Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại một số Vƣờn Quốc gia và Khu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 36 - 41)

bảo tồn thiên nhiên

3.3.1. Kinh nghiệm của Vƣờn Quốc gia Gunung Halimun của Indonesia

Vườn quốc gia Vườn quốc gia Gunung được thành lập năm 1992 trên một dải đất rừng rộng thấp ở phía Tây Java với diện tích 40.000 ha, có 237 lồi động

vật trong đó có nhiều loại động vật quý hiếm đang bị đe dọa như, Vượn Java, Khỉ lá Ebony, Thằn lằn Gai và một số lồi báo, sư tử... Hệ thực vật có khoảng 500 lồi cây có hoa. Chim có tới 204 lồi có lồi nổi tiếng như: Đại Bàng Java biểu tượng của Indonesia...Trong khu vườn quốc gia có người Kasepuhan bản xứ, họ là người nơng dân có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhất là quan điểm của người dân đối với rừng là tài sản được tổ tiên để lại nên phải bảo vệ để hổ trợ cho cuộc sống bộ lạc chứ không phải để khai thác. Người Kasepuhan có một nền văn hóa, nghệ thuật truyền thống độc đáo như múa, âm nhạc, võ thuật đã thu hút được một lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan.

a. Các u cầu cấp thiết phải xây dựng mơ hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Gunung Halimun

- Là vườn quốc gia có vùng đất cịn ngun sơ với đa dạng hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa cần được bảo vệ và bảo tồn giữ gìn. Là đầu nguồn nước cung cấp nước sinh hoạt cho cả khu vực Java. Tài nguyên thiên nhiên ở đây đang bị đe dọa bởi rất nhiều nhân tố thi cơng các cơng trình giao thơng, các doanh nghiệp kinh doanh khai thác vàng trong vùng, khai thác gỗ trái phép và áp lực từ việc di dân, tăng dân số đến ở trong khu vực.

- Khoảng cách từ Jakarta đến Vườn quốc gia chỉ mất 3 tiếng đồng hồ, vì vậy vào những ngày nghỉ cuối tuần số lượng khách đến đây vượt quá trên 10.000 người gây áp lực rất lớn đối với tài nguyên thiên nhiên.

- Lượng khách du lịch đến Vườn quốc gia tăng nhiều nguồn thu đã mang lại cho khu vực và chính phủ, nhưng dân cư địa phương khơng được hưởng lợi từ hoạt động du lịch nên vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên không đảm bảo và dân cư không cho phép khách đến tham quan sinh hoạt cộng đồng đã có ít nhiều tác động đến tài nguyên thiên nhiên, khách du lịch và cộng đồng dân tộc trong vùng.

b. Mơ hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Gunung Halimun

Để cân bằng giữa bảo tồn và lợi ích cho cộng đồng từ hoạt động du lịch. Các tổ chức phi chính phủ đã phối hợp với Ban quản lý xây dựng mơ hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

Hình 2: Mơ hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia

Gunung Halimun - Indonesia

* Cơ chế hoạt động của mơ hình

Mơ hình hoạt động dưới sự tác động của các nhân tố bao gồm:

- Nhân tố tổ chức và quản lý bao gồm: Chính phủ thơng qua Ban quản lý, các Tổ chức phi chính phủ trong và ngồi nước là đơn vị tổ chức ra mơ hình, tài trợ về vật chất và giúp đỡ kinh nghiệm và là đơn vị quản lý thông qua một đơn vị trực thuộc là Ban quản lý.

- Nhân tố tác động để xây dựng và phát triển mơ hình

Nhóm phát triển và Ban quản lý Vườn QG

Phát triển du lịch Vườn quốc gia Gunung Indonesia Các nhân tố tác động khác Tài nguyên vùng Gunung Cộng đồng người Kasepuhan GHNP Consortium

+ Tài nguyên thiên nhiên (nhân tố tác động và bị tác động) có ý nghĩa đến việc thu hút khách du lịch tạo điều kiện cho hoạt động cung cấp dịch vụ của cộng đồng.

