KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 2010 (Trang 44)

6. Tài liệu phục vụ nghiên cứu

2.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI

2.2.1. Ban hành các văn bản về đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản

Thực hiện Luật Đất đai năm 1993 và chỉ đạo của Tổng cục Địa chính (nay là Bộ

Tài ngun và Mơi trường), các cơ quan quản lý đất đai đã có nhiều cố gắng trong việc

thực hiện 7 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai một cách đồng bộ và toàn diện trên địa bàn, hạn chế được những tiêu cực phát sinh và cơ bản hoàn thành được nhiệm vụ, kế hoạch của ngành, của thành phố đề ra, từng bước đưa công tác quản lý đất đai đi dần vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn góp phần ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thời kỳ thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Thực hiện chỉ thị số 05/2004/CT- TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành luật đất đai năm 2003. Để cụ thể hoá Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật, UBND thành phố đã kịp thời ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố.

Thực hiện Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đến nay công tác quản lý đất đai trên địa bàn thành phố đã đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ hơn, phần lớn quỹ đất đã được giao, cho thuê cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Luật đất đai năm 2003 ra đời đã góp phần đáng kể vào việc tạo khung pháp lý cao hơn, cụ thể hóa hơn quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, tạo mơi trường thơng thống hơn cho đầu tư phát triển…

Nhìn chung, các văn bản đã ban hành kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế của hu ̣n, góp phần quan trọng đưa Luật Đất đai đi vào cuộc sống, tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử dụng đất trên địa bàn, ngăn chặn kịp thời các vi phạm xảy ra trong công tác quản lý sử dụng đất. Đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1994 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam , UBND thành phố Phủ Lý cùng với huyê ̣n Thanh Liêm , Kim Bảng đã tiến hành hoạch định lại ranh giới trên cơ sở tài liệu đo đạc 299-TTg và đo đạc chỉnh lý bổ sung. Địa giới hành chính của các xã, phường được đo đạc, cắm mốc giới và bàn giao cho UBND các cấp quản lý hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ, quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật.

2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai

Thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị 299/CT - TTg ngày 10/11/1980 của thủ tướng Chính Phủ về đo đạc lập bản đồ trên toàn bộ địa bàn Phủ Lý, toàn bộ các xã, phường trên địa bàn đều được đo vẽ lập bản đồ địa chính và bản đồ hiện trạng theo chỉ thị của Thủ tướng.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 thị xã Phủ Lý dã được thành lập trên hệ toạ độ HN – 72 múi chiếu 30 kinh tuyến trục 105 0

45’ tỷ lệ bản đồ 1/10.000

Từ năm 2005 thực hiện hướng dẫn số 178 /HD – STN&MT ngày 10/03/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và văn bản số 478/ HD – STN&MT ngày 14/06/2005 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam về việc hướng dẫn bổ sung biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005. Phủ Lý đã tiến hành đo đạc lập được hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1:1.000; 1:2.000; 1.5.000;1: 10.000; 1:25.000;1: 50.000; 1:100.000, đã đáp ứng và nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.

2.2.4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Thành phố đã tiến hành việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và đã được Ủy ban nhân dân tỉnh xét duyệt. Quy hoạch sử dụng đất của thành phố là căn cứ quan trọng để Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân thành phố giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được triển khai đồng bộ trong thời gian qua đã góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và từng địa phương giai đoạn 2001 - 2010. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng để thực hiện việc kế hoạch hố q trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đồng bộ với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp, đơ thị hóa. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để làm cơ sở cho việc quản lý, đồng thời phân phối sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; sử dụng đúng tiềm năng đất đai; nâng cao hiệu quả đầu tư trên đất; bảo vệ môi trường. Dành đủ quỹ đất cho phát triển đơ thị đồng thời bảo vệ diện tích đất nơng nghiệp hợp lý đảm bảo cho bảo vệ môi trường và đáp ứng nhu cầu lương thực tại chỗ của thành phố. Tạo điều kiện thuận lợi để nơng dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với cơ chế thị trường trong điều kiện nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế. Đặc biệt quy hoạch sử dụng đất đã phân bổ quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, dịch vụ; chỉnh trang các khu dân

cư; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ đáp ứng kịp thời yêu cầu cơng nghiệp hố hiện đại hoá.

