Các phương án xử lý bùn đỏ trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ phối trộn bùn đỏ với một số khoáng chất địa phương đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 36 - 37)

1.1 .Tiềm năng khoáng sản bauxite trên thế giới và ở Việt Nam

1.1.3 .Tiềm năng khoáng sản bauxite ở Việt Nam

1.3. Một số phương án xử lý bùn đỏ trên thế giới và ở Việt Nam

1.3.1. Các phương án xử lý bùn đỏ trên thế giới

Do có tính trơ, khá bền vững trong điều kiện phong hóa, có tính độc hại cao và thải ra với khối lượng lớn, nên trong quá trình sản xuất Alumina, việc xử lý chất thải bùn đỏ là vấn đề môi trường hết sức quan trọng. Do vậy, các dự án Alumina phải có chi phí đầu tư cao cho việc chiếm dụng đất, chôn lấp, quản lý, bảo vệ và vận hành hồ chứa bùn đỏ, ngăn chặn chất độc hại ra môi trường.

Mặc dù các nhà sản xuất cố gắng tối đa để thu hồi lượng xút thừa nhằm giảm chi phí tài chính và giảm thiểu tác động xấu đến mơi trường, nhưng trên thực tế, dù áp dụng công nghệ nào cũng tồn tại một lượng xút dư thừa trong bùn đỏ, gây độc hại cho con người và môi trường sinh thái nếu bị phát tán ra bên ngoài. Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu thành cơng việc xử lý và sử dụng bùn đỏ, tuy nhiên hiệu quả kinh tế còn thấp nên đa số bùn đỏ được thải ra các bãi chứa.

Việc nghiên cứu xử lý bùn đỏ thu hồi các nguyên tố kim loại có giá trị, cũng như sử dụng bùn đỏ vào mục đích khác đã được các nhà khoa học thế giới nghiên cứu và đề cập theo 3 hướng chính: thu hồi kim loại có giá trị, sản xuất vật liệu xử lý môi trường, sản xuất vật liệu xây dựng [37]. Trong thực tế, hàm lượng các nguyên tố kim loại có giá trị trong bùn đỏ cao, nhưng các quy trình thu hồi kim loại từ bùn đỏ mới có kết quả khoa học trong phịng thí nghiệm.

Hình 1.4. Một số phương án sử dụng bùn đỏ [36]

Theo các tư liệu đã công bố trên các tạp chí khoa học thế giới, bùn đỏ có thể tận dụng làm phụ gia xi măng. Các số liệu cho thấy, việc bổ sung bùn đỏ vào phụ gia xi măng với khối lượng bằng 1% nguyên liệu thô khơng làm thay đổi quy trình sản xuất và chất lượng xi măng, nhưng có thể làm giảm giá thành xi măng xuất xưởng. Tuy nhiên, việc sử dụng khối lượng bùn đỏ hàng triệu tấn sinh ra trong quá trình sản xuất alumin ở Tây Nguyên làm phụ gia cho hoạt động sản xuất xi măng là không khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tỷ lệ phối trộn bùn đỏ với một số khoáng chất địa phương đến quá trình ổn định hóa rắn bùn đỏ sản xuất vật liệu xây dựng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)