+ Khách du lịch bao gồm số lượng, thành phần có ý nghĩa đến thu nhập của cộng đồng.

+ Các nhân tố tác động khác (các cơng ty lữ hành, các tổ chức Phi chính phủ), mức độ tham gia của các cơng ty lữ hành có tác động đến thu hút khách du lịch.

* Cơ chế chia sẻ lợi ích

Chia sẻ lợi ích cho các bên tham gia là vấn đề quan tâm hàng đầu phát triển du lịch ở đây. Các bên tham gia phát triển du lịch đã phối hợp xây dựng các nhà nghỉ cộng đồng do người dân bản địa quản lý và kinh doanh, mỗi làng có sự hỗ trợ về kinh nghiệm của nhân viên dự án, mỗi nhà nghỉ đều có một tài khoản tại ngân hàng, mọi tích lũy chi tiêu của mỗi nhà được thảo luận giữa các bên có liên quan do chủ nhà đứng ra tổ chức, phân chia lợi nhuận được tính như sau:

Bảng 3: Phân chia lợi nhuận của các bên trong dự án phát triển du lịch cộng đồng

tại Gunung Halimun- Indonesia

Đơn vị: %

TT Thành phần Nhà phía Bắc Nhà phía Nam Nhà phía Đơng

1 Thuế của chính phủ 5 5 5 2 Lương cộng đồng 30 30 30 3 Bảo quản 15 15 15 4 Quỹ cộng đồng 13,3 15 15 5 Bảo tồn VQG 10 25 10 6 Quảng cáo 10 10 10 7 Thuế đất 6,7 - 12,5 8 Chi phí khác 10 10 10

c. Bài học kinh nghiệm

- Du lịch dựa vào cộng đồng nhận được sự giúp đỡ của Tổ chức Phát triển du lịch sinh thái (Consortium of Ecotourism development) gồm 5 đơn vị tham gia: Câu lạc bộ sinh học (BScC), Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (Widlife Preservation Irust International- WPTI), Trường đại học Indonesia (UI) và nhà hàng McDonald's ở Indonesia. Nhờ sự giúp đỡ của các thành viên về tài chính và kinh nghiệm nên đã huy động được hai nhóm dân tộc đang sống trong khu vực là người Kasepuhan và người dân mới di cư tham gia cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

- Thành lập một ban quản lý tham gia với cộng đồng. Ban quản lý được gọi là GHNP Consortium đã tích cực hỗ trợ cộng đồng chủ động tiến hành các công việc như hoạch định, quản lý, thực thi các kế hoạch phát triển du lịch dựa vào cộng đồng

- Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn và bảo vệ tài nguyên nhằm vào khía cạnh của tính bền vững kinh tế, xã hội và mơi trường. Đây là hai vấn đề cần được quan tâm song song.

- Bảo tồn đi đôi với việc chú trọng quảng cáo về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn có trong vườn quốc gia để thu hút khách du lịch.

- Để cho phát triển bền vững, cộng đồng cần được tham gia các buổi huấn luyện về phục vụ, hướng dẫn viên du lịch và phương pháp bảo vệ tài nguyên du lịch, tham gia đào tạo chuyên sâu học cách tạo ra những sản phẩm thủ công địa phương, tạo ra các mẫu mã mang đậm nét bản địa hàng thủ công để bán được nhiều cho khách du lịch, tập huấn về vệ sinh an tồn.

- Giao quyền cho cộng đồng có nghĩa là cộng đồng địa phương được khuyến khích tham gia, được đảm nhận trách nhiệm các cơng việc có liên quan đến phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên

- Đảm bảo sự công bằng trong việc chia sẻ lợi ích từ việc phát triển du lịch. - Được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách như 5 năm khơng thu thuế, chính phủ đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu là đường, điện và nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)