Mơ hình tổ chức phát triển du lịch sinh thái tại Vân Long

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 61 - 91)

Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Cộng đồng Quản lý Nhà nước Doanh nghiệp Ban quản lý Khu bảo tồn Chính quyền địa phương Khách du lịch

a. Vai trò của các thành phần trong mơ hình

* Cộng đồng dân cư địa phương: Đây là nhóm chủ chốt trong hoạt động du

lịch, họ có vai trị cung cấp các sản phẩm du lịch như lưu trú tại nhà, đưa khách đi tham quan, sinh hoạt với người dân, các trò chơi và hoạt động giải trí… và đặc biệt, cộng đồng địa phương sẽ là nhân tố bảo tồn tài nguyên, bảo vệ mơi trường tích cực nhất, họ coi tài nguyên du lịch như tài sản của mình và ra sức bảo vệ, duy trì, tơn tạo từ đó hình thành các sản phẩm du lịch bản địa đặc trưng thu hút được khách du lịch.

Cộng đồng địa phương là người tổ chức các hoạt động du lịch như đưa khách đi tham quan, tổ chức các trò chơi,… do vậy, cộng đồng đóng vai trị lớn trong việc giáo dục môi trường và giám sát các hành vi tác động đến môi trường của khách du lịch.

* Quản lý nhà nước: Chính phủ và các bộ, ngành liên quan: Chịu trách

nhiệm xây dựng chiến lược, quy hoạch DLST quốc gia; ban hành, chỉnh sửa, bổ sung các qui định pháp luật liên quan đến các khu BTTN và DLST, các nguyên tắc hợp tác và trách nhiệm trong hoạt động DLST, cơ chế chia sẻ lợi ích và đầu tư cho các KBTTN, tiêu chí về DLST.

* Chính quyền địa phương các cấp: Cần xây dựng được khung quản lý quy

hoạch, chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ, kế hoạch hoạt động du lịch của năm và hàng năm tại KBT. Chính quyền địa phương cấp xã, huyện phải có được sự hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương cấp tỉnh, Trung ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và nguồn nhân lực…

* Ban quản lý khu bảo tồn: UBND Tỉnh Ninh Bình thống nhất quản lý nhà

nước, giao cho Ban quản lý rừng đăc dụng Hoa Lư-Vân Long tổ chức quản lý khu bảo tồn và phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước phát triển du lịch sinh thái trong khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Để phát triển DLST theo hướng bền vững, BQL cần phải lập kế hoạch phân vùng chức năng và quy định nghiêm ngặt cho từng vùng.

* Các doanh nghiệp: Các công ty du lịch trong nước và ngoài nước cung

cấp những tour cho khách DLST; có thể tham gia xây dựng các sản phẩm DLST và quảng bá DLST. Các doanh nghiệp này cần nhận thức và có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục du khách của cơng ty mình về u cầu, trách nhiệm và lợi ích của DLST. Sử dụng tối đa nguồn nhân lực địa phương, phối hợp với địa phương để tăng thêm mức phí các hoạt động du lịch dịch vụ cho cộng đồng địa phương.

* Các tổ chức Phi chính phủ (NGOs): có vai trị hỗ trợ tổ chức mơ hình, tài

trợ về vật chất, hướng dẫn các cơng nghệ và giúp đỡ kinh nghiệm.

* Khách du lịch: thể hiện ở số lượng, thành phần, mức độ chi tiêu có ý nghĩa

đến thu nhập của cộng đồng và các nhân tố khác. Khách du lịch được tham quan, nghiên cứu khu bảo tồn đất ngập nước theo các tuyến du lịch đã được cơ quan nhà nước quy hoạch cho phép tham quan. Khách du lịch không được thu thập các loại tiêu bản nếu không được sự đồng ý của Ban quản lý khu bảo tồn rừng đặc rụng Hoa Lư - Vân Long.

b. Cơ chế hoạt động của mơ hình

* Cơ chế liên kết: chính quyền và các tổ chức phối hợp liên kết với cộng

đồng địa phương tổ chức các hoạt động du lịch, xây dựng nhà đón tiếp khách du lịch kiểu mẫu và mang tính chất đặc trưng cho vùng, những ngôi nhà này nằm trên phần đất của người dân và do người dân quản lý.

