ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌN H ĐỊA MẠO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá nguy cơ tai biến lũ lụt vùng hạ lưu sông thu bồn thuộc tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG I TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TAI BIẾN LŨ LỤT

2.3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌN H ĐỊA MẠO

Khu vực nghiên cứu nằm ở phần chuyển tiếp giữa địa khối Indosinia Kon Tum ở phía nam và miền uốn nếp Hecxini Trƣờng Sơn ở phía bắc; địa hình của nó đƣợc chi phối bởi các cấu trúc khối tảng và cấu trúc uốn nếp - khối tảng dạng tuyến. Các chuyển động sụt lún ở Biển Đông kết hợp với sự dao động mực nƣớc đại dƣơng trong Neogen - Đệ Tứ cũng góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển địa hình. Điều kiện khí hậu cũng ảnh hƣởng sâu sắc tới sự phát triển địa hình lƣu vực: lƣợng mƣa trung bình năm rất cao khiến cho cƣờng độ phân cắt xâm thực lớn trên địa hình vùng núi và sự biến động mạnh của lịng sơng ở đồng bằng.

Địa hình có ảnh hƣởng lớn đến tốc độ dòng chảy và lƣợng nƣớc chảy trên bề mặt. Đây là 2 yếu tố quan trọng khống chế tính chất nghiêm trọng của lũ lụt cũng nhƣ hạn hán thiếu nƣớc dùng. Phần lớn địa hình lƣu vực của các hệ thống sông ở đây đều cao và dốc với diện tích đồi núi chiếm tới 80%, độ dốc trung bình tồn hệ thống sơng khoảng 25%. Địa hình vùng núi bị phân hóa mạnh với nhiều đỉnh núi cao trên 1000m nhƣ Ngọc Lĩnh (2598m), Hòn Ba (1858m), A Ròn (1314m), Cu Ác (1072m), Giang Bơ Rai (1143m), An Bang (1030m), Đông Lâm (1066m)… Hơn thế nữa độ dốc của các sƣờn núi thƣờng dốc trên 350, ngƣợc lại chiều dài các sông đều ngắn (sông dài nhất chỉ khoảng 205km). Những đặc điểm này của địa hình khơng chỉ làm tăng lƣợng nƣớc lũ ở vùng hạ lƣu mà còn làm cho lũ dâng lên nhanh hơn có thể chỉ một vài ngày sau khi xuất hiện mƣa lớn ở thƣợng nguồn.

Một trong những nguyên nhân khác tác động tới q trình tiêu thốt lũ vùng cửa sông liên quan tới địa hình đó là hệ thống các nhánh sông vùng cửa sông Vu Gia - Thu Bồn thể hiện kiểu phân nhánh khá điển đặc trƣng cho mơi trƣờng trầm tích với nguồn cung cấp bồi tích lớn, tỷ lệ trầm tích đáy so với tổng lƣợng bồi tích cao và độ uốn khúc, độ ổn định của dịng chảy thấp. Chính hiện tƣợng sơng uốn khúc mạnh đoạn từ nơi hai con

sông cổ phân bố trên bề mặt tích tụ sơng - biển ở Điện Bàn và nhiều nơi khác ở đồng bằng Quảng Nam đã làm tăng q trình tích tụ trầm tích đáy, tạo các bãi bồi giữa lịng, giảm độ dốc cục bộ của bề mặt dịng chảy, làm đáy sơng bị nâng cao dần và hậu quả là tạo sự cản trở dòng chảy, tăng nguy cơ ngập lụt do hoạt động chảy tràn ra 2 bên bờ sơng.

Địa hình ở khu vực nghiên cứu đa dạng, phức tạp, thấp dần từ tây sang đông với dạng địa hình núi, đồi, đồng bằng ven biển và biển. Phía đơng là các dải đồng bằng ven biển rất hẹp, tiếp sau đó là khu vực đồi thấp và cuối cùng bị chặn bởi sƣờn đông của dãy Trƣờng Sơn, trong đó địa hình núi cao từ 500 - 2000m ở phía tây, độ dốc trên 250 chiếm khoảng 62% diện tích tồn vùng vì vậy bên cạnh việc gia tăng nguồn nƣớc trong mùa lũ gây ngập lụt ở vùng đồng bằng hạ du thì cũng là nguyên nhân làm cho khả năng tích nƣớc kém, do đó tình trạng thiếu nƣớc và hạn hán rất dễ xảy ra.

Đồng bằng hạ lƣu sơng Thu bồn có độ cao giảm dần theo hƣớng trẻ dần của bề mặt địa hình. Địa hình phân bậc từ tây sang đông khá rõ và đƣợc cấu tạo chủ yếu bởi các trầm tích tuổi Halocen. Sơng Thu Bồn chảy cùng với phƣơng kéo dài của hệ đứt gẫy Đại Lộc – Hội An và bị chắn bởi các cồn cát, doi cát ở cửa sơng và các cơng trình dân sinh chắn ngang làm cản trở khả năng tiêu thốt lũ nên đồng hạ lƣu sơng Thu Bồn thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam chịu ảnh hƣởng chính của lũ lụt. Diện tích đồng bằng nhỏ hẹp (chiếm khoảng 20% diện tích lƣu vực) với cấu trúc của đồng bằng delta vùng cửa sông và đồng bằng cấu trúc vũng vịnh dọc theo ven biển. Đây là khu vực chịu sức ép của các quá trình ngoại sinh và các tai biến thƣờng có nguy cơ tiềm ẩn ở đây. Cụ thể là các hoạt động của sóng thủy triều, các dịng bồi tích ven biển; hoạt động bồi tụ xói lở bờ sơng, bờ biển; các hoạt động cát bay, cát lấp do gió. Các dải cát, cồn cát, đụn cát do gió cao 6 - 10m kéo dài dọc theo đƣờng bờ với bề rộng vài km tạo thành những đê chắn tự nhiên kết hợp với các tuyến đƣờng sắt bắc- nam và tuyến đƣờng quốc lộ đƣờng1 chạy dọc theo đồng bằng đã làm hạn chế khả năng thoát lũ. Bờ biển Quảng Nam lại khá dốc, lệch và lệch hƣớng so với hƣớng gió Đơng Bắc khoảng 35 - 600 là điều kiện thuận lợi để hình thành dịng các dịng bồi tích ven bờ gây bồi lấp cửa sơng. Doi cát chắn phía ngồi cửa Đại đƣợc hình thành vào khoảng năm 1983 do ảnh hƣởng của dịng bồi tích dọc bờ đã góp phần hạn chế khả năng thốt lũ của tồn bộ hệ thống sông, nhất là đối với hệ thống sơng Vu Gia - Thu Bồn chỉ có một cửa duy nhất. Hậu quả là lũ lụt sẽ kéo dài nhiều ngày hơn và địa hình vùng cửa sơng bị biến đổi mạnh hơn và làm gia tăng tính chất nghiêm trọng của lũ lụt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá nguy cơ tai biến lũ lụt vùng hạ lưu sông thu bồn thuộc tỉnh quảng nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)