Thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các khu đô thị mới tại thành phố hà nội (Trang 52)

4. Cấu trúc Luận văn

3.2. Thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội

3.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu

a) Khu đô thị Linh Đàm:

Căn cứ vào tính chất và điều kiện khu vực nghiên cứu khá giống nhau và đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường. Cũng như sự hạn chế về thời gian và kinh phí trong quá trình tiến hành nghiên cứu.

Đề tài tiến hành điều tra khơng tồn bộ, kết quả của điều tra dùng để miêu tả đặc điểm của tổng thể chung. Đề tài tiến hành phát phiếu phỏng vấn điều tra 300 hộ (tương đương 1.478 nhân khẩu được điều tra)/2.871 hộ của khu Bán đảo và khu Bắc Linh Đàm. Trong 300 phiếu phỏng vấn phát ra được chia đều cho các khu:

+ 85 phiếu điều tra/848 hộ từ CT3-CT5 khu Bắc Linh Đàm.

+ 18 phiếu điều tra/176 căn Biệt thự từ BT1-BT5 khu Bắc Linh Đàm. + 176 phiếu điều tra/1.650 hộ từ Nơ1-Nơ10 khu Bán đảo Linh Đàm. + 21 phiếu điều tra/197 căn Biệt thự từ BT1-BT5 khu Bán đảo Linh Đàm.

b) Khu đô thị Văn Quán:

Đề tài tiến hành phát phiếu phỏng vấn điều tra xã hội học với quy mô 250hộ/2.362 hộ được phân đều cho các khu cụ thể như sau:

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Bïi Quang B×nh Luận văn tốt nghiệp 47 Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên

+ 110 phiếu/1.054 hộ từ TT1-TT16. + 10 phiếu / 124 hộ từ BT1- BT8.

Các hộ được chọn là các hộ mang tính đại diện cho khu vực nghiên cứu.

3.2.2. Đánh giá cho các Khu đô mới thị trên địa bàn Hà Nội 3.2.2.1. Khu đô thị Linh Đàm 3.2.2.1. Khu đơ thị Linh Đàm

Nhóm 1: Đánh giá về sự hình thành và mức độ phát triển kinh tế-xã hội 3.2.2.1.1. Vị trí bền vững của KĐT

Cơ sở hình thành và xây dựng Khu đơ thị Linh Đàm

- Căn cứ Quyết định số 992/QĐ - UB ngày 25 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1:2000 khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh đàm.

- Căn cứ Quyết định giao đất số 304/TTg ngày 08 tháng 06 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ, ban hành Điều lệ quản lý quy hoạch đô thi ̣

- Căn cứ quyết định số 04/2000/QĐ-UB ngày 13/9/1999 của UBND Thành phố Hà Nội. Về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở Hồ linh đàm tỉ lệ 1: 5000.

- Căn cứ quyết định số 05/2000/QĐ-UB ngày 19/01/2000 của UBND Thành phố Hà Nội. Về việc ban hành điều lệ quản lý xây dựng theo quy hoạch chi tiết khu dịch vụ tổng hợp nhà ở Hồ Linh Đàm Tỷ lệ:1/500 (Khu 160,09ha - Địa điểm: Xã Đại Kim, Xã Hoàng Liệt - Huyện Thanh Trì).

- Các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Như vậy sự hình thành của Khu đơ thị chính là cụ thể hoá chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước, chiến lược phát triển đô thị Quốc gia, phối kết hợp với các quy hoạch chuyên ngành, đồng thời áp dụng các chỉ tiêu quy hoạch để tạo được một khu đơ thị hồn chỉnh, đồng bộ, phù hợp với quy hoạch tổng thể và chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mi ti Thành phố Hà Nội.

Bùi Quang Bình Luận văn tốt nghiệp 48 Tr-ờng Đại häc Khoa häc tù nhiªn

Việc xây dựng khu đơ thị đã tn thủ pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và lĩnh vực xây dựng, phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt Nam của Bộ Xây dựng trên quan điểm kỹ thuật do vậy khu đô thị đã tận dụng được các lợi thế về kinh tế, cơ sở hạ tầng đơ thị, dân số, khí hậu, cảnh quan và phù hợp với xu thế phát triển đô thị.

