Tổng quát hóa hệ thống thủy văn và các đối tượng liên quan trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng công cụ tổng quát hóa tự động yếu tố dạng vùng từ bản đồ địa hình 1 25 000 về 1 50 000 (Trang 37 - 43)

2.1. Đặc điểm tổng quát hóa một số yếu tố nội dung cơ bản của bản đồ địa hình

2.1.1. Tổng quát hóa hệ thống thủy văn và các đối tượng liên quan trên

2.1. Đặc điểm tổng quát hóa một số yếu tố nội dung cơ bản của bản đồ địa hình

Tổng quát hoá bản đồ nhằm mục đích lựa chọn giữ lại các yếu tố chủ yếu, quan trọng và cần thiết vì mặt đất có rất nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội phức tạp trong khi đó bản đồ là hình thức thu nhỏ thì khơng thể biểu thị hết chúng được; lựa chọn giữ lại các yếu tố liên quan tới nội dung vì bản đồ có nhiều loại, mỗi loại có mục đích, u cầu riêng, nên cũng không cần thiết biểu thị tất cả các yếu tố mặt đất lên bản đồ; khái quát để phản ánh các đặc trưng cơ bản điển hình và mối quan hệ phân bố tương đối của các yếu tố nội dung, do thực tế bản đồ có hạn, khơng thể biểu thị nguyên vẹn các hình dạng đặc trưng, số lượng và chất lượng của các yếu tố trên mặt đất.

Tổng quát hóa bản đồ là một vấn đề phức tạp, cho đến nay chưa có thuật tốn hay công cụ tối ưu nào cho tất cả các yếu tố bản đồ. Tổng quát hóa mỗi một nội dung, yếu tố của bản đồ phải căn cứ vào phân loại, yêu cầu hiển thị của mỗi nội dung, yếu tố đó và theo qui định thành lập bản đồ ở mỗi tỉ lệ khác nhau.

Các nội dung cơ bản của bản đồ địa hình gồm: - Hệ thống thủy văn và các đối tượng liên quan - Hình thái địa hình

- Đất và thực vật - Vùng dân cư - Đường giao thơng - Ranh giới hành chính

2.1.1. Tổng quát hóa hệ thống thủy văn và các đối tượng liên quan trên bản đồ địa hình địa hình

Hệ thống thuỷ văn là yếu tố cơ bản của cảnh quan địa lý và ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành khí hậu, địa mạo, thực vật, thổ nhưỡng, là yếu tố đường giao thông (đường thuỷ) rất tiện lợi và kinh tế. Đối với quân sự chúng là vật chướng ngại

thiên nhiên rất tốt. Đối với hàng không hệ thuỷ văn là vật định hướng rất rõ ràng cho máy bay quan sát. Đối với kinh tế chúng là nơi xây dựng các cơng trình thuỷ điện, thuỷ lợi và là nơi ni động vật dưới nước rất tốt, trong đó cá là nguồn lợi đáng kể. Đối với bản đồ hệ thuỷ văn là yếu tố địa lý làm cơ sở để vẽ chính xác cho các yếu tố khác trên bản đồ.

Hệ thuỷ văn gồm có biển (bờ biển, đảo và đáy biển), hồ, ao, bể chứa nước của đập nước, sông, suối, kênh máng, nguồn nước...

Các đối tượng liên quan gồm: trạm thuỷ văn, bến tàu, bến phà, bến đị, đập nước, cống, đập ngăn sơng.

a) Biển i. Bờ biển

Bờ biển là ranh giới giữa biển và đất liền. Như vậy, bờ biển không đơn thuần là một đường bờ nước mà còn bao gồm một dải đất hẹp ven bờ, dải đất đó chia thành ba bộ phận là bãi trước, vùng thuỷ triều ngập và bãi sau.

