc một số hoàng cung, cấu trúc là những khoang nhỏ rất đơn giản, hình bán nguyệt, đáy phẳng, thành khoang nhẵn. Đó là nơi ở của mối vua và mối chúa. Bên cạnh hoàng cung là những hốc nhỏ để chứa trứng và nhiều khe rãnh để mối thợ đi lại chăm sóc mối vua, mối chúa, trứng và ấu trùng.
Hình 3.9. Tổ mối Coptotermes gestroi trong gốc cây chết ở lăng Tự Đức (Nguồn: Lê Quang Thịnh, 2012)
Khi nguồn thức ăn xung quanh tổ phụ bị cạn kiệt hoặc bị con người xua đuổi, đàn mối thường rút đi nơi khác để kiếm ăn, nên trong thực tế chúng tôi đã bắt gặp nhiều tổ phụ trống rỗng. Thoạt nhìn tổ phụ và tổ chính khơng khác nhau mấy. Nhưng phần lớn tổ phụ có dạng tổ ong, được tạo thành bởi các mảnh cấu trúc hình sao, ở trung tâm tổ phụ khơng có các phiến kết cấu dày. Tuy nhiên cũng có trường hợp, do điều kiện mơi trường của tổ chính thay đổi theo chiều hướng bất lợi với quần tộc, một trong các tổ phụ sẽ trở thành tổ chính, khi đó ở tổ phụ sẽ xuất hiện các khoang nhỏ chứa trứng và hồng cung. Do đó việc phân biệt tổ chính và tổ phụ trong một số trường hợp là khơng đơn giản.
Hình 3.10. Tổ phụ rỗng của mối Coptotermes gestroi trong lăng Tự Đức (Nguồn: Lê Quang Thịnh, 2012) Trong q trình phát triển quần tộc, vị trí của tổ có thể di chuyển đến nơi khác thích hợp hơn, tạo thành tổ mới. Đến giai đoạn quần tộc đã đông đúc, hệ thống tổ được mở rộng và phức tạp, gồm khoang chính và một số khoang phụ. Khoang chính của tổ mối Coptotermes gestroi là trung tâm hoạt động của quần
tộc. Khoang chính có ống thông hơi, lỗ phân đàn và hang giao thông. Khoang phụ là bộ phận chức năng của khoang chính, làm nhiệm vụ phân tán số lượng mối, nơi chứa thức ăn và trạm trung chuyển thức ăn. Từ khoang chính có các hang giao thơng lớn tới các khoang phụ và từ khoang chính, khoang phụ có rất nhiều hang giao thơng dẫn đến các điểm kiếm ăn.
Hình 3.11. Một phần tổ mối Coptotermes gestroi thu đƣợc trong
khu vực Đại Nội
(Nguồn: Lê Quang Thịnh, 2012) Có thể thấy, về cơ bản kết quả nghiên cứu về hình thái, cấu trúc tổ mối
Coptotermes gestroi của chúng tôi cũng phù hợp với các mô tả về loài này của
các tác giả trước đây như Nguyễn Đức Khảm (1976) [10]; Nguyễn Chí Thanh (1996) [30].
