3.1 .Tính chất vật lý và hóa học của mẫu bùn đỏ
3.2. Ảnh hưởng của tỷ lệ phối liệu đến khả năng ổn định hóa rắn
3.2.3.3. Kết quả đo kim loại nặng của dịch chiết mẫu
Sau khi thu được dịch chiết cuối cùng ( đã đạt đến mức ổn định). Ta mang dịch chiết này đi để đo một số chỉ tiêu kim loại nặng như Cu, Zn, Pb, Cd. Kết quả phân tích kim loại nặng trong dịch chiết được thể hiện ở bảng 3.9
Bảng 3.18 : Kết quả phân tích kim loại nặng của các mẫu
Hình 3.19: Sự Biến thiên nồng độ kim loại nặng trong dịch chiết theo tỷ lệ phối trộn
Theo bảng kết quả phân tích kim loại nặng, có thể thấy sự thay đổi đáng kể, ở đây nồng độ các kim loại nặng có giá trị rất nhỏ, nhỏ hơn nhiều lần so với quy
định QCVN 07 – 2009 về chất thải nguy hại. Ở nhiệt độ 10000C nồng độ Pb và Cd
đều không thấy xuất hiện ở tất cả các mẫu công thức.
Mẫu CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT6 CT7 CT8 CT9 CT10 Cu (µg/l) 0 0 5.80 0 0 0 0 1.35 0 0
Zn (µg/l) 5.22 3.58 8.87 2.89 6.59 1.39 2.19 2.69 2.94 1.94
Pb (µg/l) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Theo biểu đồ biến thiên nồng độ các kim loại nặng khi ta thay đổi công thức phối trộn: nồng độ của Cu chỉ thấy xuất hiện ở mẫu công thức CT3 và CT8. Còn nồng độ Zn xuất hiện ở tất cả các cơng thức, giá trị của nó đạt mức thấp nhất ở mẫu CT6 (1,39) và đạt giá trị cao nhất ở mẫu CT3 (8,87). Nhưng tất cả các giá trị đều ở mức thấp hơn so với ngưỡng cho phép.
Bùn đỏ có độ kiềm cao nên tạo điều kiện thuận lợi để cố định các kim loại ở dạng hydroxit ổn định, nhiệt độ cao làm hydroxit này bị bao viên trong khối gạch từ đó giảm khả năng thất thốt kim loại nặng ra môi trường.