Cách tiếp cận để xây dựng mơ hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 54 - 56)

3.5. Xây dựng mơ hình du lịch sinh thái tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đất ngập

3.5.1.Cách tiếp cận để xây dựng mơ hình

a. Các yêu cầu cấp thiết phải xây dựng mơ hình

- KBTTN ĐNN Vân Long là vùng đất ngập nước còn nguyên sơ với đa dạng hệ sinh thái và nền văn hóa bản địa cần được bảo vệ và bảo tồn giữ gìn, là nơi tập trung nhiều nhất của lồi Vọoc Quần đùi trắng.

- Tài nguyên thiên nhiên ở đây đang bị đe dọa bởi rất nhiều các hoạt động kinh tế - xã hội đặc biệt là hoạt động khai thác đá của người dân khu vực.

- Khoảng cách từ Hà Nội đến KBT chỉ khoảng 82km, có đường quốc lộ đi qua, vì vậy nơi đây có tiềm năng du lịch cuối tuần.

- Tại các VQG và KBT đặc biệt là các khu ĐNC hiện nay chưa có một mơ hình DLST nào thực sự hiệu quả.

b. Mục tiêu xây dựng mơ hình

- Phát triển du lịch sinh thái để bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường hướng đến mục tiêu phát triển bền vững tại KBTTN ĐNN Vân Long.

- Phát triển DLST cùng lúc giải quyết được 2 vấn đề: Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, góp phần phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho đại đa số dân bản địa và bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường;

- Tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng cho khu vực; - Nâng cao trình độ nhận thức, kỹ năng cho cộng đồng; - Xây dựng, nâng cấp và cải thiện cơ sở hạ tầng.

c. Ngun tắc xây dựng mơ hình

Việc nghiên cứu xây dựng mơ hình phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững tại KBTTN ĐNN Vân Long cần phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Bảo vệ nghiêm ngặt các vùng đất ngập nước, các rừng cây, núi đá, các di tích lịch sử văn hoá đã được nhà nước khoanh vùng cho mục đích bảo tồn.

- Kết hợp sử dụng, khai thác du lịch với bảo tồn, ưu tiên bảo tồn đối với các vùng đất ngập nước đặc thù, đa dạng sinh học cao có chức năng duy trì nguồn nước và cân bằng sinh thái, có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia.

- Phát triển du lịch sinh thái với sự tham gia bảo tồn các vùng đất ngập nước của cộng đồng dân cư sinh sống trên địa bàn và các vùng lân cận của khu bảo tồn.

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị du lịch thân thiện với môi trường.

d. Quan điểm xây dựng mơ hình

Cần phải xác định: du lịch sinh thái không phải là du lịch tự nhiên ở quy mô nhỏ mà là du lịch bảo vệ thiên nhiên và môi trường đồng thời phải quan tâm đến đời sống cộng đồng, do vậy, giải pháp đảm bảo bền vững của du lịch sinh thái không phải là giới hạn du lịch mà là quản lý du lịch theo những phương thức mới, những công nghệ mới. Một trong những phương thức được tôn trọng trong quản lý du lịch sinh thái là quản lý du lịch có sự tham gia của cộng đồng. Tức là, người dân địa phương tham gia một cách chủ động trong quản lý tài nguyên du lịch, hoạt động du lịch nhằm gia tăng cơ hội chia sẻ lợi ích kinh tế, môi trường từ du lịch, gia tăng nguồn lực cho bảo tồn và nâng cao tính làm chủ của người dân trong hoạt động quản lý tài nguyên tại Khu bảo tồn.

Trên thực tế có ba mức độ tham gia của cộng đồng, mỗi mức độ có các tác động đến môi trường là khác nhau:

Bảng 4: Mức độ tham gia của cộng động trong hoạt động du lịch Mức độ Phƣơng thức tham gia Quan hệ Mức độ Phƣơng thức tham gia Quan hệ

tham gia Tác động đến môi trƣờng Cao nhất Cộng đồng làm chủ, tự đứng ra tổ chức quản lý hoạt động DLST và tự cung cấp các sản phẩm du lịch Chủ động Tác động ít nhất, đóng góp cao cho bảo tồn. Trung bình

Cộng đồng tham gia vào các hoạt động DLST do các tổ

chức khác đứng ra làm chủ Phụ thuộc

Ít có đóng góp cho bảo vệ môi trường và bảo tồn tài nguyên. Thấp Cộng đồng là đối tượng để các tổ chức khác sử dụng trong hoạt động DLST Thụ động

Hầu như khơng có vai trị trong việc BVMT

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường là cần phải xây dựng được một mơ hình phát triển du lịch đem lại lợi ích kinh tế nhưng phải đóng góp cho bảo tồn tài nguyên và bảo vệ mơi trường. Trên cơ sở đó và căn cứ trên 3 mức độ tham gia của cộng đồng, đề tài tiến hành nghiên cứu xây dựng mơ hình du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở mức độ cao nhất, cộng đồng tự làm chủ. Với mơ hình này, tài ngun và mơi trường du lịch sẽ là đối tượng khai thác của cộng đồng phục vụ cho hoạt động du lịch, chính vì vậy cộng đồng sẽ là người đầu tiên đứng ra bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên. Đây được coi là phương án lựa chọn tối ưu đảm bảo sự công bằng giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 54 - 56)