Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của bộ cánh nửa cứng (hemiptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 37)

2.6.1. Thuận lợi

VQG Cúc Phương là VQG có diện tích tương đối lớn ở khu vực phía Bắc. Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm vì vậy Cúc Phương là nơi có sự đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm.

Cúc Phương là VQG được thành lập đầu tiên ở Việt Nam, vì thế về cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động chuyên môn, hoạt động kinh doanh du lịch và đặc biệt là phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, cứu hộ bảo tồn tương đối đầy đủ với hệ thống chuồng trại được đầu tư xây dựng khoa học, hợp lý như: Chương trình bảo tồn rùa, chương trình bảo tồn thú ăn thịt và Tê tê,

38

Chương trình cứu hộ và bảo tồn thú linh trưởng quý hiếm đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học.

Cộng đồng địa phương trong vùng, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất lâm nghiệp thông qua thực hiện giao khốn bảo vệ rừng, khoanh ni tái sinh tự nhiên và trồng rừng. Tiềm năng về lao động trên địa bàn tương đối lớn, có thể tham gia nhận khốn bảo vệ, khoanh ni, trồng rừng theo các chương trình của dự án, các ngành sản xuất khác. Nhận thức của người dân về công tác quản lý bảo vệ rừng và môi trường đã được nâng lên so với trước đây.

Với nhiều giá trị về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về hệ sinh thái, các giá trị văn hóa, lịch sử nên từ lâu Cúc Phương đã trở thành điểm du lịch sinh thái nổi tiếng và hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

2.6.2. Khó khăn

VQG Cúc Phương có chu vi 250 km trải dài qua 15 xã, 4 huyện thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hịa Bình và Thanh Hóa. Dân cư sống trong vùng đệm tại các xã giáp ranh với VQG Cúc Phương lên đến hơn 80.000 người, chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn, nhiều người dân vẫn sống phụ thuộc vào rừng, điều này đã gây nên những áp lực không nhỏ tới công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Cúc Phương là điểm tham quan hấp dẫn, hàng năm lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan khoảng trên 80.000 lượt người, điều này cũng có những tác động tiêu cực tới hệ sinh thái rừng và môi trường như việc khách xả rác thải ra mơi trường, ơ nhiễm tiếng ồn và có thể là nguyên nhân gây ra các vụ cháy rừng.

Với sự bùng nổ dân số và sự thiếu hụt đất canh tác, người dân có xu hướng lấn dần vào vùng lãnh thổ do VQG quản lý. Sự lấn chiếm này gây những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của VQG, gây những mâu thuẫn xung đột giữa VQG với người dân và chính quyền địa phương.

39

Chƣơng 3

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu

3.1.1. Mục tiêu chung

Xác định được thành phần lồi và tính đa dạng các lồi Bọ xít thuộc Bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) tại VQG Cúc Phương, từ đó làm cơ sở khoa học để đề xuất một số biện pháp quản lý.

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

1. Xác định được thành phần lồi Bọ xít thuộc bộ Cánh nửa cứng tại VQG Cúc Phương

2. Xác định được tính đa dạng các lồi Bọ xít tại VQG Cúc Phương 3. Đề xuất được một số giải pháp quản lý các lồi Bọ xít tại VQG Cúc Phương.

3.2. Đối tƣợng, phạm vi, thời gian nghiên cứu 3.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Pha trưởng thành của Bọ xít ở VQG Cúc Phương.

3.2.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu, thu thập mẫu vật Bọ xít trên cạn tại các tuyến và điểm trong VQG Cúc Phương ở 3 dạng sinh cảnh:

+ Khu vực rừng nguyên sinh + Khu vực rừng thứ sinh + Khu vực trảng cỏ, cây bụi.

40

Hình 3.01: Khu vực rừng nguyên sinh

Hình 3.02: Khu vực rừng thứ sinh

41

Hình 3.03: Khu vực trảng cỏ, cây bụi

3.2.3. Thời gian nghiên cứu

- Tiến hành điều tra , nghiên cứu , khảo sát , thu thập mẫu vật từ tháng 10/2015 - 3/2016.

- Giám định mẫu vật, định tên khoa học 2015-2016.

3.3. Nội dung nghiên cứu

1. Nghiên cứu thành phần lồi Bọ xít ở VQG Cúc Phương 2. Nghiên cứu về tính đa dạng của Bọ xít ở VQG Cúc Phương

3. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh học của một số lồi Bọ xít tại khu vực nghiên cứu

4. Đề xuất biện pháp quản lý các lồi Bọ xít trong khu vực nghiên cứu.

