CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2.1 Kết quả đánh giá về chiều dài thân sau khi xử lý mặn
Kết quả sau khi xử lý mặn 3 ngày cho thấy lúa đƣợc trồng trong mơi trƣờng dinh dƣỡng có muối với nồng độ đạt 100mM, kết quả ghi nhận cho thấy có 71,42% giống lúa có chiều cao trong khoảng từ 6-8cm bao gồm 10 giống lúa sau: IR29, Nếp vải, Nipponbare, IR28,Mặn D2, Dấu Ấn độ, Chiêm cũ, Ré nƣớc, Ngoi. Có 4 giống (28,58%) có chiều cao từ 8,5- 9,5cm là các giống: Pokkali, Nếp nõn tre, Hom râu, Nếp ốc (Hình 14.).
Hình 14. Đồ thị biểu diễn chiều dài thân lúa sau 3 ngày xử lý mặn
Đồ thị biểu thị giá trị trung bình (± SE) của 9 lần lặp lại Trục tung biểu thị chiều dài thân lúa (cm)
Trục hoành biểu thị tên giống được sắp xếp từ giống kháng kém nhất đến kháng tốt nhất từ trái qua phải
Kết quả sau 7 ngày xử lý mặn cho thấy các giống có chiều cao thân so với 3 ngày xử lý mặn khơng có nhiều vƣợt trội, cụ thể nhƣ sau: Các giống đối chứng có 57,14% các giống có chiều cao từ 7-8cm, có 21,4% giống có chiều cao trên 8cm gồm các giống: Ngoi, Nếp ốc. Giống có chiều cao vƣợt trội nhất là giống chuẩn kháng Pokkali (9,7cm) đạt 7,14%. Các giống có chiều cao ngang với giống chuẩn kháng đạt 14,28% gồm hai giống: Hom râu, Nếp nõn tre. Các giống lúa khi đã xử lý mặn những giống chống chịu kém có chiều cao không thay đổi so với 3 ngày khi xử lý mặn. Có 78,57% các giống có chiều
Qua kết quả đánh giá sau 7 ngày xử lý mặn giữa các giống đối chứng và bên lúa đƣợc cho thêm muối, ta thấy có 28,6% chiều dài thân của các giống có sự chênh lệch cao 2-2,5cm gồm các giống: IR29, Nếp vải, IR28, Nipponbare. Có 42,85% giống có chiều dài thân lớn hơn từ 1-1,5cm gồm các giống: Ré nƣớc, Ngoi, Mặn D2. Có 3 giống (21,4%) các giống có sự chênh lệch chiều dài thân 0,5cm đó là: Pokkaki, Nếp nõn tre, Hom râu, Nếp ốc (hình 15.).
Hình 15. Đồ thị biểu diễn chiều dài thân lúa sau 7 ngày xử lý mặn
Đồ thị biểu thị giá trị trung bình (± SE) của 9 lần lặp lại Trục tung biểu thị chiều dài thân lúa (cm)
Trục hoành biểu thị tên giống được sắp xếp từ giống kháng kém nhất đến kháng tốt nhất từ trái qua phải
Sa 14 ngày xử lý mặn, chiều dài thân của các giống đã có sự chênh lệch rõ rệt giữa các giống đối chứng và các khay giống xử lý mặn. Chiều dài thân bên nhóm đối chứng cao hơn nhóm xử lý mặn khoảng 3-4cm giữa các giống chiếm 58,15% gồm các giống: IR29, IR28, Nếp vải, Nipponbare, Dấu Ấn độ, Mặn D2, Chiêm cũ. Các giống có sự khác nhau về chiều dài thân từ 0,5-1cm chiếm 42,85% là: Ngoi, Nếp ốc, Pokkali, Nếp nõn tre, Hom râu (Hình 16.).
Hình 16. Đồ thị biểu diễn chiều dài thân lúa sau 14 ngày xử lý mặn
Đồ thị biểu thị giá trị trung bình (± SE) của 9 lần lặp lại Trục tung biểu thị chiều dài thân lúa (cm)
Trục hoành biểu thị tên giống được sắp xếp từ giống kháng kém nhất đến kháng tốt nhất từ trái qua phải