Nghĩa kinh tế và tình hình gây hại của bệnh phấn trắng trên một số cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng xạ khuẩn streptomyces để sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh nấm phấn trắng trên cây đậu tương và dưa chuột (Trang 25 - 35)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.3. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc

1.3.1. nghĩa kinh tế và tình hình gây hại của bệnh phấn trắng trên một số cây

số cây trồng ở Việt Nam

Bệnh phấn trắng được xác định là loại bệnh gây hại trên rất nhiều loại cây trồng có giá trị ở Việt Nam. Bệnh phấn trắng do nấm Oidium hevea Stein gây hại

trên cây cao su ở mọi độ tuổi của cây, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản đến vườn cao su giai đoạn kinh doanh khai thác mủ. Bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn cây cao su bắt đầu ra lá mới và đầu mùa xuân hàng năm. Bệnh phát triển và gây hại nặng gây rụng lá, làm chậm thời gian khai thác mủ dẫn đến giảm sản lượng mủ (30- 35%) ở vườn cao su giai đoạn kinh doanh và làm chậm tốc độ sinh trưởng, phát triển thậm chí có thể gây chết cây ở những vườn cao su giai đoạn kiến thiết cơ

Bệnh phấn trắng cũng đã được ghi nhận gây hại trên một số cây ăn quả ở Việt Nam. Bệnh gây hại trên xoài làm rụng đọt non, rụng hoa, rụng trái non. Năm 2005 ở Mộc Châu bệnh gây hại năng làm giảm 40% năng suất quả xoài (Lê Văn Quân,2008). Bệnh gây hại rất phổ biến trên cây nho ở Bình Thuận, làm cháy lá, thân cành, giảm đáng kể đến năng suất. Trên cây táo ta bệnh làm cháy lá, rụng hoa hàng loạt vào những năm bị sương muối nặng [7]. Trên cây mận ở Sơn La bệnh gây hại ở mọi loại hình vườn, từ vườn ươm, vườn kiến thiết cơ bản đến vườn giai đoạn kinh doanh. Ở vườn kiến thiết cơ bản bệnh gây hại nặng dẫn đến chết cây. Bệnh phấn trắng đã được phát hiện gây hại hầu hết các diện tích trồng cam quýt ở các tỉnh phía Bắc như: Mộc Châu, Hà Giang, Tuyên Quang, Điện Biên, Lạng Sơn…Nấm Oidium

tingitaninum xâm nhiễm và gây hại trên các bộ phận non của cây. Sự phát sinh phát

triển của nấm phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện môi trường. Trong điều kiện thời tiết mát mẻ thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại (Vũ Triệu Mân, 2007) [5].

Cây đậu tương (Glycine max (L) Merr) là cây công nghiệp và thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Cây đậu tương được ví là “Ơng Hồng của các loại đậu”, sản phẩm của nó làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc. Năm 2005, diện tích cây đậu tương trên thế giới khoảng 91,386 triệu ha, năng suất trung bình 23 tạ/ha, sản lượng 209,352 triệu tấn. Ở Việt Nam diện tích cây đậu tương khoảng 185.000 ha, năng suất trung bình 14 tạ/ ha, sản lượng khoảng 245 nghìn tấn (FAOSTAT Database, 2006). Hiện nay, bệnh phấn trắng đang gây hại khá nặng trên nhiều diện tích trồng đậu tương và trên nhiều giống mới có năng suất cao như giống DT26 làm thiệt hại đáng kể đến năng suất đậu tương (Vũ Triệu Mân, 2007) [5].

