Đa dạng theo sinh cảnh của Bọ xít ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của bộ cánh nửa cứng (hemiptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 62 - 66)

4.2.1. Đa dạng theo sinh cảnh của Bọ xít ở VQG Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình Bình

Trong khu vực nghiên cứu có 03 dạng sinh cảnh chính sau: - Khu vực rừng nguyên sinh

- Khu vực rừng thứ sinh - Khu vực trảng cỏ, cây bụi.

Từ số liệu thu thập ngoài thực địa, sau khi tính chỉ số phong phú Margalef – d ta được kết quả như sau:

Hình 4.04: Phong phú về loài trong sinh cảnh (chỉ số phong phú Margalef - d).

Qua hình 4.04 cho ta thấy sự phong phú về loài Bọ xít theo sinh cảnh. Ở sinh cảnh rừng nguyên sinh đã thu thập được 331 cá thể của 72 loài, rừng thứ sinh thu thập được 338 cá thể của 84 loài và khu vực trảng cỏ, cây bụi thu thập được 226 cá thể của 70 loài. Kết quả tính chỉ số phong phú Margalef - d của 3 sinh cảnh là: Rừng nguyên sinh d = 28,18; rừng thứ sinh d = 32,82;

63

trảng cỏ, cây bụi d = 29,31. Như vậy ở sinh cảnh rừng thứ sinh có sự phong phú loài cao nhất tiếp đến là trảng cỏ, cây bụi và rừng nguyên sinh. Tuy vậy, sự đa dạng giữa các sinh cảnh không có sự khác biệt lớn. Rừng thứ sinh là rừng đang trong quá trình phục hồi, ở đây tập trung nhiều loài cây bụi, dây leo, trảng cỏ và nhiều loài cây gỗ, vì thế tạo ra nhiều sinh cảnh phù hợp cho nhiều loài Bọ xít sinh sống. Chính vì vậy, số loài thu được nhiều nhất. Quan hệ của Bọ xít với sinh cảnh liên quan đến nhu cầu sinh thái của loài, đặc biệt là nguồn dinh dưỡng, nơi cư trú và nơi sinh sản. Những loài phổ biến thường xuất hiện ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau, ngược lại những loài có nhu cầu sinh thái hẹp thường chỉ xuất hiện ở những sinh cảnh nhất định.

Trong số mười loài thường gặp thì có tới 9 loài xuất hiện ở cả 3 sinh cảnh (Bảng 4.05)

Bảng 4.05: Các loài xuất hiện ở tất cả các dạng sinh cảnh

TT Họ Tên khoa học

1 Coreidae Anoplocnemis binonata Dist 2 Coreidae Prionolomia gigas Distant 3 Coreidae Rhamnomia dubia Hsiao 4 Coreidae Serinetha capitis Hsiao 5 Cydnidae Macroscytus brunneus Fabr 6 Pentatomidae Dalpada oculata Fabricius 7 Pentatomidae Tessaratoma javanica Thunberg 8 Pyrrhocoridae Physopelta gutta Burrm- Pyrrh 9 Reduviidae Sycanus croceovittatus Dohrn

