Ảnh chụp SEM của than vỏ lạc KBT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu hồi n và p từ nước thải chăn nuôi sau biogas bằng than sinh học chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp (Trang 48 - 49)

Hình ảnh chụp SEM của ba loại vật liệu than vỏ lạc khơng biến tính, biến tính trước và biến tính sau được thể hiện trên hình 8, hình 9 và hình 10. Từ đó thấy rằng đối với than vỏ lạc KBT có các nếp nhăn, tuy nhiên ở than vỏ lạc BTS các nếp nhăn này đã biến mất, thay vào đó bề mặt của vật liệu nhẵn mịn hơn. Đối với than vỏ lạc BTT, bề mặt hình thành các khoang xốp có kích thước rất nhỏ. Qua đó có thể dự đốn khả năng hấp phụ của than vỏ lạc BTT tốt nhất sau đó là than vỏ lạc BTS và than vỏ lạc KBT.

3.2.3. Điện tích bề mặt

Điện tích bề mặt của các mẫu than sinh học chế tạo từ vỏ lạc được thể hiện trong bảng 11.

Bảng 10: Điện tích bề mặt của các mẫu than tại các pH khác nhau pH Đơn vị Vỏ lạc BTT Vỏ lạc KBT Vỏ lạc BTS 4 mmol/kg -0.35 1.90 -0.25 5 mmol/kg -0.65 -0.90 -0.65 6 mmol/kg -1.35 -1.95 -0.95 7 mmol/kg -1.85 -2.40 -1.20 8 mmol/kg -2.05 -2.55 -1.65 9 mmol/kg -3.15 -3.45 -1.50

Kết quả đo điện tích bề mặt cho thấy việc than sinh học BTT, BTS được biến tính bằng CaCl2 làm tăng đáng kể điện tích bề mặt so với than sinh học khơng biến tính. Điều này được giải thích do việc biến tính tạo các liên kết bề mặt giữa cacbon và canxi để tạo cầu nối giúp hấp phụ các ion NO3- và PO43-. Tuy vậy bề mặt vật liệu vẫn có điện tích âm chưa chuyển về điện tích dương. Phương pháp biến tính sau làm giảm độ âm điện nhiều hơn biến tính trước.

3.2.4. Đặc điểm các nhóm chức

Kết quả về phổ chụp FTIR của các loại than sinh học chế tạo từ vỏ lạc được thể hiện ở hình 11.

Than sinh học BTT Than sinh học KBT Than sinh học BTS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thu hồi n và p từ nước thải chăn nuôi sau biogas bằng than sinh học chế tạo từ phụ phẩm nông nghiệp (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)