Vị trí của khu đơ thị khơng nằm trong phạm vi mơi trường có nguy cơ bị ơ nhiễm, (do chất độc hố học, phóng xạ, dịch bệnh truyền nhiễm ). Không nằm trong phạm vi ảnh hưởng đến các cơng trình quốc phịng , khu quân sự, khu vực bảo vệ di tích, thắng cảnh…Như vâ ̣y đánh giá về vị trí bền vững của Khu đơ thị được xếp vào loại tốt.

3.2.2.1.2. Dân số

KĐT Linh Đàm có quy mơ 184,09 ha là nơi sinh sống của 4.200 hộ gia đình trong đó có 3.150 căn hộ chung cư cao tầng, 373 căn biệt thự. Quy mô dân số vào khoảng 25.128 người sinh sống. Mật độ dân số trong khu đô thị là 13.656 người/km2

gấp 7 lần so với mật độ dân số Thành phố Hà Nội năm 2009 là 1.926 người/ km2

[23] . Quy mô và mật độ dân số KĐT Linh Đàm vào loại lớn trong số những khu đô thị trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

3.2.2.1.3. Kinh tế Khu đơ thị

a) GDP danh nghĩa bình qn đầu người

Đề tài tiến hành phỏng vấn điều tra 300 hộ gia đình trong khu vực nghiên cứu tương ứng với số dân là 1.478 người. Kết quả điều tra cơ cấu lao động trong KĐT thể hiện ở biểu đồ 02 cho thấy số người trong độ tuổi lao động là 927 người chiếm 62,7% (Theo Điều 145 Bộ Luật lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994 và Điều

50 khoản 1 điểm a Luật bảo hiểm xã hội và Điều 6 Luật lao động quy định tuổi lao động đối với nam là từ 15-60, nữ từ 15-55 tuổi). Số người chưa tới tuổi lao động là

442 người chiếm 29,9 % và số người ngoài độ tuổi lao động là 109 người chiếm 7,4%. Số ngườ i trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng gấp 8,5 lần so với số người ngoài đô ̣ tuổi lao đô ̣ng và gấp 2 lần số người chưa tới tuổi lao đô ̣ng . Số người trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng của KĐT cao là điều kiện thuận lợi ch o phát triển kinh tế , thu nhập trung bình của

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Bïi Quang B×nh Luận văn tốt nghiệp 49 Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiên

mỗi hộ trong khu vực nghiên cứu là 19.045.000 đồng/tháng, GDP danh nghĩa bình quân đầu người đạt 2.227 USD/năm gấp 2,1 lần thu nhập bình quân đầu người khu vực Hà Nội tính theo thời điểm hiện tại năm 2009 là 1.064 USD/năm. [5]

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra của đề tài) b) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp

Đại bộ phận người dân trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là công nhân , viên chức ngồi ra cịn có một bộ phận kinh doanh bn bán nhỏ lẻ và làm nghề tự do. Số người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp tại khu vực này rất thấp chỉ có 12 trên tổng số 927 người trong độ tuổi lao động làm nghề nông, chiếm tỷ lệ 1,3%, do vậy tỷ lệ lao động phi nông nghiệp của khu đô thị là 98,7%. Trong tổng số 927 người trong đô ̣ t̉i lao đơ ̣ng , có 27 người chưa có viê ̣c làm , tỷ lệ thất nghiệp của KĐT là 2,9%. Thấp hơn nhiều so với tỷ lê ̣ thất nghiê ̣p của Hà Nô ̣i năm 2010 là 4,43%. [27]

Nhóm 2: Chỉ thị về sự phát triển ha ̣ tầng kỹ thuâ ̣t và ha ̣ tầng xã hô ̣i 3.2.2.1.4. Giao thông

a) Tỉ lệ đất giao thông khu đô thị

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Néi.

Bïi Quang B×nh Luận văn tốt nghiÖp 50 Tr-ờng Đại học Khoa học tù nhiªn

Giao thơng đơ thị là một bộ phận hết sức quan trọng trong khu đô thị, mạng lưới giao thông quyết định hướng phát triển, cơ cấu sử dụng đất đai và mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng với nhau.

Khu đô thi ̣ Linh đàm có tuyến đường vành đai 3 của Thành phố chạy qua với diê ̣n tích 35.968 m2, có mặt cắt ngang rộng 51,0 m được nâng cao 6 làn xe trên cầu cạn. Phần bên dưới được tổ chức 2 tuyến đường nội bộ với mặt cắt ngang mỗi bên là 13,5m (bao gồm cả vỉa hè), ở giữa khai thác làm bãi đỗ xe cơng cộng.

