CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2. Vị trí địa lý, địa hình và đặc điểm tự nhiên khu di tích Cố đơ Huế
2.2.2. Đặc điểm địa hình
Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gị đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ Tây sang Đơng, phía Tây là dãy núi cao, phía giữa là đồi núi thấp và phía Đơng là dải đồng bằng nhỏ hẹp. Phần phía Tây chủ yếu là đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên. Núi chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên, nằm ở biên giới Việt – Lào và vùng tiếp giáp với Đà Nẵng. Phần lớn các đỉnh núi có độ cao từ 800m đến hơn 1.000m, trong đó có núi Bạch Mã và Hải Vân là những địa danh du lịch nổi tiếng. Địa hình phần đồi phân bố chủ yếu ở vùng trung du, trong các thung lũng, chiếm khoảng 1/4 diện tích tự nhiên, độ cao phần lớn dưới 500 m, có đặc điểm chủ yếu là đỉnh rộng, sườn thoải.
Khu di tích cố đơ Huế là tập hợp một quần thể các cơng trình di tích nằm dọc hai bờ sơng Hương thuộc thành phố Huế và một vài vùng phụ cận thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của chế độ trung ương tập quyền vua Nguyễn là ba tịa thành: Kinh thành Huế, Hồng thành Huế, Tử cấm thành Huế, lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Nhìn chung, khu Kinh đơ Huế nằm ở vị trí địa lý thấp và khu lăng tẩm nằm ở vị trí xen kẽ đồi trọc và cao hơn.
Hệ thống lăng mộ của các vị vua triều Nguyễn hầu như đều nằm trên đồi cao, có núi dựa lưng, trước mặt đều có hồ nước, khe suối hoặc đồng ruộng.
“Minh đường” của lăng thống rộng và có bình phong là núi tự nhiên che chắn. Các lăng ở vị trí tương đối xa nhau và đều cách trung tâm Huế khá xa. Hướng của các lăng rất phong phú, không chỉ tuân theo nguyên tắc xoay mặt về hướng nam như Kinh thành Huế và đa số các cơng trình kiến trúc khác.