Khi tổng quát hoá bờ biển phải thể hiện hình dáng của đường bờ biển với mức độ chi tiết nhất, khi cần thiết phải lựa chọn thì các bộ phận chi tiết của bờ biển có đường kính nhỏ hơn 0,5 mm có thể bỏ đi, nhưng nhỏ mà quan trọng vẫn được giữ lại và vẽ phóng đại chỗ đó lên. Ví dụ, các bộ phận của bán đảo, dải cát, mũi đất, eo vịnh... nhỏ hẹp nhưng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của hàng hải, quân sự...

Khi biểu thị bờ biển cần chú ý giữ được những nét đặc trưng của từng loại bờ biển. Khi khái quát độ cong của bờ biển chú ý: Độ cong của bờ biển được biểu thị bằng công thức hệ số uốn cong

k = 0 1

L L

(2.1)

Trong đó: L1 - độ dài đường cong của đường bờ

L0 - độ dài đường thẳng nối từ điểm đầu đến điểm cuối của đoạn đường bờ

ii. Đảo

Đảo có thể được phân loại như sau:

Đảo bồi tích thường phân bố ở cửa sông hoặc ở vùng gần bờ biển, do phù sa của sơng ngịi tích tụ lại mà thành, diện tích khơng lớn, độ cao khoảng từ 2 đến 3m, bề mặt tương đối bằng phẳng.

Đảo đất liền gồm đảo xâm thực và đảo cấu tạo. Đảo xâm thực thường phân bố ở vùng gần bờ biển, trước kia cũng là một bộ phận của đất liền, về sau do tác động xâm thực của biển làm chúng tách rời khỏi đất liền, nên độ cao và địa hình của nó quan hệ mật thiết với đất liền bị tách rời. Ngoài ra do tác dụng xâm thực của biển tạo thành các vách đứng, vách sụt ở trên đảo và xung quanh đảo.

Đảo đại dương gồm có đảo cấu tạo và đảo nhiều lớp. Đảo cấu tạo thường phân bố trên đại dương thành quần đảo hình vịng cung.

Đảo san hô do xương cốt của san hô chồng chất lại ở vùng biển nơng thuộc xứ nóng mà thành. Nó thường có dạng hình vành khun và thấp.

Khi tổng qt hố đảo có thể tiến hành như sau: Các đảo có diện tích nhỏ hơn 0,5 mm2 thì bỏ đi, nhưng quan trọng thì vẫn giữ lại. Ví dụ: đảo có ý nghĩa lịch sử, đảo định hướng, đảo liên quan tới hải giới... Quần đảo có nhiều đảo nhỏ chiếm ưu thế có thể dùng chấm nhỏ đường kính 0,1 - 0,4 mm để biểu thị. Khi đó cần chú ý vị trí, phương hướng kéo dài và mật độ phân bố của đảo.

Đảo chỉ được lựa chọn lấy, bỏ, không được vẽ gộp lại với nhau. Trường hợp đảo ở gần đảo, đảo ở gần đường bờ nước của biển hoặc sơng ngịi mà giãn cách dưới 0,2 mm thì cũng không được vẽ gộp lại với nhau mà chỉ vẽ chung đường bờ nước.

iii. Đáy biển

Các bộ phận của đáy biển gồm có thềm lục địa, sườn lục địa và diềm lục địa. Thềm lục địa tính từ độ sâu 0 m đến 200 m, địa hình thềm lục địa ở những khu vực khác nhau có những đặc điểm khác nhau về độ dốc, độ chia cắt, đặc điểm phân bố các dạng dương và âm.

Thềm lục địa có diện tích chiếm 8% so với tổng diện tích của biển, địa hình liên quan mật thiết với đất liền ven biển.

Sườn lục địa với độ sâu từ 200 đến 2500 m, có vùng tới 4000 m độ dốc thường là 40

- 70 và rất ít khi quá 130 - 140, diện tích chiếm 12% so với tổng diện tích của biển. Ở đây địa hình phân dị mạnh, bao gồm các sườn dốc, núi cao nguyên nhiều nguồn gốc và các trũng giữa núi. Ở vùng có cửa sơng lớn địa hình thường thoải, cịn các vùng khác thì lồi lõm rất rõ rệt.