3.3.4. Tỉ lệ đẳng cấp trong quần tộc Coptotermes gestroi kiếm ăn
Chúng tôi tiến hành xác định tỉ lệ đẳng cấp trong 5 tổ mối Coptotermes gestroi thu từ các cơng trình xây dựng. Việc đếm tổng số cá thể nhử được cũng như việc tách riêng mỗi đẳng cấp của chúng gặp nhiều khó khăn. Do
vậy, từ mẫu thu được ở mỗi tổ, chúng tơi lấy ngẫu nhiên 3 nhóm mẫu. Mỗi nhóm mẫu có 3g mối. Xác định tỉ lệ % mối lính, mối thợ và mối non trong mỗi nhóm mẫu. Kết quả tính tốn tỉ lệ trong các lần nhử bắt được trình bày ở bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tỉ lệ % mối thợ, mối lính và mối non trong đàn mối
Coptotermes gestroi kiếm ăn
Tổ mối Nhóm mẫu Tổng số cá thể
Mối thợ Mối lính Mối non
Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1 1.1 1.037 872 84,09 82 7,91 83 8,00 1.2 1.017 829 81,51 106 10,42 82 8,06 2.3 1.016 894 87,99 102 10,04 20 1,97 2 2.1 1.035 889 85,89 111 10,72 35 3,38 2.2 1.029 915 88,92 114 11,08 0 0,00 2.3 1.016 885 87,11 115 11,32 16 1,57 3 3.1 1.037 858 82,74 136 13,11 43 4,15 3.2 1.038 852 82,08 84 8,09 102 9,83 3.3 1.039 917 88,26 89 8,57 33 3,18 4 4.1 1.048 906 86,45 106 10,11 36 3,44 4.2 1.017 871 85,64 117 11,50 29 2,85 4.3 1.029 941 91,45 88 8,55 0 0,00 5 5.1 1.026 881 85,87 106 10,33 39 3,80 5.2 1.025 844 82,34 101 9,85 80 7,80 5.3 1.031 846 82,06 140 13,58 45 4,36 Trung bình 85,49±2,42 10,35±1,24 4,16±2,30
Hình 3.12. Giao động của tỉ lệ % các đẳng cấp ở đàn mối
Coptotermes gestroi kiếm ăn
Số liệu ở bảng 3.9 và hình 3.12 cho thấy tỉ lệ mối lính trong đàn mối kiếm ăn thay đổi trong khoảng 7,91% -13,58%, trung bình 10,35%. Tuy nhiên khi thu mẫu trực tiếp từ nơi mối đang kiếm ăn (không lấy gọn cả hộp nhử) thì chúng tơi thấy tỉ lệ mối lính tăng lên gấp 2-3 lần giá trị trung bình. Nguyên nhân là do khi thu mẫu trực tiếp, mối thợ Coptotermes gestroi rút chạy rất nhanh vào hang, cịn mối lính có xu hướng ở lại để bảo vệ. Do đó cách thu mẫu trực tiếp làm cho tỉ lệ mối lính cao hơn thực tế. Từ đó, để đảm bảo xác định tỉ lệ chính xác, cần nhử mối tập trung và thu gọn các hộp nhử với số lượng hàng chục ngàn cá thể, tách riêng mối khỏi các mẫu gỗ, lấy ngẫu nhiên một số nhóm trong đó để xác định tỉ lệ đẳng cấp.
Sự có mặt thường xuyên của thành phần mối non trong đàn mối kiếm ăn ở loài mối Coptotermes gestroi, với tỉ lệ trung bình 4,16%, cho thấy mối thợ có thể trao đổi trực tiếp chất dinh dưỡng cho mối non ở bên ngoài tổ. Tuy số lượng mối non không cao nhưng đây là điều kiện để mối non bắt chước tập
tính kiếm ăn của mối thợ trưởng thành. Mặt khác, sự có mặt thường xuyên của mối non có lẽ cũng liên quan đến khả năng thích nghi trong việc tạo lập tổ mối mới của bộ phân quần tộc kiếm ăn, khi chúng bị biệt lập với quần tộc chung.
Số liệu bảng 3.9 và hình 3.12 cịn cho thấy, mối thợ trưởng thành trong đàn mối kiếm ăn chiếm đa số và có tỉ lệ khá ổn định trong khoảng 81,51% – 91,45%, trung bình 85,49%. Với tỉ lệ mối thợ cao và tập tính kiếm ăn tập trung của Coptotermes gestroi, việc nhử chúng bằng loại thức ăn ưa thích
cộng với chất hấp dẫn là cơ sở rất thuận lợi cho phương pháp lây nhiễm đối với quần tộc Coptotermes gestroi.
3.3.5. Quá trình lan truyền thức ăn trong quần tộc Coptotermes gestroi
Chúng tôi theo dõi những cá thể mối thợ Coptotermes gestroi khi được
ăn thức ăn nhuộm màu bằng cách mổ và quan sát thức ăn trong ruột mối qua kính lúp và kính hiển vi. Thức ăn đánh dấu có ở cả ba đoạn ruột trước, ruột giữa và ruột sau của mối. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.10.
