2.1. Đặc điểm tổng quát hóa một số yếu tố nội dung cơ bản của bản đồ địa hình
2.1.4. Tổng quát hóa vùng dân cư trên bản đồ địa hình
Vùng dân cư là nơi hoạt động sinh hoạt của con người và có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quân sự, chính trị và xã hội.
Khi biểu thị yêu cầu phải phản ánh rõ ý nghĩa hành chính (thành thị, nơng thôn) kết cấu xây dựng (qui hoạch hay không qui hoạch, chịu lửa hay không chịu lửa). Biểu thị rõ diện tích lớn nhỏ, mật độ dày thưa và vị trí. Phải bảo đảm mối quan hệ với các yếu tố khác như đường giao thơng, hình thái địa hình, sơng ngịi.
Lựa chọn và khái quát vùng dân cư i. Nguyên tắc lựa chọn vùng dân cư
Đối với những bản đồ có tỉ lệ lớn hơn hoặc bằng 1: 500 000, diện tích nhỏ nhất của kí hiệu đồ hình mặt bằng được xác định theo nguyên tắc là phải vẽ được đường viền của kí hiệu và bên trong đường viền ấy ít nhất 1 kí hiệu nhà đen, khoảng cách từ nhà đen tới đường viền lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm (hình 2.5).
Diện tích nhỏ nhất của đồ hình mặt bằng: S0 = 0.8 x1,0 mm2 = 1,0 mm2
Diện tích giới hạn: S = 2S0 = 2 mm2
Như vậy nếu vùng dân cư có diện tích lớn hơn 2 mm2 thì vẽ theo kích thước đồ hình mặt bằng, nhỏ hơn 2 mm2 chỉ vẽ nhà đen. Diện tích nhà đen sẽ là 0,4 x 0,6 mm2. 0.2 0.6 0.2 1.0 0.2 0.4 0.2 0.8
Khoảng cách giữa hai làng phải lớn hơn hoặc bằng 0,2 mm. Nếu nhỏ hơn 0,2 mm có thể vẽ gộp, nhưng hai làng đó phải cùng xã (cùng đơn vị hành chính). Nếu coi các góc ngoặt là những địa vật tương đối quan trọng và thuộc về kí hiệu đường nét thì số lượng góc ngoặt của khung làng có thể dùng cơng thức thứ hai của Tơfer để tính: nf = na 2 f a M M (2.10)
Trong đó : nf và na - Số lượng góc ngoặt trên bản đồ thành lập và tài liệu
Ma - mẫu số của tỉ lệ bản đồ tài liệu
Mf - Mẫu số của tỉ lệ bản đồ thành lập Thông thường: f a M M = 1/ 2
Lựa chọn kết hợp theo cả mật độ và trọng tải diện tích của kí hiệu điểm dân cư có thể dựa vào bảng 2.6.
Hình 2.5. Kích thước nhỏ nhất của đồ hình mặt bằng của đồ hình mặt bằng
Bảng 2.6. Chỉ tiêu lựa chọn điểm dân cư STT Số liệu Thành STT Số liệu Thành thị Nông thôn Tổng số Lớn hơn 100 hộ Nhỏ hơn 100 hộ 1 2 3 4 5 1 q (số điểm /100km2) 0,1 0,8 16,6 17,5 2 r (mm2) 30,0 10,0 8,0 3 = qr / k2 (mm2 / 1cm2) 3,0 8,0 132,8 4 0 (mm2 / 1 cm2) 3,0 8,0 6,0 17,0 5 v (số điểm / 1 cm2 ) 0,1 0,8 0,7 1,6
ii. Nguyên tắc khái quát vùng dân cư
Thể hiện rõ hình dạng bên ngồi (đường viền), kết cấu bên trong (qui hoạch hay không qui hoạch) và đặc trưng phân bố (dày hoặc thưa, đều hoặc không đều). Bảo đảm tính chính xác nhất định của hình vẽ, nghĩa là bảo đảm tính chính xác các điểm, các đường chủ yếu của các đường phố chính, hướng kéo dài của khu phố. Bảo đảm tỉ lệ so sánh về mật độ kiến trúc không đổi: khi bản đồ tỉ lệ thu nhỏ cần bỏ đi một số khu phố thứ yếu và hợp nhất một số khu phố nhỏ để đảm bảo tỉ lệ diện tích của vật kiến trúc so với diện tích của khu phố không đổi. Bảo đảm mối quan hệ với các yếu tố khác như giao thơng, sơng ngịi, hình thái địa hình.