Bảng 4.06: Các loài chỉ xuất hiện ở một dạng sinh cảnh

TT Họ Tên khoa học Sinh cảnh

1 Coreidae Cletomorpha simulans Hsiao Rừng nguyên sinh

2 Coreidae Leptocorisa acuta Thunb Rừng nguyên sinh

64

TT Họ Tên khoa học Sinh cảnh

3 Coreidae Marcius longirostris Hsiao Rừng nguyên sinh

4 Lygaeidae Aphanus lineosus Dist Rừng nguyên sinh

5 Lygaeidae Dieuches femoralis Dohr Rừng nguyên sinh

6 Lygaeidae Lachnophorus singalensis Dohrn Rừng nguyên sinh

7 Lygaeidae Lethaeus assamensis Dist Rừng nguyên sinh

8 Pentatomidae Catacanthus incarnatus Dru Rừng nguyên sinh

9 Pentatomidae Cyclopelta obscura Lep-Serv Rừng nguyên sinh

10 Plataspidae Coptosoma cribrasium Fabr Rừng nguyên sinh

11 Pyrrhocoridae Dindymus rubiginosus Fabr Rừng nguyên sinh

12 Pyrrhocoridae Ectatop gelanor Kir-Ed Rừng nguyên sinh

13 Reduviidae Acanthaspis ruficeps Hsiao Rừng nguyên sinh 14 Reduviidae Alcmena straminipes Dist Rừng nguyên sinh 15 Reduviidae Epidaus sexspinus Hsiao Rừng nguyên sinh 16 Reduviidae Isyndus pilosipes Reut Rừng nguyên sinh 17 Reduviidae Isyndus reticulatus Stal Rừng nguyên sinh 18 Reduviidae Lisarda rhypara Stal Rừng nguyên sinh 19 Reduviidae Phalantus geniculatus Stal Rừng nguyên sinh 20 Reduviidae Polytoxus femoralis Dist Rừng nguyên sinh 21 Reduviidae Scadra relata Dist Rừng nguyên sinh 22 Reduviidae Sycanus croceus Hsiao Rừng nguyên sinh 23 Reduviidae Sycanus szechuanus Hsiao Rừng nguyên sinh 24 Reduviidae Velitra melanomeris Dist Rừng nguyên sinh

25 Coreidae Acantocoris sp. Rừng thứ sinh

26 Coreidae Helcomeria spinosa Sign Rừng thứ sinh

27 Coreidae Homoeocerus marginellus Her-Schaf Rừng thứ sinh

28 Coreidae Hygia lata Hsiao Rừng thứ sinh

29 Pentatomidae Gynenia affinis Dist Rừng thứ sinh

30 Pentatomidae Tolumnia maxima Dist Rừng thứ sinh

31 Plataspidae Coptosoma scutellatum Geoffroy Rừng thứ sinh

65

TT Họ Tên khoa học Sinh cảnh

32 Pyrrhocoridae Ectatop opthalmicus Burm Rừng thứ sinh

33 Pyrrhocoridae Euscopus fuscus Hsiao Rừng thứ sinh

34 Reduviidae Brachytomus nigripes Hsiao Rừng thứ sinh

35 Rhyparochromidae Eremocoris sp. Rừng thứ sinh

36 Scutelleridae Eucorysses grandis Thunb Rừng thứ sinh

37 Coreidae Homoeocerus unipunctatus Thunb Trảng cỏ, cây bụi

38 Coreidae Leptocorisa lepida Breddin Trảng cỏ, cây bụi

39 Coreidae Physomerus grossipes Fabr Trảng cỏ, cây bụi

40 Lygaeidae Metochus sp2. Trảng cỏ, cây bụi

41 Lygaeidae Pamera pallicornis Dall Trảng cỏ, cây bụi

42 Pentatomidae Cantheconidae concinna Walk Trảng cỏ, cây bụi

43 Pentatomidae Carpona amplicollis Stal Trảng cỏ, cây bụi

44 Pentatomidae Chaubattiana rubrovittata Dist Trảng cỏ, cây bụi

45 Pentatomidae Critheus lineatifrons Stal Trảng cỏ, cây bụi

46 Pentatomidae Scotinophara coarctata Fabr Trảng cỏ, cây bụi

47 Pyrrhocoridae Dysdereus sp. Trảng cỏ, cây bụi

48 Reduviidae Endochus sp. Trảng cỏ, cây bụi

49 Reduviidae Endochus sp1. Trảng cỏ, cây bụi

50 Reduviidae Nezara viridula Linnaeus Trảng cỏ, cây bụi

51 Scutelleridae Poecilocoris latus Dall Trảng cỏ, cây bụi

Bảng 4.06 cho thấy có tới 51 loài mới chỉ gặp ở một dạng sinh cảnh. Trong đó sinh cảnh rừng nguyên sinh là 24 loài, chiếm 47,05%; sinh cảnh rừng thứ sinh là 12 loài chiếm 23,53% và sinh cảnh trảng cỏ, cây bụi là 15 loài, chiếm 29,41%. Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều nên liệu đây có phải là những loài hẹp sinh thái hay không cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa để đi đến kết luận.

66

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng của bộ cánh nửa cứng (hemiptera) và đề xuất một số biện pháp quản lý ở vườn quốc gia cúc phương, tỉnh ninh bình​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)