Diện tích đường nội bộ với 203.710 m2 bao gồm:

- Tuyến xung quanh hồ , bao quanh bán đảo Linh đàm phục vụ thăm quan , ngắm cảnh dạo chơi quanh hồ và bảo vệ chống sạt lở, lấn chiếm lòng hồ. Tuyến này có mặt cắt ngang rộng từ 20,5m đến 30,0m. Riêng phía Đơng kết hợp hành lang bảo vệ đường sắt là đường có mặt cắt ngang rộng 17,0m.

- Tuyến Khu vực bán đảo : được thiết kế với mạng đường có mặt cắt ngang từ 11,5m đến 22,5m.

Tổng chiều dài mạng lưới đường chính và đường khu vực là 12,3 km, cho dân số là 25.128 người, và tổng diện tích 1,8409 km2. Vậy tỷ lệ đường là: 0,49 km đường/1.000 người; 6,7 km/km2; diện tích đường chiếm 13,02 % diện tích khu vực.

b) Khoảng cách tiếp cận và tỷ lệ người sử dụng phương tiện GTCC

Với hệ thống đường giao thông nội bộ rộng, thoáng, thuận tiện cho vận chuyển hành khách, hàng hoá và lưu thông đi lại hàng ngày của người dân được an tồn nhanh chóng, đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa bên trong và bên ngồi khu đơ thị được thuận lợi. Mặt khác tất cả các gia đình ở khu đơ thị đều nằm trong khoảng cách thuận tiện để đi xe buýt (khoảng cách này<400m tính từ cổng chính của các tồ nhà). Do thuận tiện trong việc tiếp cận với phương tiện GTCC cùng với khoảng cách hợp lý từ KĐT tới các trung tâm mua sắm lớn của Hà Nội, khu vực làm việc trong trung tâm thành phố nên tỷ lệ người lựa chọn sử dụng phương tiện GTCC xe Buys để đi lại là 15,2% (225/1.478 người)

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Bïi Quang B×nh Luận văn tốt nghiệp 51 Tr-êng Đại học Khoa học tự nhiên

3.2.2.1.5. Cấp thốt nƣớc đơ thị

a) Tỷ lệ hộ dân được cấp nước và Lượng nước cấp bình quân đầu người/ngày

Nguồn nước sinh hoạt cho dân cư trong khu vực được cung cấp từ trạm cấp nước sạch Linh đàm thông qua các mạng truyền dẫn trong khu vực. Mạng lưới cấp nước được thiết kế cho khu vực là lưới hỗn hợp bao gồm các mạch vịng kết hợp với các nhánh có đường kính từ D90mm đến D160mm. Kết hợp giữa cấp nước trực tiếp từ mạng phân phối đối với các công trình thấp tầng (dưới 5 tầng), gián tiếp qua trạm bơm bể chứa cục bộ riêng đối với các cơng trình cao tầng (trên 5 tầng). Do vậy mà tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sinh hoạt ổn đi ̣nh , liên tu ̣c đạt tỷ lệ cao 98%. Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt đạt 1801/người.ngày.đêm

b) Về chất lượng nguồn nước cấp

Kết quả phân tích chất lượng nước của bể chứa ngầm khu nhà cao tầng Nơ 2 trước khi bơm lên các hộ cao tầng được cho trong bảng.

Bảng 6: Kết quả kiểm tra chất lƣợng nƣớc bể chứa ngầm Nơ 2 KĐT Linh Đàm

TT Tên chỉ tiêu ĐVT Kết quả QCVN 01:2009/BYT

1 Màu Không Không

2 Mùi vị - Khơng

mùi Khơng có mùi, vị lạ

3 Độ đục NTU 0,18 2 4 PH 7,5 6,5-8,5 6 Nitrit mg/l 2,7 3,0 7 Nitrat mg/l 4,5 50 8 Amoni mg/l 3,2 3,0 9 Sắt (Fe) mg/l 0,28 0,3 10 Chỉ số Pecmanganat mg/l 1,6 2,0 11 Clorua mg/l 28,4 250,0 12 Độ cứng mg/l 166 300 12 Mangan mg/l 0,06 0,3

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Bïi Quang B×nh Luận văn tốt nghiệp 52 Tr-ờng Đại học Khoa học tự nhiªn

13 Sunfat mg/l 1,3 250,0

14 Coliforms MPN/100ml 0 0

15 Ecoli MPN/100ml 0 0

(Nguồn: Xí nghiệp 1-Cơng ty TNHH Nhà nước Một thành viên dịch vụ nhà ở và khu đô thị - tháng6/2011)

