Kĩ thuật đồng kết tủa/keo tụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lí nước ngầm ô nhiễm đồng thời sắt, mangan, amoni và asen (Trang 34 - 35)

Chƣơng I Tổng quan

1.5. Xử lí asen trong nƣớc ngầm

1.5.2. Kĩ thuật đồng kết tủa/keo tụ

Trong xử lý nước cấp, các muối của nhôm (Al2(SO4)3.18H2O), sắt (FeCl3, Fe2(SO4)3.7H2O) được sử dụng nhiều để loại cặn lơ lửng, làm trong nước. Các ion Al3+, Fe3+ thuỷ phân ngay sau khi các muối được hoà tan trong nước ở pH thích hợp tạo ra các bơng cặn hydroxit.

Al2(SO4)3.18H2O = 2Al3+ + 3SO42- + 18H2O 2Al3+ + 6H2O = 2Al(OH)3 + 6H+

FeCl3 = Fe3+ + 3Cl-

Fe3+ + 3H2O = Fe(OH)3 + 3H+

Các bông cặn này sẽ kéo theo các hạt lơ lửng cũng như hấp phụ các ion, chất hữu cơ trong nước. Asen cũng bị hấp phụ lên các bông keo này.

Trong điều kiện pH < 8, As(III) tồn tại ở dạng không phân ly, As(V) tồn tại ở dạng anion nên khả năng keo tụ As(III) là rất kém. Do vậy, bước ơxy hố As(III) lên As(V) là cần thiết trước khi thực hiện q trình keo tụ. Chính vì lí do này mà một trong các nội dung nghiên cứu của chúng tôi sẽ là sử dụng các chất ơxi hóa As(III) để tăng cường khả năng hấp phụ/đồng kết tủa As của Fe(OH)3 “tự có” khi xử

Hiệu quả của q trình keo tụ còn phụ thuộc vào pH của dung dịch. Khoảng giá trị pH tối ưu đối với muối nhôm là 7,2  7,5, với muối sắt là 6  8 [32]. Các

nghiên cứu liên quan đến khả năng xử lý asen bằng muối của Fe3+

cho thấy ở điều kiện pH và nồng độ chất keo tụ thích hợp khả năng xử lý có thể đạt 99%. Hiệu quả xử lý của muối Al3+ thường thấp hơn và nằm trong khoảng 80  90% [32]

Ngoài ra, phương pháp làm mềm nước bằng vôi hoặc sơđa cũng có khả năng loại asen. Kết quả thực nghiệm của các tác giả Sorg và Logsdon cho thấy quá trình làm mềm nước loại được 90% As(V) (với nồng độ ban đầu là 0,4 ppm) ở pH = 10,5 và 70% As(III) ở pH = 11 [32]. Cơ chế loại asen được giải thích là do asen hấp phụ lên canxi cacbonat, magiê hydrơxit và có thể tạo kết tủa trực tiếp canxi asenat. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng được đối với các nguồn nước có độ cứng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lí nước ngầm ô nhiễm đồng thời sắt, mangan, amoni và asen (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)