Bảng 3.10. Tỷ lệ % cá thể mối Coptotermes gestroi có thức ăn đƣợc đánh
dấu trong ruột trong tổng số 200 cá thể sau những khoảng thời gian thí nghiệm khác nhau
Tỷ lệ % mối nhiễm thức ăn ban đầu
Tỷ lệ % cá thể mối nhiễm thức ăn nhiễm màu theo thời gian Sau 1 ngày Sau 2 ngày Sau 3 ngày Sau 4 ngày Sau 5 ngày Sau 6 ngày Sau 7 ngày 6 10,9 17,1 23,6 33,1 42,7 49,2 57,3 12 19,7 30,1 37,8 48,2 56,9 64,3 74,9 18 29,1 39 46,2 57,9 66,4 75,3 85,0
Kết quả bảng 3.10 cho thấy tỷ lệ các cá thể có thức ăn được đánh dấu trong quần tộc tăng dần theo thời gian. Chẳng hạn với tỷ lệ nhiễm thức ăn ban đầu là 6 ; 12 và 18, sau 1 ngày thí nghiệm, tỷ lệ cá thể có thức ăn đánh dấu trong ruột đã tăng lên tương ứng là 10,9% ; 19,7% và 29,1%. Đến ngày thí nghiệm thứ 7, tỷ lệ thức ăn lan truyền trong đàn mối đã đạt 57,3%; 74,9% và 85% một cách tương ứng với tỷ nhiễm ban đầu nêu trên.
Hình 3.13. Biến thiên tỷ lệ % cá thể mối Coptotermes gestroi có thức ăn
đƣợc đánh dấu trong ruột theo thời gian thí nghiệm
Từ biểu đồ trong hình 3.13, chúng tơi nhận thấy ở các lơ thí nghiệm có tỷ lệ cá thể nhiễm thức ăn đánh dấu ban đầu càng cao thì tỷ lệ cá thể bị lây nhiễm trong nhóm cá thể thí nghiệm càng tăng nhanh hơn theo thời gian. Có nghĩa là, nếu tăng lượng nhiễm thức ăn ban đầu lên 3 lần thì thời gian rút ngăn gần một nửa (so sánh giá trị 57,3 ở ngày thứ 7 của lô nhiễm ban đầu 6% với 57,9 ở ngày thứ 4 của lô nhiễm ban đầu 18%).
Như vậy, kết quả thí nghiệm một lần nữa chứng tỏ thức ăn có thể lan truyền trong quần thể mối Coptotermes gestroi. Đây là đặc điểm sinh học đã
được nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng như tại Việt Nam công bố, là cơ sở khoa học cho việc sử dụng các chất độc có tác dụng chậm qua con đường thức ăn để phòng trừ mối Coptotermes được ứng dụng trong công nghệ chế tạo nhiều thế hệ bả diệt mối Coptotermes ngày ngày.
3.4. Đề xuất biện pháp phòng trừ mối cho các cơng trình di tích trong khu di tích Cố đơ Huế
3.4.1. Cơ sở khoa học của biện pháp đề xuất
3.4.1.1. Xu hướng phịng trừ mối cho cơng trình kiến trúc ở Việt Nam và thế giới
Các nghiên cứu về biện pháp phòng trừ mối ở Việt Nam và Thế giới chúng tôi đã đề cập đến trong phần tổng quan. Ở đây chúng tơi chỉ xem xét các xu hướng chính hiện nay về phịng trừ mối cho cơng trình kiến trúc làm cơ sở khoa học để đề xuất các biện pháp phịng trừ mối Coptotermes gestroi.
Các lồi mối nhà thuộc giống Coptotermes là những loài mối gây hại chủ yếu cho các cơng trình kiến trúc. Ở Việt Nam, cho đến nay việc xử lý mối Coptotermes vẫn chủ yếu áp dụng 2 hướng phòng trừ là sử dụng hóa chất phịng trừ mối và phòng trừ mối bằng biện pháp sinh học. Các biện pháp phòng trừ theo 2 hướng này được quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN-7958 :2008 Bảo vệ cơng trình xây dựng - Phịng chống mối cho cơng trình xây dựng mới và Tiêu chuẩn Quốc gia Việt Nam TCVN- 8268 :2009 Bảo vệ cơng trình xây dựng - Diệt và phịng mối cho cơng trình đang sử dụng [1, 2]. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ tiến hành cục bộ cho từng cơng trình riêng lẻ mà chưa chú trọng đến việc kiểm sốt tồn diện các
nguy cơ xâm nhập của mối vào trong cơng trình, đặc biệt là nguy cơ từ các tổ