Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 29 - 31)

3.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập

3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hố, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các cơng trình lao

động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

a. Các di tích lịch sử văn hóa

Được thành lập ngay trên vùng đất có lịch sử lâu đời – vùng đất mà hai triều đại Đinh, Lê chọn làm kinh đơ. Vân Long lúc đó thuộc châu Đại hồng (thế kỷ X). Các di tích văn hóa, lịch sử, tơn giáo có ở khắp nơi. Trong giới hạn của khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, một số địa danh nổi tiếng như:

- Động Hoa Lư ở Thung Lau (xã Gia Hưng), là nơi tập trận của Đinh Bộ Lĩnh trước khi dẹp yên các sứ qn (Thập nhị Sứ qn) để lên ngơi Hồng đế.

- Đền Thung Lá (xã Gia Hưng) là nơi thờ cúng mẹ của Đinh Tiên Hoàng. - Đền thờ Tứ vị Hồng Nương (xã Gia Vân), thờ 4 vị tướng của Hai Bà Trưng. Đến tham quan đền thờ cịn có thể được xem 3 tờ chiếu cơng nhận của 3 đời vua Triều Nguyễn là: Thành Thái, Duy Tân và Khải Định.

- Chùa Thanh Sơn Tự ở xã Gia Vân đặt ở hang ở độ cao 30m nơi đây có đường thơng lên trời và đường ngầm thông ra Đầm Cút.

Sát ngay khu Bảo tồn, nằm ở 7 xã vùng đệm cịn có

- Động Địch Lộng (xã Gia Thanh) là nơi được tôn vinh Nam Thiên Đệ Tam động (Đẹp thứ ba trời Nam).

- Cư dân sống tại 7 xã quanh khu bảo tồn đại bộ phận theo đạo phật. Một số cư dân thôn Vườn Thị và thơn Gọng Vó ở xã Gia Hịa và thơng Tập Ninh xã Gia Vân có theo Thiên chúa giáo. Nhà thờ Thiên chúa ở xã Gia Lập rất đẹp.

- Trong khu vực 7 xã quanh khu Bảo tồn có rất nhiều ngơi đền, đình chùa, miếu, nhà thờ và nhà cầu nguyện…

b. Các tuyến tham quan

Hiện tại Ban quản lý khu Bảo tồn đã phối hợp với cộng đồng địa phương xây dựng được một số tuyến du lịch sinh thái như sau:

+ Tuyến 1 đi thuyền: từ bến du lịch Vân Long tới hang Vồng, rồi tiếp tục đi thuyền dọc dãy núi Đồng Quyển lần lượt qua cửa Đồng Thày, hang Bóng Kẽm Trăm tới Đập Mới rồi quay lại.

+ Tuyến 2 đi thuyền: từ bến du lịch Vân Long tới chùa Bái Vọng, rồi tiếp tục đi thuyền dọc dãy núi Mèo Cào lần lượt qua hang Bà Nghiệp, Vườn Thị tới hang Cá rồi quay lại.

+ Tuyến 3 đi bộ: đi từ bến du lịch Vân Long, theo bờ đê đến Đầm Cút thăm chùa Thanh Sơn Tự. Rời chùa tới thôn Cọt (xã Gia Hưng) thăm vườn cây ăn trái, theo đường mòn lên núi qua đền Thung Lá rồi vào thăm khu rừng trong Thung Quèn Cả.

+ Tuyến 4 đi thuyền: quan sát đàn Voọc Quần đùi trằng. Có thể quan sát được đàn Voọc Quần đùi trắng vào sáng sớm và hồng hơn ở đây ở núi Đồng Quyển.

c. Khả năng tiếp cận dịch vụ

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nước Vân Long cách Hà Nội 82km về phía Nam, và cách trung tâm Ninh Bình 17km. Có thể đi từ Hà Nội, hoặc từ Ninh Bình…đến Vân Long một cách dễ dàng bằng ô tô, hoặc các phương tiện khác.

Tại đây hệ thống dịch vụ cho các nhu cầu tham quan, hội họp, nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng của các du khách đều được phục vụ một cách nhiệt tình chu đáo. Với đầy đủ các phương tiện, tiện nghi, nhà hàng khách sạn, sân quần vợt, bể bơi,…; nhất là sự nhiệt tình của đội ngũ hướng dẫn viên, những người phục vụ và những người đang làm công tác bảo tồn.

Đến với Vân Long du khách có thể liên hệ với Ban quản lý Khu Bảo tồn, Ban quản lý Khu du lịch hoặc các nhà hàng khách sạn của Vân Long.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 29 - 31)