Các cây thuộc họ bầu bí, Cucurbitacea, như khổ qua, dưa chuột, dưa hấu, bí đao, bí đỏ... được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước. Trong đó, dưa chuột (Cucumis sativus) và bầu bí (Cucurbita moschata) thuộc họ Cucurbitacea là những cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao. Sản phẩm đóng hộp của dưa chuột siêu bi được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng. Bí đao, bí đỏ hiện nay đang là mặt hàng chế xuất nước uống, trà bí được mọi người dùng nhiều vì nó bổ mát và chữa được một số bệnh tiêu hoá. Tuy nhiên, các cây trồng này thường bị một số đối tượng dịch hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng thương

phẩm quả. Đặc biệt bệnh phấn trắng là bệnh nặng nhất đã gây thiệt hại lớn đến năng suất quả dưa chuột siêu bi và dưa chuột ăn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu . Việc phịng trừ sâu bệnh nói chung và bệnh phấn trắng nói riêng trên các loại cây trồng ở nước ta vẫn đang phải dựa vào biện pháp hóa học là chủ yếu. Trong bối cảnh hiện nay khi Việt Nam đã là một thành viên của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) thì việc sử dụng thuốc hố học q nhiều để phòng trừ bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng quả, sức khoẻ của người sản xuất và tiêu dùng, làm tăng dư lượng thuốc trong sản phẩm nên không xuất khẩu được đang là một thách thức lớn cần được giải quyết. Vì vậy, việc xác định chính xác thành phần bệnh hại và ưu tiên áp dụng các biện pháp canh tác và sinh học trong quản lý chúng sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng các yêu cầu trong sản xuất nơng sản hàng hóa an tồn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu của nước ta.

1.3.1.1. Bệnh phấn trắng trên cây xoài

+ Triệu chứng bệnh: bệnh thường gây hại bộ phận hoa, trái và các cành, lá non. Nấm gây bệnh thường xuất hiện trên bề mặt các bộ phận của cây. Các vết bệnh thường bị bao phủ bởi một lớp bụi phấn màu trắng làm cho cây bị cháy khô và đen. + Điều kiện phát sinh gây hại: bào tử nấm được hình thành trên các bộ phận bị nhiễm bệnh như lá, chồi non, trái, … và được phát tán nhờ gió rồi gây sự lây nhiễm thứ cấp. Bệnh gây hại nặng trong điều kiện nóng ẩm và mưa nhiều. Bệnh gây hại hầu hết các vùng trồng xoài trên cả nước, bệnh gây đặc biệt nặng cho vùng trồng xồi của Mộc châu, Sơn La của các tỉnh phía Bắc (Lê Văn Quân, 2008) [7].

Triệu chứng bệnh trên hoa xoài

Triệu chứng bệnh trên lá xoài Lá xồi bị bệnh nặng gây cháy khơ

1.3.1.2. Bệnh phấn trắng trên cây cam quýt

+ Triệu chứng bệnh: Nấm Oidium xâm nhiễm và gây hại trên các bộ phận non của cây. Hoa và quả non cũng có thể bị nhiễm nấm. Nấm tạo ra lớp bột phấn trắng bao phủ bề mặt vết bệnh. Sự phát sinh phát triển của nấm phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện môi trường. Trong điều kiện thời tiết mát mẻ thích hợp cho nấm phát sinh và gây hại.

+ Sử dụng các loại thuốc bột có lưu huỳnh như Kumulus, Okesulfulac có thể ngăn chặn được sự phát triển của bệnh.

Triệu chứng bệnh trên búp lá Triệu chứng bệnh trên quả Triệu chứng bệnh trên lá

Hình 1.3. Triệu chứng bệnh phấn trắng trên cây cam quýt 1.3.1.3. Bệnh phấn trắng trên một só cây trồng khác

- Bệnh phấn trắng hại cây cao su: Theo Đoàn Thị Thanh và cộng sự (Viện Bảo vệ thực vật), bệnh phấn trắng hại cao su xuất hiện đầu tiên khi lá ở giai đoạn cịn non, thường lá bệnh có màu nâu hoặc xanh nhạt, lá non bị nhiễm bệnh nếu gặp thời tiết lạnh và có sương sẽ bị rụng hàng loạt. Sau giai đoạn này, nếu lá không bị rụng sẽ để lại các vết loang lổ màu vàng xanh xen kẽ trên phiến lá. Sau khi nấm bệnh xâm nhiễm, bào tử được -hình thành nhiều trên vết bệnh, tạo thành lớp bột phấn trắng ở trên mặt lá, đặc biệt mặt dưới của lá. Lá rụng từng lá chét một, còn lại trơ cuống, sau cuống này cũng bị rụng. Nếu lá khơng bị rụng tồn bộ phiến lá bị biến dạng và chuyển sang màu vàng nhạt. Bệnh làm rụng lá nhiều lần sẽ gây chết cành đối với vườn ươm giống và vườn kiến thiết cơ bản. Đối với vườn kinh doanh, bệnh làm giảm năng suất và sản lượng do đó việc cạo mủ được tiến hành muộn hơn bởi cây ra lá muộn, mất diện tích quang hợp và cây tập trung dinh dưỡng để tái tạo tầng lá mới [8].