2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất... đến nay UBND thành phố đã giao và cho thuê các loại đất sau:

Thuê đất cho Công ty cổ phần khách sạn dịch vụ Hà Nam tại phường Lương Khánh Thiện với diện tích 0,2 ha; Công ty TNHH Nam Hạnh tại phường Hai Bà Trưng diện tích 0,06 ha; Tổng Cơng ty cổ phần xuất khẩu Đông Nam Á Hamico tại khu công nghiệp Châu Sơn với diện tích 1,5 ha; Cơng ty cổ phần Dược Phẩm Hà Nam tại xã Châu Sơn - thành phố Phủ Lý với diện tích 0,5 ha...

2.2.6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND thành phố đã chỉ đạo các xã, phường tiến hành lập hồ sơ để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân dân sử dụng đất. Chỉ cịn lại một phần diện tích đất ở thực hiện theo kế hoạch 566/KH-UB do vắng chủ và còn tranh chấp nên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.2.7. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn thành phố trong thời gian qua được triển khai khá tốt, đất đai của thành phố đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Hồn thành cơng tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo Chỉ thị số 28/2004/CT-TTg ngày 15/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 28/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế giữa các đợt thống kê, kiểm kê, phục vụ đắc lực trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

2.2.8. Quản lý tài chính về đất đai

Cơng tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện các khoản thu, chi ngân sách đúng quy định và kịp thời, như: thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất...

2.2.9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Hiện nay, tổ chức tư vấn về giá đất, về bất động sản trên địa bàn thành phố chưa được thành lập. Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản với vai trò quản lý Nhà nước về giá đất và thị trường bất động sản hiện cịn gặp nhiều khó khăn.

2.2.10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, thành phố luôn quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất như: Các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai được hướng dẫn cụ thể và cơng khai hóa nơi cơng sở, kết hợp với tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ chuyên mơn, đã góp phần giải quyết hành chính theo u cầu của nhân dân kịp thời, hạn chế phiền hà cho nhân dân.

Tuy nhiên, còn nhiều trường hợp người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng sử dụng không theo quy hoạch có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

2.2.11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai không chỉ giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai mà qua đó cịn là dịp để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật đất đai, giúp các nhà làm luật hiểu sâu sắc hơn sự phức tạp của mối quan hệ đất đai, từ đó có chính sách điều chỉnh phù hợp và sát thực hơn.

2.2.12. Giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai, xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Thường trực thành uỷ, Thường trực Uỷ ban nhân dân về công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đã thành lập ban chỉ đạo giải quyết tranh chấp đất đai họp thường xuyên hàng tuần, nên những vấn đề bức xúc của người dân được giải quyết kịp thời, không để khiếu nại tập thể, tạo điểm nóng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của địa phương. Ngoài ra, cơng tác giải quyết từng hồ sơ có nhiều phức tạp khó khăn riêng, nhưng bằng kinh

nghiệm và nắm rõ các quy định của Luật, từng vụ được giải quyết nhanh, hiệu quả cao, các quyết định giải quyết của thành phố đều được tỉnh công nhận để thực hiện.

2.2.13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai

Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở tỉnh cũng như ở thành phố, chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 thành phố triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất qua mạng Internet đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm nhà đất xuống còn 4 ngày làm việc (so với 07 ngày theo thông tư số 03/2003/BTP-BTNMT; 05 ngày theo Luật

đất đai năm 2003).

