Phƣơng pháp đo động thời gian thực về bản chất là phƣơng pháp đo GPS tƣơng đối nhằm xác định đƣợc vectơ cạnh đáy từ Base đến Rover trong hệ tọa độ tồn cầu WGS84. Và từ đó sẽ tính đƣợc các số gia tọa độ Dx, Dy, Dz.
Giá trị tọa độ gốc của điểm đặt Base, hệ quy chiếu địa phƣơng và các tham số chuyển đổi đƣợc nhập vào hệ thống, để sau khi hệ thống tính ra đƣợc các số gia tọa độ kết hợp các giá trị nhập vào sẽ cho ra kết quả của tọa độ điểm cần xác định. Để xác định đƣợc khoảng cách chính xác từ Base đến Rover thì hệ thống phải giải ra đƣợc số nguyên đa trị. Tuy nhiên kết giá trị này phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố khoảng cách, yếu tố mơi trƣờng, độ trễ tín hiệu và thời gian để thiết bị Rover nhận đƣợc giá trị fix tức là hệ thống đã tìm đƣợc số nguyên đa trị.
Ảnh hƣởng của khoảng cách tới sai số của điểm đo và thời gian xác định số nguyên đa trị của từng thiết bị trong điều kiện lý tƣởng đƣợc các nhà sản xuất công bố (bảng 3.1)
Bảng 3.1: Một số thông số về sai số do các hãng sản xuất đưa ra [19, 20, 22]
Thiết bị Sai số về mặt bằng Sai số về độ cao Thời gian khởi đo
Trimble R8 8mm + 1ppm RMS 15mm + 1ppm RMS < 8 giây Trimble R7 8mm + 1ppm RMS 15mm + 1ppm RMS < 8 giây Trimble R10 8mm + 1ppm RMS 15mm + 1ppm RMS 2 đến 8 giây Sokkia RX2 10mm + 1ppm RMS 15mm + 1ppm RMS < 10 giây CHC i80 8mm + 1ppm RMS 15mm + 1ppm RMS < 5 giây CHC X91 8mm + 1ppm RMS 15mm + 1ppm RMS < 10 giây
Tuy nhiên, để hiểu rô hơn vấn đề và kết quả đƣợc thực hiện trong điều kiện thực tế, tác giả đã lựa chọn điều kiện thử nghiệm với các khu vực khác nhau từ khu vực tƣơng đối thuận tiện về vị trí đặt Base và điểm đo trong thời tiết tốt và các khu vực có các điều kiện trên khơng đƣợc tốt nhƣ gần nhà cao tầng, khu đông dân cƣ... để từ đó thấy rơ đƣợc các ảnh hƣởng của khoảng cách, thời gian đạt giá trị fix, ảnh hƣởng của môi trƣờng đến sai số của các giá trị đo, ảnh hƣởng của độ trễ tín hiệu so với phƣơng pháp đo RTK sử dụng sóng radio. Từ đó đƣa ra các giải pháp để áp dụng công nghệ này vào thực tế đạt hiệu quả cao nhất.
Với điều kiện thử nghiệm trong thời tiết tốt cách xa các điểm phát sóng, các hệ thống đƣờng dây điện cao thế ảnh hƣởng đến tín hiệu GPS, và các điểm đo nằm trong các khu vực thoáng nhằm đảm bảo thiết bị có thể quan sát và thu đƣợc tín hiệu của nhiều vệ tinh nhất.
Để tín hiệu thu đƣợc là tối ƣu nhất thì vị trí các điểm đặt Base phải đảm bảo các điều kiện tối thiểu nhƣ sau:
- Vị trí điểm đƣợc chọ phải phù hợp với yêu cầu của thiết kế kỹ thuật, thuận lợi cho việc đo nối và cho các công tác đo đạc tiếp theo;
- Điểm đƣợc chọn phải đƣợc đặt ở nơi có nền đất đá ổn định sử dụng đƣợc lâu dài và an toàn khi đo đạc;
- Vị trí đƣợc chọn phải thuận tiện cho việc lắp máy thu và thao tác khi đo, có khoảng khơng rộng và góc cao của vệ tinh phải lớn hơn 15 độ.
- Vị trí chọn điểm phải thuận tiện cho việc thu tín hiệu vệ tinh, tránh hiện tƣợng nhiễu tín hiệu do quá gần các trạm phát sóng và sai số đa tuyến (Multipath) do phản xạ tín hiệu từ các địa vật xung quanh điểm đo. Vị trí chọn phải cách xa cách nguồn phát sóng vơ tuyến cơng suất lớn (nhƣ tháp truyền hình, trạm vi ba) lớn hơn 200m và các cáp điện cao thế lớn hơn 50m.
Với các khu vực khác, các điểm đặt Base và vị trí các điểm đo có điều kiện kém thuận lợi hơn theo các tiêu trí đã nêu ở trên.
Điều kiện thử nghiệm đƣợc lựa chọn để tác giả có thể đƣa ra kết luận đƣợc các vấn đề chính nhƣ sau:
1. Đánh giá đƣợc sự ảnh hƣởng của vị trí điểm đặt Base đến chất lƣợng của các điểm đo.
2. Đánh giá đƣợc chất lƣợng của vị trí đặt điểm Rover ảnh hƣởng đến thời gian khởi đo để thiết bị đƣa ra đƣợc giá trị fix và ảnh hƣởng đến chất lƣợng điểm đo.
3. Kiểm tra độ ảnh hƣởng thực tế của khoảng cách từ Base đến Rover tới độ chính xác của điểm đo.
4. Trên cơ sở phân tích kết quả thu đƣợc, đề xuất sử dụng phƣơng pháp đo, trạm gốc sử dụng, khoảng cách đo, tỷ lệ bản đồ áp dụng.