42

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.4.1. Phƣơng pháp kế thừa

- Kế thừa tài liệu điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở VQG Cúc Phương

- Kế thừa tài liệu về các kết quả điều tra đa dạng sinh học tại VQG Cúc Phương.

3.4.2. Phƣơng pháp điều tra thực địa

3.4.2.1. Phương pháp xác định tuyến và điểm điều tra

Tuyến điều tra và điểm điều tra được thiết lập tại ba khu vực là:

+ Đại diện cho rừng rừng nguyên sinh (khu bảo vệ nghiêm ngặt). Gồm khu vực xóm Bống; xóm Mền; xóm Đăn và khu Động người Xưa.

+ Đại diện cho rừng thứ sinh (khu phục hồi sinh thái). Gồm khu vực xóm Đang; xóm Biện.

+ Đại diện cho trảng cỏ cây bụi sau nương rẫy và rừng trồng (khu hành chính dịch vụ). Gồm khu vực xóm Mạc; xóm Sấm, xóm Voọc.

- Xác lập tuyến, điểm điều tra.

Tuyến điều tra: Tuyến có chiều dài từ 3500m đến 4500m, theo một

hướng nhất định và lợi dụng các đường mòn trong rừng. Mỗi dạng sinh cảnh lập 03 tuyến điều tra, tổng số tuyến điều tra là 09 tuyến. Tuyến điều tra xuyên qua các dạng địa hình khác nhau nhằm thu thập đầy đủ các dạng sống của Bọ xít. Tuyến điều tra có tên tuyến theo 3 dạng sinh cảnh. Ví dụ: Tuyến rừng nguyên sinh (NS), rừng thứ sinh (TS), trảng cỏ, cây bụi (CB).

Điểm điều tra: Trên các tuyến chọn các điểm đại diện cho các điều kiện

địa hình khác nhau: chân núi, sườn núi và đỉnh núi để điều tra thu thập các mẫu Bọ xít, tổng số điểm điều tra là 27 điểm. Điểm điều tra có bán kính là 10m.

Sơ đồ bố trí các tuyến và điểm điều tra được thể hiện trong các hình 3.04 và 3.05.

43

Hình 3.04: Sơ đồ tuyến điều tra

44

Hình 3.05: Sơ đồ điểm điều tra

45

3.4.2.2. Phƣơng pháp thu thập mẫu vật * Dụng cụ thu mẫu:

- Vợt côn trùng

Trong nghiên cứu này, vợt lưới dạng trịn với cán vợt có các độ dài có thể thay đổi từ 2-7m, phụ thuộc vào vị trí Bọ xít đậu trên thân cây hoặc bay tự do trên không.

- Bẫy màn (Malaise trap)

Bẫy màn là bẫy làm bằng vải lưới, có hình dạng như một cái lều, và được để cố định ở một chỗ. Thông thường người ta hay đặt bẫy này ở dưới đất, nhưng cũng có loại bẫy được treo ở trên cao, sau khoảng 5-7 ngày thì kiểm tra và thu mẫu 1 lần. Bẫy màn có khi được đặt dọc theo đường bay của côn trùng. Bẫy màn được đặt tại 1 điểm cố định trên mỗi sinh cảnh nghiên cứu (theo 3 dạng sinh cảnh nghiên cứu) và được lặp lại 01 lần.

- Bẫy đèn

Một số lồi Bọ xít đều bị thu hút bởi ánh sáng vào ban đêm. Do vậy, bẫy đèn là một phương pháp rất có hiệu quả trong việc điều tra thu thập mẫu vật. Bẫy đèn được thiết kế gồm hai bóng đèn cao áp 250w và một tấm vài trắng khổ lớn cùng dây điện. Máy phát điện sẽ được sử dụng là nguồn điện cho bẫy đèn. Bẫy đèn được đặt ở một vị trí nhất định trên từng tuyến điều tra (09 tuyến) và được lặp lại 01 lần.

- Điều tra thu thập trên tuyến

Di chuyển trên tuyến điều tra với tốc độ chậm, tiến hành quan sát hai bên tuyến với khoảng cách chiều rộng tuyến từ 5-7 mét, thu thập mẫu Bọ xít ở nhiều trạng thái hoạt động khác nhau nếu bắt gặp côn trùng dùng vợt hoặc dùng tay bắt.

46

Tại các khu vực của rừng chọn từ 1-2 địa điểm đại diện để tiến hành thu thập mẫu vật bằng bẫy đèn. Mỗi tháng 2 kỳ vào đầu và cuối tháng, vào thời điểm này khơng có ánh trăng để Bọ xít khơng bị phân tán bởi ánh sáng. Thời gian bẫy từ 19h đến 23h.