Bệnh phấn trắng gây hại cây cao su gây ra bởi nấm Oidium heveae Steinm.

Sợi nấm trong suốt, có vách ngăn, vách mỏng, phân nhánh với góc hẹp. Bào tử hình elip hoặc hình trụ, kích thước từ 25,1 - 43,6 x 13,4 - 23,3 µm, tỷ lệ dài/rộng là 1,4 - 2,5. Bào tử nảy mầm hình thành ống mầm dạng Ponygoni. Bào tử đầu tiên với phần đỉnh hơi tròn được hình thành trên cành bào tử, ngược lại các bào tử từ bào tử thứ hai có dạng hình trụ với đỉnh khơng trịn. Cành bào tử mọc thẳng đứng, hình trụ, kích thước 13,4 - 61,6 x 7 – 9,7 µm. Bào tử nảy mầm và xâm nhiễm vào lá qua khí khổng hoặc xuyên qua tầng cutin và biểu bì của lá. Nấm hình thành bào tử trên bề mặt lá, phát tán nhờ gió, đây là nguồn lây lan chính và rất nhanh trên đồng ruộng. Bệnh phấn trắng phát sinh và gây hại liên quan chặt chẽ tới giai đoạn ra lá mới của cây, sau giai đoạn rụng lá sinh lý. Năm 2009 kết quả điều tra ở Bình Phước cho thấy: cuối tháng 1 bắt đầu lác đác có cây ra lá, sang đầu tháng 2, các cây đồng loạt ra lá mới, đồng thời cùng với sự ra lá bệnh xuất hiện vào cuối tháng 1, tăng dần vào tháng 2 và đạt đỉnh cao vào tháng 3, tỉ lệ bệnh là 50,8% và CSB là 15,8%. Sau đó bệnh giảm dần cùng với thời gian lá lớn lên và hoàn thiện. Đến tháng 7 lá phát triển hồn thiện, khi đó bệnh giảm hẳn, chỉ cịn lại vết đốm bệnh cũ mờ trên phiến lá.

Theo Vũ Triệu Mân, Lê Lương Tề, bệnh phấn trắng trên cao su do nấm O.

hevea gây ra. Bệnh có khả năng gây hại cao su ở mọi lứa tuổi từ vườn nhân, ươm

đến vườn cao su khai thác và thường gây hại vào giai đoạn ra lá mới hàng năm, bệnh gây rụng lá nhiều lần làm chậm thời gian khai thác dẫn đến giảm sản lượng mủ ở vườn cao su kinh doanh và làm chậm tốc độ sinh trưởng thậm chí có thể gây chết cây ở những vườn cao su kiến thiết cơ bản cũng như vườn nhân và vườn ươm. Bệnh tấn công chủ yếu các lá non, lá có thể bị rụng hàng loạt nếu gặp thời tiết lạnh và có sương mù, sau giai đoạn này lá khơng bị rụng nữa mà để lại các vết bệnh có nhiều dạng loang lổ khác nhau thậm chí tồn bộ phiến lá bị biến dạng và chuyển qua màu vàng nhạt, trên các vết bệnh sinh ra lớp bột màu trắng như phấn, cây sinh trưởng kém, hoa bị bệnh thì nhỏ hoặc thối rụng [5].