* Cơ chế hoạt động: Các cơ quan quản lý chủ trì thực hiện, xây dựng các kế

hoạch phát triển du lịch, các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ khác có vai trị giúp đỡ cộng đồng thực hiện, thể hiện qua các hoạt động như đào tạo kỹ năng, hỗ trợ về vốn, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp nguồn khách, xúc tiến quảng bá khu du lịch… Cộng đồng địa phương cam kết đón tiếp khách và phục vụ khách du lịch theo đúng các nguyên tắc của hoạt động DLST, đồng thời tránh hiện tượng chặt chém khách du lịch hoặc làm mất đi giá trị văn hóa của KBTTN ĐNN Vân Long. Cộng đồng địa phương có trách nhiệm đóng góp 1 phần thu nhập từ hoạt động du lịch cho Ban quản lý. Với phương thức hoạt động

như trên cộng đồng giữ vai trị chủ động, lợi ích thu được từ hoạt động du lịch tương đối cao, họ sẽ phải gìn giữ tài ngun thiên nhiên, văn hóa bản địa để duy trì và phát triển hoạt động du lịch, các hộ gia đình chưa tham gia vào mơ hình này sẽ có cơ hội để làm du lịch, do vậy sẽ giảm thiểu việc khai tác tài nguyên thiên nhiên, hủy hoại môi trường và đa dạng sinh học.

* Cơ chế chế độ chính sách

Cộng đồng làm chủ: Chủ yếu là cộng đồng dân cư trong khu bảo tồn, là người trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch cho khách và là người bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

* Cơ chế chia sẻ lợi ích: đây là yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động phát

triển du lịch sinh thái, người dân phải là người hưởng lợi chủ yếu, cộng đồng là người tự quyết định thu nhập và mức độ tham gia của mình chứ khơng phải phụ thuộc vào các doanh nghiệp du lịch.

Hiện nay, cơ chế chia sẻ lợi ích tại KBTTN ĐNN Vân Long chưa được xây dựng một cách cụ thể, bước đầu mới chỉ có hoạt động thuyền đưa khách đi tham quan là có quy định. Kết quả phỏng vấn của đề tài cho thấy, xã Gia Vân có khoảng 400 hộ tham gia chở khách đi thuyền, thuyền là do người dân tự mua với giá khoảng 1-1,5 triệu đồng, giá vé là 45.000/lượt khách, mỗi thuyền trở tối đa là 3 lượt khách, giá vé thu được là 135.000/thuyền, chủ thuyền nhận được 30.000/lượt đi thuyền. Như vậy, lợi ích mà cộng đồng thu được chỉ chiếm 22%, đây là một con số quá nhỏ. Mặt khác, do lượng khách còn hạn chế, số thuyền tham gia nhiều nên hàng tháng mỗi thuyền chỉ chở trung bình khoảng 10 chuyến, lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch khoảng từ 300-500.000/tháng.

Đối với hoạt động lưu trú tại nhà, mức thu nhập hàng tháng của mỗi hộ khoảng 1.2-1.8triệu/tháng nhưng hiện nay rất ít hộ có đủ điều kiện để tham gia hoạt động này.

Nhìn chung, lợi ích mang lại từ hoạt động du lịch là chưa cao, do vậy cần có những giải pháp về cơ chế chia sẻ lợi ích, giải pháp kinh tế để thu hút cộng đồng làm du lịch và phát triển du lịch một cách bền vững.

c. Dự đoán các vấn đề nảy sinh khi triển khai thực hiện mơ hình

* Vấn đề về phát triển du lịch

- Là mơ hình phát triển DLST giao quyền cho cộng đồng nên các yếu tố như: Nguồn nhân lực du lịch, các nguyện vọng, các sáng kiến phát triển, … phải xuất phát từ cộng đồng, tuy nhiên do hoạt động du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long mới được phát triển trong vài năm gần đây nên trình độ chun mơn và kỹ năng về du lịch của cộng đồng còn hạn chế, do vậy khó tiệp cận với các cơng nghệ và yêu cầu cao của hoạt động du lịch sinh thái.