Ngoài ra tại các địa điểm này cũng đặt bẫy màn để thu thập mẫu Bọ xít. Điều tra Bọ xít theo phương pháp điều tra theo tuyến là thu thập mẫu mang tính định tính để xác định thành phần lồi Bọ xít.

Mẫu biểu 01: Phiếu điều tra Bọ xít theo tuyến

Số hiệu tuyến: Ngày điều tra: Người điều tra: Thời tiết:

STT

Tên loài/Ký hiệu mẫu

Số lƣợng

mẫu Sinh cảnh Ghi chú

Tên khoa học Tên địa

phƣơng (nếu có)

- Điều tra thu thập theo điểm:

Song song với điều tra trên tuyến đã tiến hành điều tra tại các điểm đại diện. Tại mỗi điểm điều tra dừng lại tiến hành điều tra với thời gian từ 30 - 40 phút để thu thập Bọ xít ở các trạng thái hoạt động và trú ẩn khác nhau như thu trên tuyến. Mẫu vật thu thập được ghi chép vào biểu và đây là số liệu để tính tốn các chỉ số đa dạng của Bọ xít.

47

+ Đối với các loài sống trong thảm mục, dùng que gạt các lớp mục quan sát và bắt mẫu vật.

+ Đối với các lồi bọ xít dẹt, hay sống trong vỏ cây khô như họ Aradidae, dùng dao để tách vỏ cây bắt mẫu vật.

Cường độ điều tra thu thập trên tuyến và điểm được thực hiện tập trung từ tháng 10/2015 đến tháng 3/2016, đây là thời gian hoạt động cao điểm của Bọ xít và có thể thu thập được số lồi nhiều nhất. Hàng tháng bố trí 2 đợt, mỗi đợt điều tra từ 4-5 ngày. Hàng ngày tổ chức theo nhóm từ 2-3 người, một người ghi chép, 2 người quan sát, chụp ảnh và thu mẫu.

Các tuyến và điểm điều tra được tiến hành có cùng thời gian, cường độ và được lặp lại số lần như nhau.

Mẫu biểu 02. Phiếu điều tra Bọ xít theo điểm

Số hiệu điểm: Ngày điều tra:

Người điều tra: Thời tiết:

STT

Tên loài/ký hiệu

mẫu Số lƣợng mẫu Địa hình Độ cao (mét) Ghi chú Tên khoa học Tên địa phƣơng (nếu có) Chân núi Sƣờn núi Đỉnh núi

3.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu và bảo quản mẫu

3.4.3.1. Phương pháp xử lý, bảo quản và trưng bày mẫu

- Các mẫu côn trùng cánh nửa cứng được ngâm trong dung dịch cồn 70-90 độ và bảo quản ở nơi khô ráo. Mẫu ở các tuyến, điểm điều tra được

48

đánh dấu và ghi chép cụ thể để không bị nhầm lẫn. Mẫu được giết chết bằng chất gây mê Ethyl acetate sau đó gói vào giấy parafin mang về làm mẫu.

- Để tiện cho việc quan sát, giám định mẫu phải xử lý mẫu thu được thành tiêu bản (mẫu cắm kim).

Dụng cụ: giá cắm kim bằng xốp, kim cắm, kéo cắt giấy. Các mẫu thu được cắm trên tấm xốp mịn, nhẵn và có kích thước 50×20cm. Kim cắm cơn trùng phải có kích thước phù hợp cắm xuyên qua vai cánh trước sao cho kim vng góc với trục cơ thể. Định hình mẫu vật theo dáng đứng tự nhiên.

Các mẫu vật thu được ghi ngày, tháng, địa điểm bắt trên etiket, ghim vào ngay dưới mẫu.

- Sấy khô: Sau khi mẫu đã được căng trên bàn căng cho mẫu vào tủ sấy ở t0

50-550C trong 3-5 ngày và cứ 2 tuần sau sấy lại 1lần (trong 1-2 ngày) trong 2 tháng, sau đó có thể 2 tháng sấy lại 1 lần. Mẫu vật được kiểm tra thường xuyên tháng 1 lần, tránh kiến, nhện hay mối mọt xâm hại. Trong hộp mẫu có thể để băng phiến để chống sâu, mọt, mối, kiến và thymol chống mốc. Để giảm bớt độ ẩm trong tủ mẫu có thể để vơi cục dưới đáy tủ để chống mốc. Phòng lưu giữ mẫu cần có điều hồ nhiệt độ, máy hút ẩm: nhiệt độ phịng ln giữ khoảng 24-260

C, ẩm độ 40-50% là tốt nhất, mẫu vật bảo quản trong điều kiện tối.