- Bệnh phấn trắng trên cây cà chua: Bệnh phấn trắng hại cà chua xuất hiện ở châu Á, Bắc phi, Địa Trung Hải, phía nam nước Mỹ. Ở bang Utah của Mỹ bệnh làm giảm năng suất từ 10 - 90%. Bệnh có trên giống cà chua P375 trồng ở Việt Nam.

Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh được hai tác giả mô tả như sau: Triệu chứng bệnh phổ biến nhất là những vết bệnh màu vàng sáng ở mặt trên của lá. Những đốm bệnh bị chết hoại đơi khi có những vịng đồng tâm gần giống như những vòng đồng tâm của bệnh đốm vịng. Ở mặt dưới lá, trên vết bệnh có lớp nấm trắng bao phủ. Ở điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh phát triển mạnh ở mặt trên và mặt dưới lá, lá bị bệnh nặng sẽ chết nhưng ít khi rụng khỏi cây.

Nguyên nhân gây bệnh là do nấm Leveillula taurica gây ra. Sợi nấm sống trong mô cây, bào tử có 2 dạng: quả lê và hình trụ, cành bào tử phân sinh dài, thường phân nhánh, bào tử phân sinh mọc đơn độc hoặc thành chuỗi ngắn. Kích thước bào tử (49.7 - 71.4) x (16.6 - 24.1) µm đối với dạng quả lê, (44.6 - 65.2) x (16.2 - 22.7) µm với dạng hình trụ, cành bào tử phân sinh dài mọc đơn độc hoặc thành cụm 2 - 3 cành, đa bào (4 - 5 tế bào, dài 125 -250 µm). Khi sinh sản hữu tính tạo quả thể màu đen, kích thước (200 – 225 µm) x (100 - 125 µm), túi hình ovan ngắn vách dày có kích thước (75 - 90) x (25 -45) µm, mỗi túi chứa 8 bào tử túi, kích thước bào tử túi là (30 - 37) x (20 - 24) µm.

Để phịng trừ bệnh cần chọn các giống cà chua chống bệnh phấn trắng hoặc giống ít nhiễm, khi chớm bệnh phun: Vizines 80WP (3 kg/ha), Microthion special 80WP (3 kg/ha), Pencozeb 80WP (2.5 kg/ha), Kasumin 2L (0.15%), Daconil 75WP (0.25%).

- Bệnh phấn trắng trên cây hoa hồng: Theo Ngô Thị Xuyên, 2006, bệnh phấn trắng hoa hồng hại trên lá, cành non, nụ hoa làm giảm năng suất và chất lượng hoa. Triệu chứng ban đầu trên lá chỉ là những đốm nhỏ màu trắng đục, dạng phấn mịn, sau đó lan rộng trên tồn bộ lá, bệnh xuất hiện trong khoảng tháng 9 - 12, bệnh hại nặng trong điều kiện thời tiết mát mẻ, ẩm độ cao đặc biệt khi có mưa phùn. Trong thực tế sản xuất, để phòng trừ bệnh ở Mê Linh - Vĩnh Phúc người dân đã phun một số thuốc: Anvil 5SC, Score 250EC, phun định kỳ 7-10 ngày/lần, bên cạnh đó cần dùng biện pháp thủ công như ngắt bỏ lá, cành bệnh, trong q trình trồng khơng nên trồng với mật độ cao. Bệnh xuất hiện ít hơn ở vụ xuân tuy nhiên bệnh hại vẫn làm giảm năng suất, chất lượng hoa [11].

- Bệnh phấn trắng trên cây bí ngơ: Tác giả Ngô Thị Xuyên (2005), nhận định bệnh phấn trắng xuất hiện trên cây bí ngơ tại xã Đặng Xá - Gia Lâm - Hà Nội với triệu chứng lá bị bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn và nhiễm nặng vào cuối giai đoạn phát triển của cây bí ngơ vào tháng 3 - 4. Tỷ lệ bệnh trong nhà lưới là 23,5% và ngoài nhà lưới là 29,5% [10].