Tóm lại, Cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn nghiên cứu trong giai đoạn nghiên cứu đã bám sát vào các quy định của pháp luật, các chương trình kế hoạch của ngành tài nguyên môi trường. Tuy nhiên quản lý đất đai là lĩnh vực nhậy cảm, có tính ảnh hưởng lớn đối với xã hội, có lịch sử quản lý và sử dụng phức tạp. Do đó cơng tác quản lý đất đai chỉ đảm bảo được việc thực hiện đúng quy định, nhưng hiệu quả cơng tác quản lý cịn chưa cao, số lượng đơn thư khiếu nại tố cáo về đất đai còn nhiều, chiếm tỷ lệ cao trong số đơn thư khiếu nại tố cáo. Mặc dù vậy công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như, đã cấp GCNQSDĐ đạt tỷ lệ 80 %, giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đầy đủ theo chỉ tiêu quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.

2.3. TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NƠNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2000-2010 TẠI THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

2.3.1. Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn thành phố

Theo số liệu kiểm kê đât đai, đến ngày 01 tháng 01 năm 2010 thành phố có 3.426,77 ha chiếm 3,98% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Trong đó, diện tích đất nơng nghiệp có 1.526.95 ha, chiếm 44.56% diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nơng nghiệp có 1868.07 ha, chiếm 54.51% diện tích tự nhiên; diện tích đất chưa sử dụng có 31,75 ha, chiếm 0,93 % diện tích tự nhiên.

Trong số 12 đơn vị hành chính cấp xã thì xã Lam Hạ có diện tích tự nhiên lớn nhất 627,96 ha, chiếm 18,32% diện tích tự nhiên tồn thành phố; Phường Trần Hưng Đạo có diện tích nhỏ nhất 18,53 ha, chiếm 0,54% diện tích tự nhiên tồn thành phố. Bình qn diện tích tự nhiên trên đầu người là 0,04 ha/người. Diện tích các loại đất hiện có trên địa bàn thành phố như sau:

2.3.1.1 Đất nông nghiệp

Hiện trên địa bàn thành phố có 1.526,95 ha diện tích đất nơng nghiệp, chiếm 44,56% diện tích tự nhiên tồn thành phố, chiếm 2,42 % diện tích đất nơng nghiệp tồn tỉnh. Bình qn diện tích đất nơng nghiệp đạt 1.054,28 m2

/ người. Trong đó:

a. Đất lúa nước

Năm 2010 trên địa bàn thành phố có 934,29 ha diện tích đất lúa nước, chiếm 27,53% diện tích đất nơng nghiệp tồn thành phố. Trong đó tồn bộ diện tích là đất chun trồng lúa nước, tập trung chủ yếu ở xã Lam Hạ với 268,11 ha. Bình qn diện tích đất lúa nước tồn thành phố hiện có 60,73 m2

/ người.

b. Đất trồng cây hàng năm còn lại

Trên địa bàn thành phố hiện có 118,39 ha diện tích đất trồng cây hàng năm cịn lại, chiếm 3,45% diện tích đất nơng nghiệp tồn thành phố.

c. Đất trồng cây lâu năm

Trên địa bàn thành phố hiện có diện tích 265,62 ha, chiếm 7,75% diện tích đất nơng nghiệp của thành phố; diện tích này phân bố nằm rải rác ở các xã, phường trong thành phố (xã Lam Hạ 38,49 ha; xã Phù Vân 42,18 ha; xã Liêm Chính 31,52 ha; xã

Liêm Chung 48,02 ha; xã Thanh Châu 50,41 ha; xã Châu Sơn 12,50 ha; P. Quang Trung 29,13 ha; P. Lê Hồng Phong 13,25 ha, P. Lương Khánh Thiện 0,12 ha).

d. Đất nuôi trồng thủy sản

Diện tích đất ni trồng thủy sản trên địa bàn thành phố hiện có 193,63 ha, chiếm 5,83% diện tích đất nơng nghiệp, chủ yếu là ni tơm, cua, cá ... Diện tích đất ni trồng thuỷ sản hiện có nhiều nhất ở xã Lam Hạ với diện tích 45,42 ha, thấp nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng tình hình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000 2010 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)