Cấu trúc vi thể và siêu vi thể của lá van động mạch chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản lạnh van tim trên thực nghiệm (Trang 31 - 35)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN

1.4. GIẢI PHẪU MÔ HỌC VAN TIM

1.4.2. Cấu trúc vi thể và siêu vi thể của lá van động mạch chủ

Lá van động mạch chủ có cấu tạo bởi 4 phần: vùng bản lề (the highe), phần bụng (belly), bề mặt lá van (coating surface), bờ tự do. Chính giữa bờ tự do có 1 cục nhỏ gọi là cục của van bán nguyệt (Arantius) [51].

Hình 1.6. Hình vẽ lá van tim cắt dọc [51] Lá van Lá van Cơ tim Thành xoang Thân động mạch chủ Lớp động mạch Lớp sợi Lớp xốp Lớp thất

Các lá van động mạch chủ đƣợc che phủ một lớp liên tục các tế bào nội mạc với bề mặt trơn nhẵn ở phía buồng thất và các gờ ở phía động mạch (hình 1.6). Những tế bào này liên kết với nhau bởi những mối nối. Trái ngƣợc với sự sắp xếp các tế bào màng trong ở nơi khác, sự sắp xếp các tế bào nội mạc này là theo chiều ngang, khơng thành hàng theo chiều dịng máu [16]. Theo mơ tả của Gross và Kugel thì giữa bề mặt buồng thất và bề mặt động mạch chủ, có tới 5 lớp mơ liên kết: lớp tâm thất (lamina ventricularis), lớp gốc (lamina radialis), lớp xốp (lamina spongiosa), lớp sợi (lamina fibrosa), lớp động mạch (lamina arterialis) [26]. Ba lớp riêng biệt gồm: lamina radialis, lamina spongiosa, lamina fibrosa, có thể dễ dàng đƣợc nhận thấy (hình 1.6, hình 1.8). Trong mơ liên kết này, những bó sợi chun và collagen thể hiện sự sắp xếp ƣu tiên và sự định hƣớng. Chúng bắt cặp với nhau chặt chẽ trong một cấu trúc nhƣ tổ ong hay bọt xốp. Ngƣời ta cho rằng sự sắp xếp đặc biệt này duy trì sự định hƣớng và hình thái của sợi collagen sau khi những lực tác động bên ngoài đƣợc giải phóng [74].

Lớp sợi là lớp dày nhất trong 3 lớp, cấu tạo chủ yếu bao gồm mạng lƣới sợi collagen typ I dày đặc chủ yếu sắp xếp theo chiều dọc, số ít theo hƣớng xuyên tâm có dạng lƣợn sóng hơn [51]. Các sợi chun trong lớp sợi là một mạng lƣới có tổ chức cao, trải dài từ trung tâm lá van đến ngoại vi bao quanh các bó sợi collagen (hình 1.7). Sợi chun đƣợc hình thành từ protein elastin nên có tính đàn hồi cao, tích trữ thế năng trong suốt q trình van mở và sau đó co lại làm van đóng [4].

Lớp xốp (spongiosa) là lớp ở giữa bao gồm các glycosaminoglycan (GAG) và proteoglycans (PG) hoạt động nhƣ một vùng đệm giữa lớp sợi và lớp nền.

Lớp nền là lớp mỏng nhất gồm một mạng lƣới sợ collagen và sợi chun – trở thành lƣới ở ngoại vi lá van. Sợi xơ có vai trị là lớp chịu tải chính áp lực của dịng máu, trong khi đó lớp xốp nhƣ một lớp đệm. Cấu trúc 3 lớp của lá

van đảm bảo độ bền và độ đàn hồi cao thích nghi với áp lực dịng máu lớn giúp mở và đóng van đƣợc diễn ra bình thƣờng [71].

Mơ van tim có cấu trúc vi thể là mơ liên kết sợi, giàu collagen. Thành phần chính gồm các sợi liên kết và tế bào liên kết, trong đó collagen đóng vai trị chính, một ít sợi chun. Về tế bào, các ngun bào sợi có vai trị rất quan trọng, chúng nhƣ những nhà máy tạo ra các sợi collagen. Các tế bào nội mơ lót bề mặt các lá van. Vì vậy, trong quá trình bảo quản, việc giữ nguyên cấu trúc các sợi collagen cũng nhƣ sự sống của nguyên bào sợi là rất quan trọng.

Sợi collgen tạo ra bộ khung của van tim, chiếm 50% khối lƣợng mô van tim, tồn tại ở 2 dạng chủ yếu là collagen typ I chiếm 74%, collagen typ II chiếm 24%. Các sợi collagen sắp xếp song song với nhau, có khả năng co giãn và biến đổi thích nghi với hoạt động chức năng của mơ van tim trong kỳ tâm thu cung nhƣ tâm trƣơng (hình 1.7).

Hình 1.7. Hình ảnh sợi collagen và sợi chun của lá van động mạch chủ (A) ảnh hiển vi quang học và (B) ảnh hiển vi điện tử quét [51]

Sợi chun chiếm 13% khối lƣợng mô van tim, cùng với sợi collagen tạo thành mạng lƣới cấu trúc bền vững. Các sợi chun sắp xếp theo mọi hƣớng khác nhau, giúp tăng sức bền và đàn hồi của mơ van tim (hình 1.7). Các sợi chun giúp mô van tim giãn ra trong thời kỳ tâm thu và co lại trong thời kỳ tâm trƣơng.

Nguyên bào sợi là loại tế bào phổ biến và quan trọng nhất, chúng phân bố đều khắp ở mơ van tim (hình 1.8). Chúng có dạng hình thoi với nhiều nhánh bào tƣơng dài ngắn khác nhau. Nhân tế bào hình trứng, to và sáng màu, chất nhiễm sắc mịn, hạt nhân rõ. Bào tƣơng rất giàu lƣới nội bào có hạt và bộ Goolgi thể hiên khả năng tổng hợp protein rất mạnh, chủ yếu là collagen – cấu trúc lên các sợi collagen.

Hình 1.8. Hình ảnh tiêu bản nhuộm H-E các lớp lá van tim [51]

Tế bào nội mô che phủ ở mặt ngoài lá van và các cấu trúc khác tạo thành một lớp liên tục (hình 1.8). Chúng có dạng dẹt, phần chứa nhân phình ra ở chính giữa. Bào tƣơng chứa lƣới nội bào có hạt, ít ty thể, nhiều khơng bào vi ẩm. Màng bào tƣơng chứa nhiều vết lõm siêu vi. Các tế bào lớp nội mô không gắn liền với nhau, mà chúng chỉ tiếp xúc hoặc chờm lên nhau ở rìa tế bào. Các tế bào nội mơ có khả năng phân chia bằng gián phân hoặc trực phân, và có chức năng tạo ra hệ thống ống để máu và bạch huyêt lƣu thông. Thêm nữa sự toàn vẹn của lớp tế bào nội mơ giúp chống lại q trình đơng máu nội sinh và sự lắng đọng cholesterol.

Nguyên bào sợi Tế bào nội mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng quy trình bảo quản lạnh van tim trên thực nghiệm (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)