Diềm lục địa của đáy Biển Đông là phần nối từ chân sườn lục địa đến đáy biển thẳm. Diềm lục địa có địa hình phức tạp gồm các sườn dốc, máng trũng và đồng bằng thoải ven rìa.

Đáy đại dương: độ sâu trên 2500 m, diện tích chiếm 80 % so với tổng diện tích của biển. Địa hình rất phức tạp, bao gồm các dãy núi, thung lũng, cao nguyên, vực biển...

Trên bản đồ địa hình biểu thị đáy biển bằng đường bình độ sâu, trong đó chủ yếu biểu thị rõ bộ phận thềm lục địa, hay cịn gọi là vùng biển nơng từ 0m đến 200 m. Vẽ các đường bình độ sâu 2 - 5 -10 - 20 - 50 - 100 - 200 - 500 - 1000 - 2000 m.

b) Sơng ngịi

Khi biểu thị sơng ngịi u cầu thể hiện được sơng chính, sơng phụ, nhánh chủ yếu, nhánh thứ yếu của hệ thống sơng. Nhìn tồn bộ thấy được hệ thống sơng thuộc dạng nào (cành cây, nan quạt, mạng nhện...) diện tích mà hệ thống sông chiếm, đặc điểm tự nhiên và nhân tạo trên sơng như bến đị, bến phà, thác ghềnh.... Đối với sông hai nét ghi thêm chiều rộng, độ sâu, tốc độ dịng nước chảy. Sơng cạn, sơng ngầm, đoạn sơng bị mất tích qua đầm lầy có kí hiệu riêng biểu thị.

Trong tổng qt hố lựa chọn sơng ngịi có thể dựa vào chỉ tiêu chiều dài và tốc độ phát triển của sơng ngịi để tiến hành lựa chọn.

Khi lựa chọn theo chiều dài của sơng ngịi thường theo chỉ tiêu sơng ngịi về chiều dài, chiều rộng và mức độ quan trọng của đối tượng như: Sông làm quốc giới, sơng chảo ngầm, ở khu vực karst, sơng chỉ có một nhánh duy nhất, sông chảy trực tiếp vào hồ hoặc biển, sông giúp cho việc biểu thị dáng đất và kết cấu mặt bằng của sơng ngịi.

Khi lựa chọn sơng ngịi cần chú ý vị trí chính xác của nguồn sơng để nêu rõ được đường kết cấu của sơng ngịi. Nếu hai sơng có cùng một nguồn nước thì phải vẽ mũi tên biểu thị hướng chảy.

Để lựa chọn sơng ngịi theo mật độ của chúng, trước hết phải tính mật độ của sơng ngịi và được xác định bằng công thức sau:

k = P

L

(km /km2) (2.7)

L- tổng độ dài của tất cả sơng ngịi.

P- tổng diện tích của tất cả lưu vực sơng ngịi.

Khái qt sơng ngịi cần chú ý hình dạng sơng ngịi được quyết định ở chiều dài, chiều rộng và khúc uốn. Trong đó chiều dài được vẽ theo tỷ lệ bản đồ, nên chỉ cần nghiên cứu thêm chiều rộng và khúc uốn của sơng ngịi.

Chiều rộng của sơng ngịi thường được quy định vẽ như trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Lựa chọn sơng ngịi theo mật độ

Phân loại mật độ sông Mật độ km/km2

Lựa chọn sơng ngịi có độ dài trên bản đồ (cm) Rất thưa Dưới 0,1 Tất cả Thưa 0,1 - 0,2 1,2 Trung bình 0,2 - 0,4 1,0 Dầy 0,4 - 0,7 0,8 Rất dầy Trên 0,7 0,6