- Bố trí mẫu sưu tập

+ Hộp sưu tập: Được làm bằng gỗ hay nhôm, kích thước 30x25x6cm

hoặc lớn hơn. Có thể thiết kế nắp kính bản lề hoặc nắp đậy. Hộp phải thật kín để có thể chống được sự xâm nhập của sinh vật gây hại. Đối với hộp sưu tập chứa mẫu cắm kim đáy hộp phải lót một miếng xốp dầy 1cm, trên có bọc giấy kẻ ly.

+ Nhãn sưu tập: Tùy theo mục đích mà chọn kích thước và nội dung

nhãn cho phù hợp. Nhãn chi tiết bao gồm các thông tin về số hiệu tiêu bản,

49

tên Việt Nam, tên khoa học của loài và của họ, địa điểm, thời gian và người thu thập.

+ Bố trí mẫu cắm kim trong hộp sưu tập: Mỗi loại mẫu cắm kim đều

phải có nhãn đi kèm. Có thể bố trí mẫu trong 1 hộp sưu tập theo hệ thống phân loại (theo giống, họ, bộ) hoặc bố trí mẫu của nhiều loài thuộc nhiều họ vào trong một hộp sưu tập. Mẫu cắm kim phải được cắm thẳng hàng và cân đối trong hộp sưu tập vì thế dùng giấy lót kẻ ly ở đáy hộp là thích hợp.

+ Mẫu bông: Dưới điều kiện của Việt Nam mẫu bơng có thể giúp bảo quản tiêu bản khá tốt. Trong hộp sưu tập lót một lớp bơng đã được sấy khơ, là phẳng và ít băng phiến chống kiến rồi nhẹ nhàng đặt tiêu bản đã sấy khô lên trên; đậy nắp kính và cố định hộp sưu tập.

3.4.3.2. Phương pháp giám định mẫu

Sử dụng phương pháp so sánh hình thái để nghiên cứ u phân loại . Các tài liệu dùng trong định loại các loài gồm:

- Distant, W. L., The fauna of British India including Ceylon and Burma London, 1902.

- Distant, W. L., The fauna of British India including Ceylon and Burma London, 1904.

VƢỜN QUỐC GIA CÚC PHƢƠNG Số hiệu:

Tên Việt Nam: Tên khoa học: Địa điểm: Thời gian:

Ngƣời thu mẫu Ngƣời giám định

50

- Distant, W. L., The fauna of British India including Ceylon and Burma London, 1907.

- Distant, W. L., The fauna of British India including Ceylon and Burma London, 1918.

- Hsiao T.Y., (1977) Sổ tay phân loại côn trùng Trung Quốc. Tập 1 – Bộ cánh nửa – Bắc Kinh Khoa học xã (Tiếng Trung Quốc).

- Hsiao T.Y., (1981) Sổ tay phân loại côn trùng Trung Quốc. Tập 2 – Bộ cánh nửa – Bắc Kinh Khoa học xã (Tiếng Trung Quốc).

- Đặng Đức Khương (2000), Họ bọ xít Coreidae – Động vật chí Việt Nam. Tập 7, trang 171 – 332.

3.4.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Các chỉ số sinh học theo dõi:

1) Để biết được mức độ phân bố, bắt gặp côn trùng sử dụng công thức xác định tần suất xuất hiện của một loài (P%):

100 . % N n P

Trong đó: P%: Tỷ lệ phần trăm điểm điều tra có lồi cơn trùng cần tính

n: Là số điểm điều tra có lồi cơn trùng cần tính N: Tổng số điểm điều tra (N=27)

Khi P%>50%: Loài thường gặp Khi P% 25% - 50%: Lồi ít gặp Khi P%<25%: Lồi ngẫu nhiên gặp 2) Phong phú về loài trong quần xã

Chỉ số phong phú Margalef (d) được sử dụng để đánh giá mức độ phong phú lồi trong quần xã. Cơng thức xác định được tính như sau:

N S d 2 log 1   download by : skknchat@gmail.com

51

S: Tổng số loài ghi nhận được trong sinh cảnh N: Tổng số cá thể ghi nhận được trong sinh cảnh

3) Đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh (tính chỉ số đa dạng Simpson-D)

Chỉ số đa dạng Simpson được sử dụng để xác định tính đa dạng về quần xã sinh vật trong mỗi sinh cảnh. Công thức xác định chỉ số đa dạng Simpson được tính như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của bộ cánh nửa cứng (hemiptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)