Đặc điểm thành phần loài và phân bố của mối trong khu di tích Cố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài mối (insecta isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô huế, tỉnh thừa thiên huế 03 (Trang 44)

CHƢƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm thành phần loài và phân bố của mối trong khu di tích Cố

Cố đơ Huế

3.1.1. Thành phần loài mối trong khu di tích Cố đơ Huế

Chúng tơi đã tiến hành điều tra tại 5 điểm nghiên cứu tương ứng với 5 cụm cơng trình di tích bao gồm: khu vực Đại Nội (Ngọ Mơn, Điện Thái hồ, Duyệt Thị Đường, Thái Bình Lâu Thế Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hưng Miếu, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Phủ Nội vụ và Điện Long An); lăng Minh Mạng (Điện Sùng Ân, Tả-Hữu Phối Điện, Tả-Hữu Tùng Phòng và Minh Lâu); lăng Tự Đức (điện Hòa Khiêm, Pháp Khiêm Vu, Lễ Khiêm Vu, Ôn Khiêm Đường, nhà hát Minh Khiêm); lăng Thiệu Trị; lăng Khải Định. Kết quả đã thu được 292 mẫu, trong đó có 71 mẫu thu trong cơng trình di tích, 74 mẫu thu ở thảm cỏ và đất trống xung quanh các cơng trình di tích và 147 mẫu thu trên cây trồng. Qua phân tích phát hiện được 25 loài, thuộc 12 giống, 7 phân họ của 3 họ mối (bảng 3.1).

Bảng 3.1. Thành phần loài mối trong khu di tích Cố đơ Huế

TT Tên khoa học Số lƣợng

mẫu Tỷ lệ % HỌ KALOTERMITIDAE ENDERLIN

Phân họ Kalotermitinae Froggatt

Giống Cryptotermes Bank

1 Cryptotermes domesticus Haviland 17 5,8

Giống Neotermes Holmogren

2 Neotermes koshunensis Shiraki 3 1,0

HỌ RHINOTERMITIDAE LIGHT Phân họ Coptotermitinae Holmgren

Giống Coptotermes Wasmann

3 Coptotermes gestroi Wasmann 54 18,5

4 Coptotermes emersoni Ahmad 24 8,2

5 Coptotermes ceylonicus Holmgren 24 8,2

6 Coptotermes curvignathus Holmgren 1 0,3

7 Coptotermes sp. 6 2,1

Phân họ Rhinotermitinae Froggatt

Giống Schedorhinotermes Silvestri

8 Schedorhinotermes javanicus Kemner 8 2,7

9 Schedorhinotermes medioobscurus Holmgren 11 3,8

HỌ TERMITIDAE LIGHT

Phân họ Macrotermitinae Kemner

Giống Macrotermes Holmgren

10 Macrotermes annandalei Silvestri 5 1,7

11 Macrotermes serrulatus Snyder 7 2,4

Giống Odontotermes Holmgren

12 Odontotermes hainanensis Light 34 11,6

13 Odontotermes formosanus Shiraki 6 2,1

14 Odontotermes proformosanus Ahmad 9 3,1

15 Odontotermes angustignathus Tsai et Chen 17 5,8

16 Odontotermes ceylonicus Wasmann 5 1,7

17 Odontotermes feae Wasmann 5 1,7

18 Odontotermes maesodensis Ahmad 3 1,0

Giống Microtermes Wasmann

19 Microtermes pakistanicus Ahmad 7 2,4

Giống Hypotermes Holmgren

20 Hypotermes makhamensis Ahmad 12 4,1

21 Hypotermes sumatrensis Holmgren 6 2,1

Phân họ Amitermitinae Kemner

Giống Microcerotermes Silvestri

22 Microcerotermes sp. 6 2,1

23 Globitermes sulphureus Haviland 8 2,7

Phân họ Nasutitermitinae Hare

Giống Nasutitermes Dudley

24 Nasutitermes matangensis Haviland 7 2,4

Phân họ Termitinae Latreille

Giống Termes Linnaeus

25 Termes propinquus Holmgren 7 2,4

Tổng cộng 292 100

Kết quả bảng 3.1 cho thấy, họ Termitidae có thành phần loài đa dạng nhất với 4 phân họ (Macrotermitinae, Amitermitinae, Nasutermitinae và Termitinae), 8 giống (Macrotermes, Odontotermes, Microtermes, Hypotermes, Microcerotermes, Globitermes, Nasutitermes và Termes) và 16 loài. Họ Rhinotermitidae với 2 phân họ (Coptotermitinae và Schedorhinotermitinae), mỗi phân họ có 1 giống (Coptotermes và Schedorhinotermes), trong đó giống Coptotermes có 5 lồi cịn giống Schedorhinotermes có 2 lồi. Họ Kalotermitedae có số lượng lồi ít nhất chỉ với 2 loài thuộc 2 giống Cryptotermes và Neotermes. Số lượng và tỉ lệ các phân họ, giống và loài của từng họ được tổng hợp trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Cấu trúc thành phần các họ mối trong khu di tích Cố đô Huế