Khái quát phải phù hợp với tỉ lệ bản đồ: bản đồ tỉ lệ lớn hơn 1: 25 000 vẽ tất cả các vùng dân cư với vị trí, diện tích, hình dạng và phương hướng chính xác. Bản đồ 1:50000 biểu thị tương tự trên, trừ cá biệt một số đường phố thứ yếu và vật liệu kiến trúc độc lập bị bỏ đi. Đối với vật kiến trúc giữ lại phải phân biệt rõ đột xuất hay không đột xuất, chịu lửa hay không chịu lửa. Bản đồ 1 : 100 000 đường phố thứ yếu bỏ đi, khu phố giảm ước và hợp nhất lại tương đối nhiều. Kết cấu bên trong khái quát tương đối lớn. Vườn cây, bãi đất không biểu thị. Không phân biệt chịu lửa
hay không. Khu phố biểu thị bằng mầu đen. Không phân biệt vật kiến trúc đột xuất. Bản đồ 1:00000 giữ lại đường phố chính, khu phố giảm ước và hợp nhất nhiều hơn. Kết cấu bên trong rất khái quát. Bản đồ 1 : 500 000 - trừ một số ít đường phố mới giữ được đặc trưng kết cấu của hình vẽ mặt bằng, cịn nói chung vùng dân cư biểu thị kết cấu rất khái quát. Bản đồ 1:1 000 000 - trừ một số đường phố lớn (2 - 4 mm) trở lên, giữ lại đồ hình mặt bằng, nhưng rất khái niệm. Kí hiệu chung là hình trịn để biểu thị theo ý nghĩa hành chính - số dân.
Khi khái qt hình dạng bên ngồi vùng thành thị trước hết phải tôn trọng ranh giới của đồ hình mặt bằng, giữ lại những đặc trưng cơ bản của hình dạng, tương ứng với thực địa. Muốn vậy cần giữ lại những chỗ lồi lõm lớn hơn 0,4 mm và giữ lại các góc ngoặt và các đoạn thẳng, đoạn cong một cách rõ ràng. Phải biểu thị chính xác diện tích lớn nhỏ của vùng dân cư theo tỉ lệ bản đồ, không được tuỳ tiện mở rộng hay thu hẹp diện tích vùng dân cư. Giữ được mối liên hệ giữa các yếu tố khác, nhất là đường giao thông, sơng ngịi, cùng với các địa vật bên cạnh.
Khi khái quát đường phố cần phân biệt đường chủ yếu và thứ yếu. Đường chủ yếu là đường trục kéo dài và rộng, đường qua trung tâm hành chính, đường nối với nhà ga, bến tàu, đường nối với đường cấp cao.
Khu phố là những khu vực kiến trúc xung quanh những đường phố, ngõ phố hoặc sơng ngịi. Bên trong có vườn cây, bãi đất, vườn hoa, quảng trường, hồ ao.... Khi khái quát có thể hợp nhất các khu phố lại với nhau, nhưng cần tiến hành đồng thời với việc lựa chọn đường phố. Để bảo đảm được mối quan hệ so sánh về kiến trúc và bảo đảm chính xác vị trí, hình dạng, hướng kéo dài của khu phố, trong khu phố nếu có nhà cao đột xuất thì được vẽ theo độ vật thật của nó theo tỉ lệ bản đồ và tô đen, nếu giữa các nhà này có giãn cách dưới 0,4 mm thì sẽ hợp nhất lại. Cịn ở bên ngồi khu phố nếu có các nhà độc lập thì khơng được vẽ gộp vào khu phố mà chỉ được lựa chọn và vẽ chính xác vị trí.