Nhận xét: Các chỉ tiêu thể hiện chất lượng nước về phương diện vi sinh vật như Coliform và Ecoli đều đảm bảo theo QCVN 01:2009. Các chỉ tiêu còn lại thể hiện chất lượng nước sinh hoạt, ăn uống về phương diện hoá học hầu hết đều nằm trong giới hạn cho phép, riêng chỉ có hàm lượng amoniac là cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,07 lần, tuy nhiên hàm lượng Amoniac thấp chỉ có 3,2mg/l nên có thể xử lý dễ dàng bằng phương pháp ơxy hố bằng ơxy khơng khí . Như vâ ̣y sớ chỉ tiêu trong tởng chỉ tiêu quan trắc vượt quá tiêu chuẩn cho phép là 1/15 chiếm tỷ lê ̣ 6,7%.

c) Tỷ lệ diện tích bề mặt có khẳ năng thấm nước

Tỷ lệ diện tích bề mặt có khả năng thấm nước có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý tài nguyên nước. Việc giảm bề mặt bê tông hố cùng với thiết kế các khu vực có mặt nước, khơng gian xanh sẽ làm tăng khả năng thấm nước ngay trong khu vực, loại bỏ ô nhiễm nước bề mặt , chống hiện tượng úng gập cục bộ đồng thờ i nâng cao mực nước ngầm, giảm hiện tượng nún sụt địa chất cơng trình có liên quan đến hạ thấp mực nước ngầm.

Linh Đàm có tổng diện tích là 184,09 ha với 31,5 ha là diện tích đất trồng cây xanh, trong đó cây xanh cơng cộng chiếm gần 28 ha. Diện tích mă ̣t nước lên tới 74 ha. Do vậy tỷ lệ diện tích bề mặt có khả năng thấm nước là 57,3%, đây là một tỷ lệ cao có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ tài nguyên nước ngầm trong khu vực.

d) Tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.

Nước thải sinh hoạt của các hộ trong KĐT không xả trực tiếp vào hồ, mà được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trước khi nhập vào cống thốt ra sơng Tơ Lịch, với bước xử lý sơ bộ nước thải của khu đô thị chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Như vậy tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép của KĐT Linh Đàm được coi 0%.

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị Khu đô thị Sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các Khu đô thị mới tại Thành phố Hà Nội.

Bïi Quang B×nh Luận văn tốt nghiệp 53 Tr-êng Đại học Khoa học tự nhiên

Nước sinh hoạt cung cấp cho người dân là 180 l/ngày. Như vậy có thể ước tính, mỗi ngày khu Linh Đàm thải ra sơng Tơ Lịch khoảng 4.070 m3

nước thải (tính nước thải bằng 90% nước cấp) và theo quy hoạch, 1 trạm xử lý nước bẩn cho khu dự án ở phía Tây giáp sơng Tơ Lịch, với cơng suất trạm: QTT = 8.197m3/ngày sẽ được xây dựng. Nước bẩn khi đó được giải quyết theo phương án nước thải sau khi xử lý sơ bộ qua bể tự hoại tập trung theo các đường cống tự chảy vào trạm bơm, sau đó bơm về trạm xử lý nước bẩn. Nước thải sau xử lý đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước chung của Thành phố. Tuy nhiên hiện trạm xử lý nước thải hiện nay vẫn chưa được xây dựng.

3.2.2.1.6. Năng lƣợng

a) Cấp điện sinh hoạt (Kwh/người/tháng)

Nguồn điê ̣n cung cấp cho khu vực từ tra ̣m biến áp 110/22KV, công suất 2x25MVA. Lướ i trung áp 22KV đi ngầm đặt trong hào cáp có nắp đậy cùng với lưới ha ̣ áp 0,4KV. Lưới ha ̣ áp 0,4 KV dùng cấp điê ̣n áp 220V/380V. Các tuyến đi bằng cáp vă ̣n xoắn bo ̣c cách điê ̣n.

Tuyến điê ̣n cao thế dẫn vào các tra ̣m biến thế đi bằng cáp ngầm , dọc theo đường quy hoa ̣ch , các tuyến này có điện áp chuẩn 22 KV. Vị trí các trạm biến thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng bộ chỉ thị khu đô thị sinh thái và thử nghiệm đánh giá cho các khu đô thị mới tại thành phố hà nội (Trang 52)