2.5.1. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt tính quang xúc tác của vật liệu a. Khảo sát sơ bộ hoạt tính quang xúc tác của các vật liệu a. Khảo sát sơ bộ hoạt tính quang xúc tác của các vật liệu
Lấy 0,1 g xúc tác cho vào bình phản ứng chứa 100ml dung dịch DB71 20ppm. Sau khi khuấy trong bóng tối 30 phút để đạt cân bằng hấp phụ. Dung dịch được chiếu sáng bằng đèn compact (30W) trong điều kiện khuấy liên tục 180 phút. Sau 30 phút lấy mẫu một lần, đem li tâm/lọc và đo quang xác đinh nồng độ dung dịch DB71 còn lại.
b. Khảo sát ảnh hưởng của lượng xúc tác
Lấy 0,05; 0,1; 0,125; 0,2 gam vật liệu khuấy trong 100 ml dung dịch DB 71 nồng độ 20ppm, chiếu sáng bằng đèn Compact 30W. Sau những khoảng thời gian nhất định, đem xác định lượng DB 71 cịn lại trong dung dịch (Ct), rồi tính hiệu suất xử lý.
c. Khảo sát ảnh hưởng của pH
Lấy 0,2g vật liệu khuấy trong 100 ml dung dịch DB 71 20ppm được điều chỉnh với pH tương ứng là 4, 6, 8, 10 bằng máy đo pH, các mẫu chiếu sáng bằng đèn Compact 30W. Sau những khoảng thời gian nhất định, đem xác định lượng DB 71 còn lại trong dung dịch (Ct), rồi tính hiệu suất xử lý.
d. Khảo sát khả năng tái sinh của vật liệu
Thu hồi vật liệu sau khi đã khảo sát quang, rửa sạch vật liệu bằng nước cất, đem sấy ở 100oC. Cân khối lượng vật liệu cịn lại. Khảo sát hoạt tính quang xúc tác ở điều kiện nồng độ DB 71 20ppm và thể tích tương ứng, rồi tính hiệu suất xử lý.
2.5.2. Khảo sát dung lượng hấp phụ cực đại phẩm màu DB 71 của vật liệu
Lấy 6 bình nón, cho vào mỗi bình 0,1 gam vật liệu và 100 ml dung dịch DB 71 có nồng độ ban đầu khác nhau (Co = 5; 10; 15; 20; 25 và 30 ppm). Lắc dung dịch trong thời gian cân bằng hấp phụ. Sau đó, xác định lượng DB 71 cịn lại trong dung dịch (Ct) từ đó tính được dung lượng hấp phụ của vật liệu (q (mg/g)). Vẽ đồ thị q/Ct phụ thuộc Ct, từ đó xác định được các hệ số của phương trình Langmuir và dung lượng hấp phụ cực đại (qmax).