c) Hồ ao, nguồn nước và kênh máng i. Hồ ao

Hồ ao là một loại yếu tố hoàn chỉnh, gồm bờ hồ, đáy hồ và sườn hồ. Hồ ao có nhiều loại, cách phân loại như sau: Theo chất nước phân ra thành hồ nước mặn, hồ nước ngọt, hồ nước nóng, hồ có chất khống,... Theo hình dạng có hồ hình trịn, hình elip, hình vai cầy, hình nhiều nhánh,... Theo mực nước phân ra hồ nước cố định, hồ nước thay đổi theo chu kỳ, hồ nước thay đổi thất thường,... Theo nguyên nhân hình thành hồ do tác động của vỏ Trái Đất hoặc trong lòng đất như: Hồ kiến tạo, hồ núi lửa, hồ tiềm thực, hồ băng hà, hồ băng tích, hồ xâm thực, hồ than bùn, hồ thiên thạch, hồ do vật chướng ngại dịng chảy tạo thành, hồ kín do phù sa biển mà thành, hồ nông di động do cồn cát ở sa mạc tạo thành, hồ ở miền núi do đống đá đổ ở sườn núi lấp sông tạo thành, hồ do nhân tạo.

Trong tổng quát hoá lựa chọn hồ ao có diện tích lớn hơn từ 1 mm2

đến 2mm2 thì giữ lại vẽ lên bản đồ, nhỏ hơn thì bỏ đi, nhưng nhỏ mà quan trọng vẫn được giữ lại như hồ ao nhỏ ở miền núi, ở sa mạc, ở nơi hiếm nước, hồ ao có chất khống có ý nghĩa định hướng.... Trường hợp hồ ao nhỏ thành tập đồn dày đặc thì dùng điểm chấm có đường kính 0,3 - 0,4mm biểu thị. Khi đó cần chú ý đặc trưng hình dạng, mật độ phân bố và phương hướng kéo dài của hồ ao. Khi khái quát hình dạng hồ ao cần chú ý nguyên nhân hình thành, cảnh quan địa lý, đặc điểm tự nhiên và nhân tạo của hồ ao. Đồng thời có thể bỏ đi một số khúc uốn nhỏ và hồ ao nhỏ nhưng không được gộp hồ ao lại với nhau mà chỉ được vẽ chung đường bờ nước.

ii. Nguồn nước

Ở vùng cao nước mưa thấm xuống tới lớp đất sét, không thấm nước được nữa sẽ tụ lại thành mạch nước ngầm. Hoặc cũng có khi do mức nóng trong lịng quả đất làm bốc hơi lớp đất ẩm tới khi gặp khơng khí lạnh sẽ đọng lại thành mạch nước ngầm, các mạch nước ngầm này chảy tới vùng đất thấm nước sẽ phá vỡ lớp đất mỏng rồi trồi lên mặt đất thành mạch nước. Khi vẽ dùng kí hiệu tương ứng để vẽ và ghi chú tính chất nước như chát, đắng, độc, nóng, có chất khống...

Giếng nước ở trong vùng dân cư thì khơng vẽ lên bản đồ dịa hình mà chỉ vẽ giếng nào ở gần đường giao thơng, có ý nghĩa định hướng, ý nghĩa lịch sử... . Trường hợp ở sa mạc, cao nguyên, ven biển,... thì đều vẽ giếng và kèm theo ghi chú độ sâu, chất nước, lượng nước cung cấp,...

iii. Kênh, mương, máng dẫn nước

Đối với kênh mương để tưới nước, thoát nước hoặc tàu bè qua lại, chỉ biểu thị những kênh, mương có độ rộng và độ sâu từ 1 m trở lên và có chiều dài hơn 1cm trên bản đồ, giãn cách giữa các kênh, mương, không nhỏ hơn 2- 4 mm. Khi lựa chọn nên giữ lại kênh mương chủ yếu, quan trọng và liên quan tới hình thái địa hình. Chú ý kênh mương nối với hồ hoặc để thoát nước dù ngắn hơn 1cm vẫn vẽ.

Máng dẫn nước tưới tiêu theo dạng máng tạo ra bằng kim loại hoặc xây xi măng. Chỉ biểu thị những máng được làm chắc chắn và có độ dài trên 5 mm trên bản đồ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng công cụ tổng quát hóa tự động yếu tố dạng vùng từ bản đồ địa hình 1 25 000 về 1 50 000 (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)