STT Tên họ

Phân họ Giống Loài

Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % Số lƣợng Tỉ lệ % 1 Kalotermitidae 1 14,3 2 16,7 2 8,0 2 Rhinotermitidae 2 28,6 2 16,7 7 28,0 3 Termitidae 4 57,1 8 66,6 16 64,0 Tổng cộng 7 100 12 100 25 100

Về độ phong phú trong từng họ chúng tôi thấy, họ Termitidae chiếm tỷ lệ cao nhất với 144 mẫu, chiếm 49,3% tổng số mẫu thu được, tiếp đến là họ

Rhinotermitidae với 128 mẫu (43,8%) và cuối cùng là họ Kalotermitidae 20 mẫu (6,8%) (hình 3.1).

Hình 3.1. Tỉ lệ % số lƣợng mẫu của 3 họ mối thu đƣợc trong khu di tích

Cố đơ Huế

Khi xét đến độ đa dạng trong bậc phân loại giống, giống Odontotermes có số lượng loài nhiều nhất (7 loài, chiếm tổng số 28% tổng số loài phát hiện), tiếp đến lần lượt là giống Coptotermes (5 loài, 20%), Schedorhinotermes, Hypotermes và Macrotermes (mỗi giống 2 loài, 8%), các giống còn lại (Cryptoterms, Neotermes, Macrotermes, Microtermes, Microcerotermes, Globitermes và Nasutitermes) chỉ có 1 lồi (4%) (hình 3.2).

Hình 3.2. Tỉ lệ % số loài của các giống mối bắt gắp trong khu di tích

Về số lượng mẫu, giống Coptotermes có tỷ lệ bắt gặp cao nhất (109 mẫu, chiếm 37,6% tổng số lượng mẫu thu được). Có số lượng mẫu nhiều thứ 2 là giống Odontotermes với 79 mẫu (27,2%). 10 giống mối cịn lại có số lượng mẫu thu được rất thấp, mỗi giống chưa đến 7% (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Tỉ lệ % số lƣợng mẫu của các giống mối trong khu di tích Cố đơ Huế

TT Tên giống Số lƣợng mẫu Tỷ lệ %

Kalotermitidae 20 6,8 1 Cryptotermes Bank 17 5,8 2 Neotermes Holmgren 3 1,0 Rhinotermitidae 128 43,8 3 Coptotermes Wasmann 109 37,3 4 Schedorhinotermes Silvestri 19 6,5 Termitidae 144 49,4 5 Macrotermes Holmgren 12 4,1 6 Odontotermes Holmgren 79 27,1 7 Microtermes Wasmann 7 2,4 8 Hypotermes Holmgren 18 6,2 9 Microcerotermes Silvestri 6 2,1 10 Globitermes Holmgren 8 2,7 11 Nasutitermes Dudley 7 2,4 12 Termes Linnaeus 7 2,4 Tổng cộng 292 100

Xét cụ thể từng loài, dẫn liệu thống kê ở bảng 3.1 cho thấy lồi

Coptotermes gestroi là lồi có số lượng mẫu thu được nhiều nhất trong số 25

loài phát hiện (54 mẫu, chiếm 18,5% tổng số lượng mẫu thu được). Xếp thứ 2 là loài Odontotermes hainanensis với 34 mẫu (11,6%). Tiếp theo là

Coptotermes emersoni, Coptotermes ceylonicus (cùng 8,2%) và

Odontotermes augustignathus (5,8%). Các lồi cịn lại có số lượng mẫu ở mức dưới 5% (bảng 3.1).