- Là mơ hình DLST cộng đồng chủ động nên sẽ gặp khó khăn trong vấn đề phát triển thị trường khách, bởi cộng đồng khơng có đủ năng lực trong việc xúc tiến quảng, xây dựng thương hiệu du lịch để thu hút khách thông qua nhiều hình thức như các tổ chức và các cơng ty Du lịch.

* Dự báo các tác động đến môi trường của hoạt động du lịch trong KBT Mặc dù phát triển du lịch sinh thái là phương thức du lịch có trách nhiệm ít gây tác động tiêu cực đến môi trường, song không thể tránh khỏi các vấn đề về môi trường như: lượng rác thải, nước thải gia tăng. Các đối tượng khai thác tài nguyên để phục vụ du lịch và khách du lịch nếu không tuân thủ các nguyên tắc bảo vệ mơi trường thì sẽ gây tổn hại đến mơi trường tự nhiên rất lớn.

- Việc khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng các vùng đất tự nhiên để xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, các khu vui chơi giải trí, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng ít nhiều gây ra sự suy giảm về đa dạng sinh học và mất cân bằng sinh thái.

- Chất thải rắn, nước thải từ các điểm du lịch, các khu du lịch làm nhiễm bẩn môi trường đất và các nguồn nước.

- Phá rừng để lấy lâm sản quý làm đồ lưu niệm, lấy gỗ phục vụ cho xây dựng các cơng trình du lịch.

- Ơ nhiễm khơng khí gia tăng do hoạt động vận chuyển hành khách sẽ tác động đến bầu khí quyển, đến đời sống của sinh vật và thậm chí cịn là ngun nhân gây ra sự di cư đối với nhiều loại động vật nhạy cảm với sự thay đổi của mơi trường khơng khí.

- Sự vận hành của khách du lịch và các phương tiện du lịch có thể làm chai cứng đất, gây ra hiện tượng du nhập sinh vật ngoại lai.

- Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu để chăm sóc cỏ, cây trồng ở các cơng trình phục vụ du lịch... có thể gây ơ nhiễm đất và các nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.

- Thiếu cẩn thận trong việc sử dụng lửa, chặt phá cây cối để tạo nơi cắm trại, thải bỏ rác thải không đúng các quy định về vệ sinh môi trường.

- Hầu hết du khách quan tâm đến việc thưởng ngoạn các động vật bản địa. Từ đó sẽ làm: phá vỡ điều kiện sống của động vật, thay đổi sinh lý và hành vi của động vật, giết hại hay loại bỏ động vật ra khỏi môi trường sống của chúng. Ngồi ra hoạt động tìm kiếm vật lưu niệm gây suy giảm nguồn tài nguyên động vật và đa dạng sinh học.

- Khi phát triển về du lịch sẽ có nhiều sự thay đổi về nếp sống, tập tục văn hoá của địa phương. Nhiều nét văn hoá của các vùng, miền khác nhau tụ họp tạo ra sự đang dạng về văn hố. Vì vậy, rất khó khăn để giữ gìn lối sống, các bản sắc văn hoá truyền thống của địa phương, các quan hệ xã hội, duy trì một cộng đồng gắn kết, khơng bị lai tạp với các sắc thái văn hố khác, đồng thời tẩy chay các loại văn hố khơng lành mạnh, các thói hư tật xấu du nhập vào địa phương.

Như vậy, môi trường sống của thực vật, động vật, chất lượng khơng khí, chất lượng nguồn nước và mơi trường đất đã có sự biến đổi khơng có lợi cho cuộc sống của sinh vật và con người do hoạt động của du lịch mang lại. Cần có sự tính tốn, đánh giá tác động mơi trường và quản lí một cách thận trọng thì các ảnh hưởng của du lịch lên mơi trường sinh thái mới có thể được giảm thiểu.

