6. Tài liệu phục vụ nghiên cứu
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.2.2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước nền kinh tế của Thành phố đã có những chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất các ngành đều tăng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch bộ mặt thành phố ngày một đổi mới, đời sống của đại bộ phận nhân dân từng bước được cải thiện. Từ năm 1996 đến nay nền kinh tế Phủ Lý ln có mức tăng trưởng khá cao, giai đoạn 1996 - 2000 bình quân là 11,2%/năm, giai đoạn 2000- 2005 là 14,4%/năm, giai đoạn 2005 – 2010 là 19,69%/năm. Theo giá cố định năm 1996, tổng GDP của thành phố năm 1996 là 135 tỷ đồng, đến 2010 là 1146,90 tỷ đồng, tăng gấp 8,5 lần (bảng 6)
Bảng 6: Tốc độ tăng trƣởng GDP qua các năm của thành phố Phủ Lý
Chỉ tiêu Đvt Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tăng bình quân/năm(%) 1996 - 2000 2001 - 2005 2005 – 2010 Tổng GDP Tỷ đồng 295,0 555,5,0 1.146,9 11,2 14,4 19,69
Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản Tỷ đồng 50,5 44,4 43,6 4,0 2,9 2,4
Công nghiệp, xây dựng Tỷ đồng 111,5 299,5 623,7 15,8 17,5 23,4 Dịch vụ Tỷ đồng 133,0 278,1 479,6 15,6 19,7 26,7
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Những năm vừa qua cơ cấu kinh tế của Phủ Lý đang có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tỷ trọng giá trị gia tăng, nghành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng trong GDP trên địa bàn tăng dần và đạt gần 33,4% năm 2000. Tỷ trọng các nghành dịch vụ đạt 52,2% và tỷ trọng nơng nghiệp giảm xuống cịn 14,4% nâng mức độ GDP đầu người toàn thành phố năm 2010 lên 29,4 triệu đồng/người/năm tăng gấp 5 lần so với năm 2000.
Bảng 7: Cơ cấu GDP của Phủ Lý phân theo nhóm ngành kinh tế
Đơn ví tính: %
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010
Tổng số 100,0 100,0 100,00
Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 14,40 9,20 3,11 Công nghiệp,xây dựng 34,40 40,80 47,31 Dịch vụ 52,20 50,00 49,58
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Phủ Lý)
2.2.2.2. Tình hình phát triển các ngành kinh tế
a. Nơng nghiệp:
Ngành nơng nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hố. Tồn bộ các xã đã hồn thành việc chuyển đổi HTX nơng nghiệp theo luật HTX mới và giao ruộng đất lâu dài theo chỉ thị 115 của Tỉnh ủy cho các hộ nông dân. Trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành ở địa phương luôn quan tâm đến việc đổi mới cơ cầu giống cây trồng, vật nuôi và áp dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ mới vào sản xuất. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp đồng thời chú trọng phát triển các nhân tố mới, các mơ hình sản xuất tốt, kịp thời nhân rộng phong trào.
- Trồng trọt: Cây chủ đạo là luá, đến nay gần 95% diện tích đất lúa đã được
chuyển sang gieo trồng các loại giống mới, đưa năng suất bình quân trên địa bàn lên 11,5 tấn/ha /năm tăng 1,6 lần so với năm 2005.
- Chăn nuôi: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá cung cấp thực phẩm cho
con lợn và hơn 140.000 con gia cầm. Năm 2005 sản lượng thịt các loại của thành phố đạt trên 2.250 tấn, nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nghành nông nghiệp lên 26.5%.
- Thuỷ sản: Trong những năm gần đây ngành thuỷ sản của Phủ Lý tiếp tục phát
triển mạnh trong các lĩnh vực khai thác, chế biến và ni trồng thuỷ sản, diện tích ni trồng thuỷ sản có xu hướng tăng thêm do một số diện tích lúa chân ruộng thấp trũng cho năng suất bấp bênh dự tính chuyển sang mơ hình lúa – cá .Hiện tại mơ hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp – xây dựng:
Những năm gần đây thực hiện chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước và chủ trương của thành phố Phủ Lý về phát triển kinh tế trên địa bàn, sản suất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển nhanh và đa dạng thu hút được mọi thành phần kinh tế tham gia. Hiện tại trên địa bàn Phủ Lý có 2.570 cơ sở sản xuất cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thu hút hơn 5.000 lao động. Trong đó có 30 doanh nghiệp nhà nước, 12 công ty cổ phần, 155 công ty TNHH, 20 doanh nghiệp tư nhân và hơn 2.000 hộ sản xuất cá thể hầu hết nằm tập trung ở các khu công nghiệp và cụm tiểu thủ công nghiệp: Châu Sơn, Thanh Châu, Lê Hồng Phong.. Năm 2010 giá trị sản suất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn đạt 623,7 tỷ đồng tăng gần 3 lần so với năm 2005. Trong đó riêng khối doanh nghiệp quốc doanh đạt 36%, một số mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới có mức tăng trưởng khá và khảng định được vị trí trên thị trường như mặt hàng dệt may, bột đá, bột nhe, đồ uống, xi măng, đồ mộc …
Để từng bước cơng nghiệp hố, hiện đại hoá thành phố đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, một số hạng mục cơng trình được quan tâm đầu tư như: Hệ thống giao thông thuỷ lợi, điện, nước sạch, trường hoc, chợ …từng bước đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
c. Dịch vụ:
Trong những năm gần đây ngành thương nghiệp – dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh đạt tốc độ phát triển bình quân 25%/năm góp phần tích cực vào phát triền kinh tế và phục vụ đời sống nhân dân. Năm 2010 tổng doanh thu nghành thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn đạt hơn 479 tỷ đồng tăng gần 2 lần so với năm 2005 trong do doanh thu từ hoạt động thương mại chiếm trên 50%.
2.2.2.3. Dân số, lao động và việc làm
a. Dân số
Thành Phố Phủ Lý mới được tái lập lại với quy mơ diện tích khơng lớn, dân số khơng nhiều. Tính đến cuối năm 2010 dân số có 102.200 nhân khẩu, chiếm 10% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số bình quân 2.127 người/1km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 1,06% . Hiện nay cơ cấu dân số của Phủ Lý chưa hợp lý, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 59% tổng dân số của thành phố, dân số vùng nơng thơn ngoại thị cịn lớn, chiếm 41%. Đây là tỷ lệ tương đối cao so với tiêu chuẩn của đô thị loại III.
b. Lao động và việc làm
Năm 2010 dân số trong độ tuổi lao động của Phủ Lý có 54.185 người chiếm 53,01% tổng dân số, trong đó lao động đang làm việc trong ngành kinh tế quốc dân là 46.920 người, chiếm 86,6% dân số trong độ tuổi lao động của thành phố. Tuy nhiên cơ cấu sử dụng lao động của Phủ Lý còn chưa hợp lý, số lao động nơng nghiệp cịn chiếm tỷ lệ cao (gần 50% tổng số lao động đang làm việc), lao động trong các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp chiếm 9,3% lao động ngành xây dựng chiếm 10,6% và lao động các nghành dịch vụ chiếm 17,6% còn lại 12,1% là lao động thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước và các lĩnh vực xã hội khác
c. Thu nhập và mức sống
Những năm gần đây nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đời sồng của nhiều hộ gia đình được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm. Tính đến giữa năm 2010 bình qn thu nhập đầu người của thành phố đạt 28,5 triệu đồng/người.