So sánh với kết quả điều tra của Lê Trọng Sơn (1994) [20] công bố 20 lồi, số lượng lồi chúng tơi thu được nhiều hơn 5 lồi, nhưng chỉ có 7 lồi trùng nhau, cịn lại 18 lồi là những lồi lần đầu tiên được tìm thấy trong khu di tích Cố đơ Huế. Sự khác biệt này có thể do thời điểm thu mẫu, phương pháp thu mẫu, người thu mẫu, phân tích mẫu và nguồn tài liệu định loại v.v. Ngồi ra, có một điều đáng lưu ý, khi so sánh với kết quả nghiên cứu của Lê Trọng Sơn (1994) [20], chúng tôi nhận thấy lồi Coptotermes formosanus

được tìm thấy tại tất cả các điểm nghiên cứu của tác giả nhưng lại khơng có trong danh sách thành phần lồi của chúng tơi. Thay vào đó, lồi Coptotermes

gestroi chúng tôi bắt gặp tại hầu hết các điểm nghiên cứu không được ghi nhận trong kết quả của tác giả.

Trên thế giới và ở Việt Nam, Coptotermes gestroi Coptotermes formosanus được quan tâm nghiên cứu đặc biệt vì chúng nằm trong số những

loài mối ngầm gây hại nghiêm trọng nhất cho cơng trình xây dựng. 2 lồi này có sự tương đồng rất lớn về hình thái ở tất cả các đẳng cấp. Nếu dựa theo các khóa phân loại cũ từ những năm 2008 trở về trước rất dễ dấn đến sự nhầm lẫn trong cơng tác định loại 2 lồi này. Chỉ từ sau năm 2010, nhờ những tài liệu nghiên cứu mới từ các nhà nghiên cứu mối trên thế giới, việc định loại các mẫu mối Coptotermes có những cải thiện đáng kể. Trong số đó, tài liệu của

Scheffarahn và Nan-Yao Su (2011) [76] đã cung cấp những đặc điểm về số lượng lơng trên thóp đầu của mối lính và độ cong của phần đầu sát phía sau thóp đầu khi quan sát mẫu từ mặt bên giúp phân biệt 2 loài Coptotermes gestroi và Coptotermes formosanus một cách tương đối rõ ràng.

Như vậy, trong tương lai cần có những nghiên cứu sâu hơn để chính xác hóa sự sai khác về thành phần loài mối giữa những nghiên cứu khác nhau trong khu di tích, đặc biệt đối với 2 loài Coptotermes gestroi và Coptotermes

formosanus.

Nhìn chung, có thể thấy thành phần lồi mối khu di tích Cố đơ Huế vừa mang đặc tính khu hệ mối vùng đồng bằng nước ta với sự có mặt của các lồi

Coptotermes gestroi, Odontotermes hainanensis, Cryptotermes domesticus,

vừa mang đặc tính khu hệ mối vùng trung du với sự góp mặt của

Macrotermes anandalei, Macrotermes serrulatus, Microtermes pakistanicus, Schedorhinotermes medioobscurus, Nasutitermes matangensis. Tuy vậy, vẫn

có những nét đặc trưng của khu hệ mối miền Trung Việt Nam với sự có mặt của Globitermes sulphureus và Termes propinquus.

3.1.2. Đặc điểm phân bố của mối trong khu di tích Cố đơ Huế

3.1.2.1. Đặc điểm phân bố của mối theo điểm nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện tại 5 điểm điều tra bao gồm: khu vực Đại Nội, lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định. Kết quả cho thấy lăng Minh Mạng có số lượng lồi nhiều nhất (14 lồi, tương ứng với 56% tổng số lồi có trong khu vực nghiên cứu), tiếp đến lần lượt là lăng Tự Đức (13 loài, 52%), khu vực Đại Nội (8 loài, 32%), lăng Thiệu Trị (3 loài, 12%) và cuối cùng là lăng Khải Định, chỉ bắt gặp 2 lồi (8%) (hình 3.3).

Hình 3.3. Số lƣợng lồi mối thu đƣợc tại các điểm nghiên cứu Bảng 3.4. Tỉ lệ % số loài thuộc các giống mối tại các điểm nghiên cứu

TT Tên khoa học

Số loài trong các điểm nghiên cứu

Đại Nội Mạng Minh Tự Đức Thiệu Trị Khải Định chung Tính SL % SL % SL % SL % SL % SL % Kalotermitidae 1 12,5 2 15,4 2 8,0 1 Cryptotermes 1 12,5 1 7,7 1 4,0 2 Neotermes 1 7,7 1 4,0 Rhinotermitidae 4 50,0 3 21,4 4 7 28,0 3 Coptotermes 4 50,0 2 14,3 3 23,1 2 66,7 1 50,0 5 20,0 4 Schedorhinotermes 1 7,1 1 7,7 2 8,0 Termitidae 3 37,5 9 78,6 16 64,0 5 Macrotermes 2 14,3 2 8,0 6 Odontotermes 2 25,0 5 35,7 4 30,8 1 50,0 7 28,0 7 Microtermes 1 7,1 1 4,0 8 Hypotermes 1 7,1 1 7,7 2 8,0 9 Microcerotermes 1 7,7 1 4,0 10 Globitermes 1 7,1 1 33,3 1 4,0 11 Nasutitermes 1 12,5 1 7,1 1 4,0 12 Termes 1 7,7 1 4,0 Tổng cộng 8 100 14 100 13 100 3 100 2 100 25 100