3.5.3. Bản đồ tổ chức hoạt động du lịch tại KBTTN ĐNN Vân Long.

Cơ sở để thành lập bản đồ

- Căn cứ các quy định chung vể quản lý rừng tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng

- Căn cứ Thông tư số 99/2006/TT—BNN ngày 6/11/2006 hướng dẫn thực hiện một số điều của quy chế quản lý rừng ban hành kèm định số 186/2006/QĐ- TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ;

- Căn cứ Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành qui chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên.

- Căn cứ quy chế quản lý rừng đặc dụng Hoa lư Vân Long

- Căn cứ tình hình khai thác du lịch sinh thái tại KBTTN ĐNN Vân Long Đề tài đề xuất bản đồ không gian tổ chức hoạt động du lịch theo hai nội dung chính bao gồm: Vùng tổ chức các loại hình và sản phẩm du lịch và vùng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật. Việc phân vùng tổ chức hoạt động du lịch được căn cứ trên quy định về phân khu chức năng đối với vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên tại Điều 14 của Quyết định 186/2006/QĐ-TT, cụ thể như sau:

* Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:

- Bảo vệ thắng cảnh thiên nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học

- Không diễn ra hoạt động du lịch, chỉ được phép dựng chòi quan sát, đường đi trong khu bảo tồn nghiêm ngặt chỉ là đường mòn. Quy định đối tượng và số người được phép lên chòi quan sát, mức độ chịu tải rất nhỏ.

- Không trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi trường tự nhiên ở mức độ cao nhất

* Phân khu phục hồi sinh thái

- Bảo vệ thắng cảnh thiên nhiên, hệ sinh thái và đa dạng sinh học - Phục hồi các hệ sinh thái, tăng độ che phủ rừng

- Không trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Sức chứa lớn hơn, tính chất mở hơn so với khu bảo tồn nghiêm ngặt.

- Trong phân khu phục hồi sinh thái được phép tổ chức các hoạt động du lịch như cắm trại, các tour đi nghiên cứu, có thể được phép xây dựng một số cơng trình Ecolodge

* Phân khu tổ chức các hoạt động du lịch, nghiên cứu

- Cung cấp các hoạt động giải trí, tham quan, nghiên cứu và hoạt động ngồi trời tại những nơi có thắng cảnh đẹp, có chùa, đền...

- Tần suất sử dụng vừa phải, phân tán các hoạt động đến các khu vực du lịch khác nhau.

- Trang thiết bị và cơ sở vật chất vừa phải, thân thiện với môi trường. - Giảm thiểu các tác động và xâm hại đến môi trường.

- Phải kiểm soát chặt chẽ lưu lượng thuyền tham quan.

* Phân khu dịch vụ - hành chính

+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cung cấp các loại hình vui chơi, giải trí, với chất lượng từ mức độ trung bình đến chất lượng cao, bổ sung các khu nghỉ dưỡng, khu tổ hợp khách sạn cao cấp.

+ Tần suất sử dụng tối đa, thu hút lượng lớn du khách, tăng thời gian lưu trú. + Giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường và hệ sinh thái.

Bản đồ gồm 6 tuyến du lịch, trên các tuyến thiết kế các điểm dừng chân, kết hợp với lên chòi ngắm Voọc, cụ thể như sau:

- Các tuyến đường thuỷ:

Tuyến 1: Trung tâm bến thuyền Vân Long - Hang Bóng - Kẽm Trăm - trở về khu dịch vụ du lịch Vân Long.

Tuyến 2: Bến thuyền trung tâm - Đền Mẫu - Chùa Thanh Sơn Tự - Vườn Thánh - trở về khu dịch vụ du lịch sinh thái Vân Long.

Tuyến 3: Bến thuyền trung tâm - Bức tranh Mèo cào - Hang Cá - trở về bến thuyền trung tâm.

- Các tuyến bộ:

Tuyến 4: Từ khu dịch vụ du lịch Vân Long - Đền Ba Non - Đền Bến Nổi - Nhà Bảo tàng động vật.

Tuyến 5: Từ khu dịch vụ du lịch Vân Long - Đầm Cút - Động Hoa Lư. Tuyến 6: Tuyến du lịch xuyên rừng: từ khu dịch vụ du lịch Vân Long - làng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái phục vụ bảo vệ môi trường và phát triển bền vững khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long (Trang 61 - 91)