Bảng 2.7. Qui định về độ rộng của đường phố Tỉ lệ Độ rộng của đường phố (mm) Tỉ lệ Độ rộng của đường phố (mm) Chủ yếu Thứ yếu 1 : 10 000 1,0 0,5 1 : 25 000 0,8 0,5 1 : 50 000 0,8 0,5 1 : 100 000 0,6 0,3 1 : 200 000 0,4 - 0,6 0,2 - 0,3 1 : 500 000 0,3 - 0,4 0,2 - 0,3 1 : 1 000 000 0,3 - 0,4 0,2 - 0,3
Khi khái quát hình dạng bên ngồi vùng nông thôn theo nguyên tắc vùng nơng thơn có diện tích lớn hơn 2 - 4 mm 2
thì vẽ thành kí hiệu đồ hình mặt bằng, nhỏ hơn thì vẽ thành kí hiệu nhà đen. Khi vẽ kí hiệu mặt bằng cần chú ý đường viền của nó - gọi là khung làng. Khung làng được vẽ theo kí hiệu tương ứng có luỹ tre hoặc có hàng cây, sơng hay các địa vật khác như bờ tường xây. Trong làng nếu có lớp thực vật phủ trên 20% diện tích thì được tơ màu nền lục nhạt, để phân biệt với khơng có lớp thực vật. Các chỗ lồi lõm của khung làng, nếu nhỏ hơn 0,4 mm thì bỏ đi. Biểu thị chính xác mối quan hệ với yếu tố khác nhất là đường giao thông và sông ngịi. Các đường giao thơng đều vẽ liên tục. Nếu đường giao thông loại 2 nét trùng với khung làng thì vẽ thành đường khung làng và cách ra 0,2 mm.
Khi khái quát kết cấu bên trong vùng nơng thơn, nếu trong làng có các nhà dầy đặc, tập trung theo kiểu khu phố, thì khái quát bên trong giống như đối với khu phố, nếu làng có nhà thưa thớt, phân tán khó xác định trung tâm thì dùng kí hiệu mầu đen, nhưng cần chú ý phạm vi phân bố và mật độ các nhà này giãn cách dưới 0,4 mm thì chỉ được bỏ bớt chứ khơng được vẽ gộp lại. Khi lấy bỏ phải giữ lại các nhà cao đột xuất, công cộng, đầu, cuối đường. Khi biểu thị nhà phải vẽ đúng vị trí và hướng. Chú ý mối quan hệ nhà đen với đường giao thơng (hình 2.6).
a-Nhà ở cạnh đường một nét b- Nhà ở cạnh đường 2 nét
c- Nhà ở cạnh đường sắt
(1- nhà của đường sắt; 2-nhà không phải của đường sắt)
Hình 2.6. Mối quan hệ nhà đen với đường giao thông
Các cấp đường giao thông, thuỷ hệ, hình thái địa hình được vẽ liên tục qua làng.
Khi ghi chú vùng dân cư (gồm tên gọi, số dân, cấp bậc hành chính...) cần phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
Mật độ ghi chú tương ứng với mật độ vùng dân cư, nếu dùng kí hiệu vịng trịn thì phải ghi chú tất cả. Nếu dùng kí hiệu đồ hình mặt bằng thì có thể bỏ bớt ghi chú ở những nơi dày đặc, nhưng không được bỏ quá 5% tổng số tên phải ghi.
Nêu rõ cấp bậc hành chính của vùng dân cư. Muốn vậy dùng các kiểu chữ, cỡ chữ khác nhau để biểu thị. Ví dụ, dùng kiểu chữ viết hoa để ghi tên thành thị, viết thường để ghi tên vùng nông thôn. Hoặc dùng cỡ chữ lớn để ghi tên vùng có cấp hành chính cao.
Một vùng dân cư có hai tên gọi thì ghi chú tên chính của nó (tên gọi của nhà nước, tên ngày nay, phổ biến nhất...) còn tên phụ có thể ghi bên dưới với cỡ chữ nhỏ hơn.
Vùng dân cư thuộc lãnh thổ nước ngồi hoặc vùng dân tộc ít người thì ghi theo các phiên âm. Song đối với một số tên gọi q quen thuộc thì có thể ghi theo tập quán, ở dưới ghi chú tên gọi theo phiên âm.
0.2mm
1
2
0.2mm (đường ôtô)