1.1 .Tiềm năng khoáng sản bauxite trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.3 .Tiềm năng khoáng sản bauxite ở Việt Nam
1.3. Một số phương án xử lý bùn đỏ trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1.1. Sử dụng bùn đỏ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Thành công lớn nhất trong việc tận dụng bùn đỏ là sản xuất các loại gạch có sử dụng thêm các phụ gia các loại khác nhau: kaolinite, cát, quặng photphat, tro bay, quặng Bo thải… và nung ở nhiệt độ cao. Các pha kết tinh mới NaAlSiO4, NaSiO3, Ca2Al2SiO7 có độ bền cao, giữ được độ cứng của viên gạch và giữ các ion
Na+ linh động trong pha rắn, cứng. Wanchao Liu, Jiak uan Yang, trong bài báo [55]
năm 2009 đã trình bày kết quả trong phịng thí nghiệm về thu hồi Fe chứa trong bùn đỏ bằng phương pháp khử các oxit sắt, cũng như phương pháp sản xuất gạch bùn đỏ bằng cách bổ sung phụ gia Ca(OH)2 với nồng độ 9, 13, 17 và 21%. Tác giả Taner Kavas sử dụng chất thải từ nhà máy tuyển quặng Bo của Thổ Nhĩ Kỳ để tạo ra loại gạch có chất lượng, giảm nhiệt độ nung gạch bùn đỏ và làm tăng độ cứng của gạch.
Chất nhuộm và sơn Sản xuất vật liệu
xây dựng: Gạch, xi
măng và bê tông
Thu hồi kim loại :
Fe, Al, Ti, Ga, V, Sc…
Bùn đỏ
Đồ gốm Cải tạo đất
Chất xúc tác Chất hấp phụ
Các kết quả trên cho thấy: bùn đỏ có thể sử dụng để sản xuất gạch, tuy nhiên để tạo ra loại gạch có chất lượng và giảm nhiệt độ nung gạch cần tìm kiếm được loại phụ gia cần thiết có giá thành rẻ tại địa phương, đó có thể là đất sét, đá vôi. Các phối liệu gạch bùn đỏ đã thành công trong sản xuất thường được đăng ký bản quyền ở quốc gia đó, nơi có các nhà máy sản xuất. Phương pháp này ngoài việc loại bỏ được ảnh hưởng độc hại của bùn đỏ đối với mơi trường, cịn có thể tạo ra sản phẩm dân dụng có giá trị đối với địa phương.