Các điểm nghiên cứu khơng chỉ khác nhau về số lượng lồi mối mà cấu trúc thành phần lồi cũng có sự khác biệt đáng kể. Chỉ tính về các họ mối, ở Đại Nội và lăng Tự Đức đều có mặt của cả 3 họ (Kalotermitidae, Rhinotermitidae và Termitidae) tuy nhiên các điểm còn lại (lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định) mỗi điểm chỉ có 2 họ (Rhinotermitidae và Termittidae). Hơn nữa, ở các điểm có số lượng lồi mối nhiều như Đại Nội, lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, tỉ lệ % số loài thuộc họ Rhinotermitidae và Termitidae luân phiên chiếm ưu thế. Chẳng hạn ở khu vực Đại Nội, họ Rhinotermitidae là họ ưu thế với tỉ lệ 50%, trong khi ở lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức, ưu thế thuộc về họ Termitidae (với tỉ lệ % tương ứng là 78,6% và 53,6%) (bảng 3.4 và phụ lục 1).

Hình 3.4. Giao động của tỉ lệ % số lƣợng loài trong các họ mối

tại các điểm nghiên cứu

Sự khác biệt về thành phần loài cũng như cấu trúc thành phần loài giữa các điểm nghiên cứu có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến

những đặc trưng riêng về sinh cảnh tại từng điểm. Đối với lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định có sinh cảnh tương đối nghèo nàn. 2 cụm cơng trình di tích này có diện tích bé, số lượng hạng mục cơng trình ít, một số hạng mục mới được trùng tu lại, đặc biệt khơng có khu vực rừng trồng xung quanh di tích nên số lượng lồi bắt gặp trong 2 lăng này rất ít. Trái lại, 3 cụm di tích cịn lại có sinh cảnh phong phú đa dạng hơn nhiều so với 2 cụm di tích trên. Theo đó, lăng Minh Mạng và lăng Tự Đức là những lăng có quy mơ lớn trong số các lăng tẩm thuộc khu di tích Cố đơ Huế với số lượng hạng mục cơng trình nhiều, trải trên một khơng gian rộng. Cùng với đó, 2 lăng này đều có khu rừng trồng với diện tích khá lớn bao quanh. Vì vậy, số lượng lồi tại 2 địa điểm này đa dạng hơn nhiều so với lăng Thiệu Trị và lăng Khải Định, đặc biệt phần lớn mẫu các loài đều được thu tại sinh cảnh rừng trồng xung quang lăng và đa số trong số chúng thuộc về họ Termitidae.

Đối với khu vực Đại Nội, so với 4 lăng tẩm ngồi thành, khu vực này có những nét riêng, khác biệt. Đây là khu vực nằm hoàn toàn trên địa hình đồng bằng với diện tích khá lớn, tập trung nhiều hạng mục cơng trình di tích nhất trong quần thể di tích Cố đơ Huế. Tuy nhiên, do khơng có rừng cây nên đa số mẫu thu được ở trong các cơng trình di tích, các mẫu cịn lại thu được ở mơi trường xung quanh di tích và trên cây trồng trong khu vực Đại Nội. Các loài này hầu hết thuộc họ Kalotermitidae và Rhinotermitidae, rất ít lồi thuộc họ Termitidae (bảng 3.4 và phụ lục 1).

3.1.2.2. Đặc điểm phân bố của mối theo sinh cảnh

Tại 5 điểm nghiên cứu, chúng tơi chọn ra 3 kiểu sinh cảnh để phân tích đặc trưng phân bố là: sinh cảnh cơng trình kiến trúc, sinh cảnh thảm cỏ, đất trống và sinh cảnh cây trồng. Các sinh cảnh này khác biệt nhau khá rõ về thành phần, đặc tính thực vật và thức ăn của mối.

