Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa hình của gen OsHKT1 mã hóa cho protein vận chuyển ion liên quan đến tính chịu mặn ở cây lúa (Trang 34 - 37)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá khả năng chịu mặn của các giống lúa

Khi cây lúa trồng đƣợc 14 ngày trong môi trƣờng dung dịch Yoshida tiến hành bổ sung 11,7g muối/1l dung dịch thủy canh vào nhóm B nhƣ ở hình 7, sau khi bổ sung NaCl đƣợc 3, 7, 14 ngày tiến hành đánh giá mức độ chịu mặn của cây lúa dựa vào đặc điểm hình thái sinh lý của cây theo tiêu chuẩn đánh giá SES(Standar Evaluating Score) của IRRI, 1997.(Hình 8,9,10).

Hình 7. Lúa trồng trƣớc khi xử lý mặn mặn

Hình 8. Lúa sau 3 ngày xử lý mặn

Kết quả ban đầu cho thấy, lúa đƣợc trồng trong môi trƣờng dinh dƣỡng có muối với nồng độ đạt 100mM sau 3 ngày xử lý mặn có các giống chƣa bị ảnh hƣởng nhiều. Giống tốt nhất là giống Pokkali , giống kém nhất là IR29 (Hình 11.).

Hình 11.Đồ thị đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện mặn lên đặc điểm hình thái của cây lúa sau 3 ngày

Đồ thị biểu thị giá trị trung bình (± SE) của 9 lần lặp lại Trục tung biểu thị thang điểm theo tiêu chuẩn SES

Trục hoành biểu thị tên giống được sắp xếp từ kháng tốt nhất đến kháng kém nhất từ trái qua phải

Sau 7 ngày xử lý mặn có 30,76% giống bị ảnh hƣởng cấp độ 1-3 gồm các giống: Pokkali, Nếp nõn tre, Nếp ốc, Hom râu. Giống bị ảnh hƣởng cấp độ 4- 6 có 30,76% bao gồm : Ré nƣớc, Mặn D2, Ngoi, Chiêm cũ. Có 15,4% giống bị ảnh hƣởng cấp độ 8-9 gồm các giống: chuẩn nhiễm IR28, IR29(Hình 12).

Đồ thị biểu thị giá trị trung bình (± SE) của 9 lần lặp lại Trục tung biểu thị thang điểm theo tiêu chuẩn SES

Trục hoành biểu thị tên giống được sắp xếp từ kháng tốt nhất đến kháng kém nhất từ trái qua phải

Sau 14 ngày xử lý mặn kết quả thu đƣợc : 46,15% các giống: Chiêm cũ, Nếp vải, Dâu Ấn độ, Nipponbare, IR28, IR29 ảnh hƣởng cấp độ 9. Các giống ảnh hƣởng cấp độ 4-6 gồm: Nếp nõn tre, Nếp ốc, Hom râu, Ré nƣớc, Mặn D2, Ngoi. Giống bị chịu ảnh hƣởng ít nhất là Pokkali chiếm 0,76%(Hình 13).

Hình13 .Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện mặn lên đặc điểm hình thái của cây lúa sau 14 ngày

Đồ thị biểu thị giá trị trung bình (± SE) của 9 lần lặp lại Trục tung biểu thị thang điểm theo tiêu chuẩn SES

Trục hoành biểu thị tên giống được sắp xếp từ kháng tốt nhất đến kháng kém nhất từ trái qua phải

Kết quả cho thấy sau 14 ngày sự khác biệt tính kháng mặn của các giống là tốt nhất. Do đó sự phân biệt tính kháng giữa các giống đƣợc chọn sau 14 ngày.

Sau khi đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện mặn lên đặc điểm hình thái sinh lý của cây lúa, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện mặn lên một số đặc điểm sinh lý của cây lúa: Chiều dài thân, chiều dài rễ, khối lƣợng thân, khối lƣợng rễ.

3.2Đánh giá ảnh hƣởng của điều kiện mặn lên một số đặc điểm sinh lý của cây lúa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa hình của gen OsHKT1 mã hóa cho protein vận chuyển ion liên quan đến tính chịu mặn ở cây lúa (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)