2 Mơ hình logit đa thức đối với biến đầu ra định danh và các mơ hình
3.2 Mô tả dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng hai bộ dữ liệu thu thập tại Vườn Quốc gia Bến En trong thời gian từ ngày 1/8/2010 đến ngày 3/11/2010, bao gồm các bộ dữ liệu “Rừng nguyên sinh” và “Rừng trồng”. Dưới đây là phần mô tả sơ bộ về các bộ dữ liệu ấy.
a) Bộ dữ liệu “Rừng nguyên sinh” được thu thập tại các khu vực rừng tự nhiên và chưa từng có hoạt động khai thác, chứa các thơng tin về các cây chính của khu rừng, khơng bao gồm các cây mọc từ hạt hoặc chồi của cây bên cạnh, được xếp vào “tầng cây cao” của khu rừng (phân biệt với hai tầng thấp hơn là “tầng tái sinh” và “tầng bụi”). Trong bộ dữ liệu này, chất lượng sinh trưởng của cây rừng được đánh giá theo phương pháp chuyên gia và được chia ở ba mức khác nhau là: sinh trưởng tốt, sinh trưởng trung bình và sinh trưởng kém. Các tiêu chí điều tra đối với cây rừng bao gồm: đường kính 1.3m; đường kính tán; chiều cao vút ngọn; độ cao ơ tiêu chuẩn so với mực nước biển; mức độ quý hiếm của cây; kiểu rừng; vị trí của ơ tiêu chuẩn và tên cây.
chất lượng sinh trưởng của cây được mã hóa là biến tính trạng có thứ tự. Các biến độc lập bao gồm các số đo đường kính 1.3m; đường kính tán; chiều cao vút ngọn; độ cao ô tiêu chuẩn so với mực nước biển; mức độ quý hiếm của cây; kiểu rừng và tên cây, sau khi đã được mã hóa lại một cách thích hợp.
Trong số các biến độc lập kể trên, bốn biến số đo đường kính 1.3m; đường kính tán; chiều cao vút ngọn và độ cao ô tiêu chuẩn so với mực nước biển là các biến định lượng, sẽ được đưa vào mơ hình một cách trực tiếp, hoặc sau phép biến đổi lấy log cơ số mười. Mức độ quý hiếm của cây nhận các giá trị CR; EN; LR; V; VU và các cây khơng thuộc loại q hiếm. Từ biến định tính này ta thành lập ba biến giả “NGUYCAP1” ứng với giá trị EN; “NGUYCAP2” ứng với hai giá trị LR và CR; “NGUYCAP3” ứng với hai giá trị V và VU. Nhóm cây khơng thuộc loại q hiếm được lấy làm nhóm chứng của biến này.
Biến định tính “kiểu rừng” nhận các giá trị IIb; IIIA1; IIIa2; “nửa gỗ” và một số cây không phân loại. Với biến này ta thành lập các biến giả “ KIEUIIb”; “KIEUIIIa1”; “KIEUIIIa2”; “KIEUNUAGO”. Nhóm chứng cho biến này là nhóm cây khơng được phân loại.
Biến định tính “Tên cây” được dùng để chia cây thành các lớp “Cúc”; “ Hoa Hồng”; “Ngọc Lan”; “Sổ”; “Hoa Môi”; “Sau Sau” ; “Thù Du” và nhóm cây chưa được phân lớp. Từ biến này ta lập ra các biến giả “LopHHong”; “LopCuc”; LopHMoi”; “LopSSau”; “LopSo”; “LopThuDu” và “LopKhac”. Lớp “Sổ” được lấy làm nhóm chứng cho biến này. Dữ liệu được mơ tả về có thể được tóm tắt qua các bảng từ Bảng 3.1 tới Bảng 3.4 Với 70 ô tiêu chuẩn được điều tra,
mỗi ơ có diện tích 500m2, dữ liệu thu được có tổng cộng 3802 cây rừng được đo đạc kích thước và đánh giá chất lượng sinh trưởng. Trong đó, có 2496 cây được các chuyên gia đánh giá có chất lượng sinh trưởng tốt, 1015 cây có chất lượng sinh trưởng trung bình, 287 cây được đánh giá phát triển kém và có 4 cây chưa được đánh giá về chất lượng sinh trưởng. Vì 4 cây này chiếm tỉ lệ rất nhỏ nên ta điều chỉnh số liệu này bằng cách gán 4 cây đó cho nhóm cây có chất lượng sinh trưởng trung bình.
