Một số phương pháp chế tạo vật liệu composit của quang xúc tác trên chất mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu composite của tio2 trên một số chất mang để xử lý phẩm màu DB 71 trong môi trường nước (Trang 26 - 27)

chất mang

1.4.1. Phương pháp tẩm

Chất mang ở thể rắn hoặc huyền phù, được tẩm lên bởi các dung dịch muối hay phức kim loại. Sau đó trộn đều, sấy khơ rồi đem nung. Dung dịch muối kim loại thường là những hợp chất dễ bị phân hủy. Dạng hoạt động trên chất mang sau khi nung có thể là kim loại, oxit, phức,…

Phương pháp này thực hiện tương đối đơn giản, có thể thu được đơn lớp hay đa lớp trên chất mang. Tuy nhiên oxit kim loại khó có thể phân bố đồng đều lên chất mang.

1.4.2. Phương pháp kết tủa

Phương pháp này được thực hiện bằng cách khuấy trộn gel khô của chất mang trong dung dịch muối hoặc phức kim loại, sau đó điều chỉnh pH và thêm các hóa chất cần thiết để kết tủa hydroxit kim loại, rồi lọc rửa, sấy khô và nung.

Với phương pháp kết tủa, cũng có thể thu được đơn lớp hay đa lớp oxit kim loại trên chất mang. Nhược điểm của phương pháp này là sự phân tán của oxit kim loại trên chất mang sẽ khó đồng đều. Phương pháp này thường được sử dụng trong chế tạo vật liệu nền.

1.4.3. Phương pháp đồng kết tủa

Đồng kết tủa là sự kết tủa đồng thời của một cấu tử tan bình thường với một cấu tử lớn từ cùng một dung dịch do sự hình thành các tinh thể hỗn hợp bằng cách hấp thụ, hấp phụ hay cơ học. Phương pháp đồng kết tủa là phương pháp có thể thu được nhiều vật liệu có kích thước nano mét dạng bột. Ngun tắc của phương pháp này là trộn dung dịch đầu lại với nhau, sau đó tiến hành thủy phân nhằm thu được kết tủa. Tiến hành lọc rửa, đồng thời nung nóng sẽ thu được vật liệu kích thước nano mét.

Vật liệu được tổng hợp theo phương pháp này có kích thước nhỏ (cỡ nano mét), độ đồng đều cao do được trộn lẫn ở cấp độ phân tử. Tuy nhiên nhược điểm

của nó là địi hỏi phải chuẩn bị được hỗn hợp theo tỷ lệ hợp thức, đồng thời cần phải khống chế các điều kiện tổng hợp khá nghiêm ngặt.

1.4.4. Phương pháp sol – gel

Phương pháp sol-gel không những tổng hợp được các oxit siêu mịn có tính đồng nhất và hoạt tính cao, mà cịn có thể tổng hợp được các tinh thể có kích thước cỡ nanomet. Chính vậy, trong những năm gần đây,hóa học sol-gel đã trở thành khía cạnh quan trọng của việc nghiên cứu vật liệu. Một trong những lợi thế của q trình sol-gel có thể tái sinh bằng cách khuếch tán chúng trong nước để tạo lại dạng sol, và trong thực tế,thời gian già hóa của gel chậm hơn sol, do đó thuận tiện cho q trình bảo quản. Quá trình biến đổi thuận nghịch sol-gel là đặc điểm chung của các loại keo.Quá trình này gồm nhiều bước, các muối kim loại hoặc alkoxide được thủy phân tạo ra kết tủa của oxide trong nước. Kết tủa này sau đó phân tán trong mơi trường lỏng tạo thành dạng sol, rồi được chuyển hóa thành gel bằng cách dehydrat hóa hoặc thay đổi pH [10].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu composite của tio2 trên một số chất mang để xử lý phẩm màu DB 71 trong môi trường nước (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)