3.1.1. Vị trí địa lý
Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam trong khoảng 200
39’ - 22002’ vĩ độ Bắc và 103011’ - 105002’ kinh độ Đơng. Sơn La có nhiều núi cao, phía bắc giáp Yên Bái và Lai Châu, phía tây giáp Điện Biên, phía đơng giáp Phú Thọ và Hồ Bình, đơng nam giáp Thanh Hố và Hồ Bình, phía nam giáp Lào.
Luận văn thực hiện tổng quát hóa 04 mảnh tỷ lệ 1: 25 000 gồm: 5851-II-DB, 5851-II-DN, 5851-II-TB, 5851-II-TN về mảnh tỷ lệ 1: 50 000 (5851-II) mô tả cho kết quả quả thử nghiệm. Đây là khu vực chuyển tiếp từ vùng núi cao xuống vùng trung du, nằm hoàn toàn trong tỉnh Sơn La. Là khu vực đã được Cục bản đồ xây dựng cơ sở dữ liệu và thành lập bản đồ năm 2014 dựa trên các nguồn tài liệu: cơ sở dữ liệu tỷ lệ 1: 10 000 của Bộ Tài ngun và Mơi trường, bình đồ ảnh vệ tinh chụp năm 2012, tài liệu địa danh, địa giới.
3.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh Sơn La chủ yếu là núi và cao ngun. Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sơng Đà, sơng Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địa hình tương đối bằng phẳng. Mạng lưới sông suối ở đây khá dày đặc, nguồn nước dồi dào, có tiềm năng về thủy điện.
Trong phạm vi thử nghiệm của Luận văn, địa hình 4 mảnh 1: 25 000 thử nghiệm tương đối phức tạp, có khu vực núi cao cắt xẻ mạnh lẫn khu vực địa hình bằng phẳng. Mạng lưới sơng suối nhiều, có một phần sơng Đà chảy qua với độ rộng sông gần 500 mét. Nhiều sông dạng vùng chảy dài với độ rộng từ 15 đến 25 mét, chiều dài hàng chục kilomet.