Đối với các loài cây được điều tra, số liệu được xử lí như sau: Đầu tiên, một cây rừng được xếp vào một họ nào đó dựa vào tên của cây này được tra trong “Danh mục cây rừng Việt Nam 2007”, ở số liệu này có 33 họ được ghi nhận. Sau đó từ tên các họ, ta lại xếp cây này vào một bộ một trong hai mươi hai bộ. Từ bộ biết được, ta sẽ xếp cây này vào trong một phân lớp xác định. Với cách làm như vậy, cây rừng được phân thành 6 phân lớp là: Phân lớp Ngọc Lan; phân lớp Sau Sau; phân lớp Sổ; phân lớp Hoa Hồng; phân lớp Thù Du; phân lớp Hoa Môi và phân lớp Cúc. Tuy nhiên, có những cây mà nhóm điều tra chưa xác định được tên cây hoặc đã xác định được tên cây nhưng do họ dùng tên địa phương và tên này khơng có trong “Danh mục cây rừng Việt Nam 2007” nên khơng xác định được họ của cây này. Vì vậy những cây này được xếp riêng thành một lớp và đặt tên là lớp Khơng phân loại. Trong Bảng 3.2 tóm tắt lại việc phân lớp trên. Như vậy, cây rừng thuộc phân lớp Hoa Hồng và phân lớp Sổ chiếm tỉ lệ lớn tương ứng 37.5% và 34.6%, tức là, các cây thuộc hai lớp trên là khá phổ biến tại khu vực điều tra. Những cây thuộc phân lớp Cúc và phân lớp Thù Du được bắt gặp ít hơn với số lượng lần lượt là 44 cây và 106 cây. Số cây chưa xác định được phân lớp là 115 cây. Các tiêu chí được đo đạc đối với mỗi cây là đường kính 1m3, chiều cao vút
ngọn và đường kính tán. Tuy nhiên, trong số liệu này có khoảng hơn 200 cây khơng xác định được đường kính 1m3. Các chỉ tiêu về chiều cao vút ngọn và đường kính tán thì đều được biết. Với biến độ cao, những ô tiêu chuẩn chưa xác định được độ cao thì độ cao của ơ đó được phục hồi bằng cách gán nó với độ cao trung bình của các ơ đã biết. Mơ tả chi tiết các biến này được thể hiện trong Bảng 3.3. Trong số liệu trên, các cây rừng cũng được đánh giá
mức độ bị đe dọa theo tiêu chuẩn của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế và tiêu chuẩn Việt Nam 2007. Để xem xét ảnh hưởng của lớp cây này tới việc đánh giá chất lượng sinh trưởng của các chuyên gia, ta đưa vào ba biến Nguycap1; Nguycap2 và Nguycap3. Số lượng các cây được chuyên gia cho là nguy cấp không nhiều. Phần lớn các cây điều tra được đều không bị đe dọa. Thông tin về các biến này được thể hiện ở Bảng 3.4 sau b)Bộ dữ liệu “Rừng
trồng” được thu thập tại các khu vực rừng đã từng qua hoạt động khai thác, được trồng lại nên chứa thuần một loại cây. Trong bộ dữ liệu của này, cây được trồng là loài keo tai tượng. Đây là loại cây lâm nghiệp khá phổ biến, nó được trồng chủ yếu để khai thác gỗ làm nguyên liệu cho nghành công nghiệp sản xuất giấy.
Số liệu này điều tra về rừng keo tai tượng có độ tuổi là 4, ở các vị trí khác nhau là chân đồi, sười đồi và đỉnh đồi. Các chỉ tiêu được đo đạc là đường kính 1m3 theo hướng Đơng –Tây, đường kính 1m3 theo hướng Nam-Bắc, đường kính 1m3 trung bình, đường kính tán theo hướng Đơng – Tây, đường kính tán theo hướng Nam – Bắc, đường kính tán trung bình, chiều cao vút ngọn và chiều cao trung bình. Phẩm chất gỗ được phân loại theo các cấp Loại I, Loại II, Loại III và Loại IV. Mô tả số liệu thu này được thể hiện qua các Bảng 3.5 – 3.8
Dữ liệu điều tra được là thông tin về 431 cây. Bảng 3.5 sau đây tóm tắt chất gỗ lượng của các cây này được chuyên gia xếp hạng. Chiều cao và đường kính
của cây được mơ tả khái qt trong Bảng 3.6.Các cây được điều tra ở các vị trí chân đồi, sườn đồi và đỉnh đổi. Tỉ lệ các cây này được thể hiện ở Bảng 3.7.