Bảng 3.5. Tỉ lệ % số loài thuộc các giống mối tại các sinh cảnh trong khu di

tích Cố đơ Huế

TT Tên khoa học

Số loài trong các sinh cảnh Cơng trình kiến trúc Thảm cỏ, đất trống Cây trồng Tính chung Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % Kalotermitidae 1 12,5 1 4,5 2 8,0 1 Cryptotermes 1 12,5 1 4,0 2 Neotermes 1 4,5 1 4,0 Rhinotermitidae 5 62,5 6 27,5 5 22,7 7 28,0 3 Coptotermes 5 62,5 4 25,0 3 13,6 5 20,0 4 Schedorhinotermes 2 12,5 2 9,1 2 8,0 Termitidae 2 25,0 10 72,5 16 72,8 16 64,0 5 Macrotermes 1 6,3 2 9,1 2 8,0 6 Odontotermes 1 12,5 4 25,0 7 31,8 7 28,0 7 Microtermes 1 6,3 1 4,5 1 4,0 8 Hypotermes 2 12,5 2 9,1 2 8,0 9 Microcerotermes 1 6,3 1 4,5 1 4,0 10 Globitermes 1 12,5 1 4,5 1 4,0 11 Nasutitermes 1 6,3 1 4,5 1 4,0 12 Termes 1 4,5 1 4,0 Tổng số 8 100 16 100 22 100 25 100

Hình 3.5. Số lƣợng các taxon thuộc các bậc phân loại khác nhau

ở 3 sinh cảnh trong khu di tích Cố đơ Huế

Kết quả bảng 3.5 và hình 3.5 cho thấy có sự sai khác cả về số lượng lồi cũng như cấu trúc thành phần loài mối trong các sinh cảnh. Cụ thể, sinh cảnh cơng trình kiến trúc có số lượng lồi ít nhất (8 lồi, chiếm 32% tổng số loài). Tiếp đến là sinh cảnh thảm cỏ, đất trống với 16 loài (64%). Sinh cảnh cây trồng có số lượng lớn nhất (22 lồi, 88%), gần gấp 3 lần số lượng loài ở sinh cảnh cơng trình kiến trúc. Tương tự như vậy, ở bậc phân loại giống, số lượng giống ở sinh cảnh thảm cỏ, đất trống và cây trồng cũng chiếm số lượng lớn hơn hẳn, với 9 và 10 giống so với chỉ 4 giống ở sinh cảnh cơng trình kiến trúc.

Kết quả phân tích cũng cho thấy, họ Kalotermitidae chỉ phân bố trong 2 sinh cảnh là cơng trình kiến trúc và thảm cỏ, đất trống mà khơng có trong sinh cảnh cây trồng. Hai lồi trong họ này khơng phân bố đều ở 2 sinh cảnh mà có đặc trưng phân bố riêng. Trong khi lồi Cryptotermes domesticus chỉ bắt gặp

ở sinh cảnh cơng trình kiến trúc thì lồi Neotermes koshunensis lại chỉ có

Đối với họ Termitidae, hầu hết các lồi trong họ được tìm thấy ở 2 sinh cảnh thảm cỏ, đất trống và sinh cảnh cây trồng. Cụ thể, trong số 16 loài thuộc họ Termitidae, sinh cảnh cây trồng có mặt cả 16 lồi, 8 giống, sinh cảnh thảm cỏ, đất trống có 10 lồi, 6 giống, trong khi sinh cảnh cơng trình kiến trúc chỉ có 2 lồi, 2 giống.

So với 2 họ trên, họ Rhinotermitidae có mặt ở cả 3 sinh cảnh với thành phần loài được phân bố tương đối đồng đều. Trong tổng số 7 lồi thuộc họ Rhinotermitidae được tìm thấy, sinh cảnh cơng trình kiến trúc có 5 lồi đều thuộc giống Coptotermes, sinh cảnh thảm cỏ, đất trống có 6 lồi (4 lồi thuộc giống Coptotermes và 2 loài thuộc giống Schedorhinotermes) và sinh cảnh cây trồng có 5 lồi (3 loài thuộc giống Coptotermes và 2 loài thuộc giống Schedorhinotermes) (bảng 3.5).

Hình 3.6. Số lƣợng mẫu mối thu đƣợc của 3 họ mối ở các sinh cảnh trong

khu di tích Cố đơ Huế

Khi xét về độ bắt gặp thể hiện bằng phần trăm số lượng mẫu thu được, kết quả hình 3.6 và phụ lục 2 cho thấy rằng họ Termitidae chiếm ưu thế vượt

trội ở sinh cảnh cây trồng với tỉ lệ bắt gặp 77,6% so với 20,4% của họ Rhinotermitidae và 2% của họ Kalotermitidae, trong đó giống có số lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài mối (insecta isoptera) và đề xuất biện pháp phòng trừ loài gây hại chính cho di tích cố đô huế, tỉnh thừa thiên huế 03 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)