- Bệnh phấn trắng trên cấy dưa chuột: Theo Ngô Thị Xuyên và Nguyễn Văn Đĩnh, 2006, điều tra thành phần bệnh hại trên cây dưa chuột trong nhà lưới thuỷ canh vụ thu đông năm 2004, các loại bệnh hại xuất hiện ít hơn so với ngồi sản xuất đại trà, bệnh phấn trắng Erysiphe cichoracearum gây hại nặng vào cuối vụ thứ hai (từ 28/10 đến 03/12/2004) với tỷ lệ bệnh hại trung bình trên 12 giống dưa (Titan, Nova, Achituv, Romario, Sao xanh, Quang 3, Quang 4, Quang 7, Quang 2, Trung quốc 3, Trung quốc 4) là 4,11%, cao nhất là 7,5% trên giống Quang 3. Cùng thời điểm xuất hiện bệnh ngoài sản xuất, giai đoạn cuối tỷ lệ bệnh lên tới 60% trên các giống dưa chuột sản xuất đại trà vùng Hà Nội và phụ cận [11].

- Bệnh phấn trắng trên cây đậu tương: Nấm phấn trắng hại đậu tương ở Việt Nam là bào tử nảy mầm theo kiểu Erysiphe polygoni có kích thước là 22,5 –

47,5mm x 12,5 – 20 mm; trong bào tử không có thể Fibrosin. Triệu chứng ban đầu của bệnh là những đốm trắng xuất hiện trên 2 mặt lá, thân, cành. Sau đó vết bệnh lan rộng thành những mảng trắng lớn hoặc thậm chí bệnh phát triển nặng, toàn bộ cây như rắc một lớp bột trắng. Tuy bệnh này không gây rụng lá sớm nhưng rõ ràng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương. Điều kiện phát sinh phát triển của nấm bệnh phấn trắng tốt nhất ở 21oC, ẩm độ 100% (tỷ lệ nảy mầm là 92%). Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh chỉ xuất hiện ở vụ đông (đầu tháng 11 đến giữa tháng 1) và vụ xuân (giữa tháng 3 đến đầu tháng 5) còn vụ hè bệnh không xuất hiện, trong những giống được đưa ra khảo nghiệm thì 2 giống GS129 và GC8004-9 nhiễm bệnh nặng nhất. Vụ xuân, bệnh xuất hiện chủ yếu ở giai đoạn bắt đầu tạo quả nhưng đến giai đoạn cuối vụ bệnh giảm dần và sau đó mất hẳn ở giai đoạn tạo hạt trọn vẹn. Điều này chứng tỏ ở nhiệt độ cao, độ ẩm cao ở cuối vụ xuân và vụ hè khơng thích hợp cho bệnh phát triển. Trong vụ đông, bệnh xuất hiện

bệnh nặng đạt cấp bệnh đạt cấp bệnh cao nhất ở cuối vụ. Về phạm vi kí chủ: Trên tất cả các lần lây nhiễm nhân tạo này đều không thấy xuất hiện bệnh phấn trắng trên cây được lây nhiễm. Do vậy chưa xác định được ký chủ trung gian của nấm gây bệnh phấn trắng đậu tương. Căn cứ vào số liệu khí tượng trung bình tháng trong 2 năm của Trạm Lăng (Hà Nội) có thể thấy rằng trong thời gian 1 năm bệnh có thể xuất hiện trong các tháng 1, 2, 3, 4, 5, 11, 12 trong điều kiện nhiệt độ trung bình tháng 16.2 - 25.2 O

C, ẩm độ trung bình các tháng trung bình từ 71 - 86%; tổng số giờ chiếu sáng từ 29 - 184 h/tháng.

Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng của các giống đậu tương: Từ năm 1998 đã đánh giá được một số tập đoàn cây đậu tương tại viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Nhìn chung các giống kháng bệnh chiếm tỷ lệ cao trên 50% tổng số giống của tập đoàn. Tính kháng bệnh thể hiện rất rõ rệt, thậm chí giống kháng rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng xạ khuẩn streptomyces để sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh nấm phấn trắng trên cây đậu tương và dưa chuột (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)