Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thống kê chất lượng gỗ và các vấn đề liên quan (Trang 57 - 58)

2 Mơ hình logit đa thức đối với biến đầu ra định danh và các mơ hình

3.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và mục đích nghiên cứu

nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng số liệu về rừng được thu thập trong khn khổ của chương trình “ Điều tra bổ sung, lập danh mục động thực vật rừng quốc gia Bến En”, do ban quản lí rừng quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa, thực hiện.

Vườn Quốc gia Bến En cách Thành phố Thanh Hóa 46km về phía Tây Nam, thuộc địa phận xã Hải Vân, huyện Như Thanh, Thanh Hóa. Đây là một vùng rừng núi, sơng hồ cịn mang vẻ hoang dã với hệ động thực vật đa dạng và phong phú. Có nhiều loại động thực vật quý hiếm như: Voi, Gấu, Hổ, Vọoc má trắng, Lim, Lát hoa, Chị chỉ ... có cây Lim xanh đã tồn tại cả ngàn năm tuổi. Bến En cịn có hơn 4.000ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên cảnh quan thiên nhiên vô cùng quyến rũ.

Vườn Quốc gia Bến En nằm trong khu vực có toạ độ địa lý trải rộng từ 19 độ 31’ đến 19 độ 43’ vĩ độ Bắc và từ 105 độ 25’ đến 105 độ 43’ kinh độ Đơng, với quy mơ diện tích 16.634ha cùng một vùng đệm 31.172ha có chức năng làm giảm sức ép của cộng đồng lên Vườn Quốc gia.

Mục tiêu, nhiệm vụ của Vườn Quốc gia Bến En là bảo tồn hệ sinh thái núi đất nhiệt đới ẩm thường xanh và nửa lá rụng (đặc trưng kiểu rừng Lim - Săng lẻ); bảo tồn các lồi thú q hiếm (Voi, Khỉ vàng, Sóc bay, Hổ, Báo,...); phục vụ nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm, bảo tồn nguồn gen; tuyên truyền giáo dục bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Phát triển du lịch sinh

thái.

Để thực hiện được những nhiệm vụ nêu trên một trong những yêu cầu là phải thường xuyên đánh giá được chất lượng sinh trưởng của cây cối tồn tại trong hệ sinh thái của rừng. Thơng thường việc đánh giá đó được tiến hành bằng phương pháp chuyên gia, do các cán bộ Lâm nghiệp giàu kinh nghiệm thực hiện. Do đó việc đánh giá như vậy ngày càng khó thực hiện một cách thường quy, vì lực lượng chuyên gia Lâm nghiệp giàu kinh nghiệm ngày một giảm sút. Hiện trạng đó đã làm nảy sinh nhu cầu phải xây dựng phương pháp thay thế cho phương pháp chuyên gia để đánh giá chất lượng sinh trưởng của cây rừng.

Nghiên cứu này có mục tiêu xây dựng phương pháp đánh giá chất lượng sinh trưởng của cây rừng thông qua các số đo của cây như đường kính 1.3m, đường kính tán, chiều cao vút ngọn, độ cao nền đất so với mực nước biển, các kiểu rừng, v.v. Phương pháp này có thể hỗ trợ hoặc thay thế phương pháp chuyên gia trong việc đánh giá chất lượng sinh trưởng rừng, giúp cho việc điều tra, rà soát và đánh giá thực trạng của rừng có thể được thực hiện thường xuyên hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích thống kê chất lượng gỗ và các vấn đề liên quan (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)