Thực trạng phát triển du lịch Ba Vì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm khí hậu huyện

1.3.3. Thực trạng phát triển du lịch Ba Vì

1.3.3.1. Hiện trạng khách du lịch a. Khách quốc tế

Số lượng khách: Số lượng khách du lịch quốc tế đến Ba Vì trong những năm qua (2008 - 2013) tăng trưởng mạnh và có sự tăng trưởng nhanh từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên lượng khách Quốc tế đến Ba Vì ổn định trong các năm, lượng khách nội địa tăng ổn định hàng năm. Như vậy khẳng định rằng, tiềm năng du lịch và các các điểm du lịch ở Ba Vì có sức hấp dẫn khách trong thời gian dài mặc dù trên thị trường ngày nay sự cạnh tranh ngày càng đang trở nên gay gắt hơn.

Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Ba Vì ổn định và đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Nguyên nhân cơ bản do nhu cầu của thị trường khách quốc tế đến Việt Nam hiện nay thường quan tâm đến du lịch biển, núi, tham quan các di tích lịch sử, du lịch cộng đồng…mà Ba Vì có nhiều thế mạnh. Bên cạnh đó, với cơ chế chính sách thu hút đầu tư linh hoạt nên thời gian qua các dự án đầu tư phát triển hạ tầng và phát triển du lịch đã tạo ra một lợi thế cho Ba Vì.

- Khách quốc tế lưu trú ở khách sạn và các cơ sở lưu trú tương đối ngắn, trung bình khoảng 0,5 - 1,2ngày…Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do Ba Vì tương đối gần so với Hà Nội, điều kiện đi lại cũng khơng khó khăn nên số khách đi từ Hà Nội chỉ đi nghỉ ở Ba Vì vào các dịp lễ, tết nghỉ cuối tuần.

b. Khách nội địa

Khách du lịch nội địa vẫn là nguồn khách chủ yếu của tỉnh, trung bình hàng năm chiếm 85% tổng lượng khách đến. Ngồi khu vực VQG Ba Vì là nơi tập trung thu hút khách, cịn có các khu du lịch và khu tâm linh phụ cận như Đền và Sơn Tây, Chùa Mía, Đình Tây Đằng, khu du lịch Ao Vua, Thiên Sơn - Suối Ngà, Hồ Suối

tiện gần Hà Nội. Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng từ năm 2008 trở lại đây với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 20 - 22%.

Nguyên nhân một phần do nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng của người dân trong cả nước, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận ngày càng cao; bên cạnh đó là việc ngành du lịch Hà Nội chú trọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch cộng đồng…phù hợp với thị hiếu khách du lịch trong nước. Điều đó cũng có nghĩa rằng, trong tương lai gần thị trường khách nội địa sẽ đóng vai trị quan trọng trong sự phát triển của du lịch Ba Vì.

Khách du lịch nội địa đến Ba Vì thường là khách đi tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng, công tác…năm sau cao hơn năm trước đặc biệt là vào thời điểm của các dịp đầu năm sau tết âm lịch, lễ hội Đền Và,…Tuy nhiên thời gian lưu trú của khách du lịch còn ngắn, do dịch vụ và chất lượng dịch vụ còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

Khách du lịch nội địa thường là khách đi theo nhóm do các cơng ty du lịch, lữ hành tổ chức, hoặc do các tổ chức cơng đồn của các cơ quan, xí nghiệp tổ chức hoặc tự tổ chức theo các nhóm…Đa phần là khách từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh và các địa phương khu vực Bắc Trung Bộ.

Bảng 1.3. Tình hình khách du lịch đến Ba Vì giai đoạn 2008 - 2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nội địa 933.947 1024340 1547424 1709290 2.208.527 2.441.521 Quốc tế 7162 6290 7935 4222 8473 8479 Tổng 941.109 1.030.630 1.555.359 1.713.512 2.217.000 2.450.000

(Nguồn: Phịng Văn hóa - thể thao du lịch huyện Ba Vì)

1.3.3.2. Thu nhập và giá trị gia tăng du lịch

Thu nhập từ dịch vụ nói chung và du lịch của Ba Vì nói riêng trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể. Tổng giá trị tăng thêm nhóm ngành từ 2.346 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 5.093tỷ đồng năm 2015. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 16,8% và tỷ trọng chiếm 52% .

Theo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Ba Vì nhiệm kỳ 2011 - 2015, tổng doanh thu từ nhóm ngành dịch vụ - du lịch đạt 320tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 34,3%/năm; tổng lượt khách đạt 4.302.400 lượt người, tốc độ tăng bình quân 22,65% .

1.3.3.3. Lao động trong ngành du lịch

Cùng với sự phát triển ngày càng trở thành nền kinh tế mũi nhọn của huyện Ba Vì, tỷ lệ lao động tham gai trong lĩnh vực này ngày càng tăng. Đến nay, tổng số lao động trên địa bàn huyện trong lĩnh vực dịch vụ du lịch là gần 3.000 lao động và trên 1.000 lao động ở các địa phương đến kinh doanh tại các điểm du lịch trong mùa du lịch. Chất lượng phục vụ trong ngành du lịch ngày càng tăng lên, lao động được đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên.

1.3.3.4. Thực trạng mơi trường du lịch ở Ba Vì

Thực tế, trong những năm qua lượng khách đến tham quan và du lịch tại Ba Vì đã tăng lên đáng kể. Bên cạnh việc mang lại hiệu quả đáng kể về tăng nguồn thu cho ngân sách, mở rộng quan hệ giao lưu, tăng thu nhập cho người lao động và góp phần nâng cao mức sống cho người dân địa phương ở những điểm du lịch thì vẫn đề cấp thiết là tình trạng ơ nhiễm mơi trường tại các điểm tham quan du lịch cũng đang báo động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)