KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 49)

3.1. Thành lập bản đồ SKH sức khỏe con ngƣời phục vụ du lịch, nghỉ dƣỡng huyện Ba Vì

3.1.1. Vai trò, ý nghĩa của việc nghiên cứu thành lập bản đồ SKH phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dưỡng

Bản đồ SKH du lịch - nghỉ dưỡng là một bản đồ trong tập bản đồ khí hậu phục vụ cho các mục đích ứng dụng khác nhau. Là bản đồ có ý nghĩa quan trọng, phục vụ đánh giá tài nguyên du lịch, cơ sở khoa học trong quy hoạch du lịch của địa phương cũng như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng.

Ba Vì là địa phương nằm trong địa bàn trọng điểm du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ. Là khu vực phụ cận với trung tâm Hà Nội, nhiều năm nay Ba Vì là địa điểm các cơng ty du lịch lữ hành chú ý khai thác nhiều hơn. Chính vì thế, tài ngun khí hậu trong lành thuận lợi cho mục đích du lịch, nghỉ ngơi dưỡng bệnh là tiềm năng thiên nhiên quý giá cần được điều tra, đánh giá và sử dụng hợp lí.

Việc xây dựng bản đồ SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng ở Ba Vì là một bước cụ thể hóa việc đánh giá tiềm năng khí hậu trên lãnh thổ, tạo điều kiện để kinh tế du lịch có thể phát triển một cách bền vững.

3.1.2. Nguyên tắc thành lập bản đồ SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng

Xuất phát từ quan điểm nghiên cứu xem xét mối quan hệ mật thiết giữa điều kiện khí hậu và điều kiện sinh lí người thì việc xây dựng bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng trước hết phải tuân thủ các nguyên tắc chung sau:

- Bản đồ SKH trước hết phải phản ánh được đặc điểm khí hậu của vùng lãnh thổ nghiên cứu, sự phân hóa chúng trong không gian và theo thời gian.

- Bản đồ SKH cho mục đích du lịch, nghỉ dưỡng phải phản ánh được bản chất của những tác động của các yếu tố khí hậu, thời tiết tới sức khỏe con người trong các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng, làm cơ sở khai thác những lợi thế, hạn chế những bất lợi của khí hậu thời tiết trong phát triển du lịch.

3.1.3. Hệ chỉ tiêu bản đồ SKH phục vụ du lịch, nghỉ dưỡng huyện Ba Vì

3.1.3.1. Nguồn tài liệu

- Các số liệu khí hậu của trạm khí tượng Ba Vì và trạm ở phụ cận là Sơn Tây, số liệu đo mưa của điểm đo mưa Quảng Oai đặt tại thị trấn Tây Đằng. Trong khu vực có ít trạm khí tượng tuy nhiên đối với việc lựa chọn vị trí đặt các trạm khí tượng được lựa chọn theo nguyên tắc đặc trưng cho tính đại diện của số liệu đó ở vùng đồng bằng có thể đánh giá cho bán kính vùng khoảng 50km, ở vùng núi có thể đánh giá cho vùng bán kính khoảng 30km. Các số liệu này có đặc điểm là số năm quan trắc dài từ 30 đến 40 năm và có thể coi là các chuẩn khí hậu. Ngồi các giá trị cho từng chỉ tiêu khí tượng được đo còn đánh giá theo quy luật biến đổi cho từng chỉ tiêu theo yếu tố địa hình. Ngồi ra, tham khảo các nghiên cứu đặc trưng phân bố thảm thực vật Ba Vì của PGS. TS Trần Văn Thụy để so sánh và đánh giá củng cố các dữ liệu sẵn có.

Bảng 3.1: Danh sách các trạm khí tƣợng, trạm đo mƣa khu vực nghiên cứu

Stt Tên trạm Vĩ độ Kinh độ

Độ cao

(m) Loại trạm Ghi chú

1 Quảng Oai 21°12' 105°25' - Đo mưa TT Tây Đằng, H. Ba Vì 2 Bất Bạt 2111' 10519' - Đo mưa X. Sơn Đà, H. Ba Vì 3 Suối Hai 2110' 10523' - Đo mưa X. Cầu Lĩnh. H. Ba Vì

4 Cổ Đằng - - - Đo mưa

5 Ba Vì 2105' 10524' 20 Khí tượng X. Tán Lĩnh, H. Ba Vì 6 Sơn Tây 2108' 10530' 7 Thủy văn TX. Sơn Tây

- Bản đồ nền địa hình huyện Ba Vì tỉ lệ 1:25.000, nguồn Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.

3.1.3.2. Hệ chỉ tiêu của bản đồ SKH

Nhiều cơng trình nghiên cứu về địa lí tự nhiên nói chung và về SKH nói riêng đều khẳng định rằng nhiệt độ và đặc biệt là nhiệt độ trung bình năm có quan hệ rất chặt chẽ với độ cao địa hình của lãnh thổ, do đó để xác định các đai nhiệt độ trên địa bàn huyện Ba Vì chúng tơi sử dụng mối quan hệ giữa nhiệt độ với độ cao địa hình - giảm nhiệt độ với gradien - (0,5-0,6)°C/100m chiều cao địa hình (mục tổng quan đặc điểm khí hậu Ba Vì).

Theo các tài liệu nghiên cứu về đặc điểm SKH vùng Đông Bắc Việt Nam cho thấy số liệu tại các trạm quan trắc trên tồn vùng Đơng Bắc nền nhiệt trên tồn vùng có sự phân hóa theo khơng gian, tùy thuộc vào điều kiện địa lý và điều kiện địa hình. Ở các vùng thấp nhiệt độ trung bình năm khoảng 20 - 230C. Ở vùng núi càng lên cao nhiệt độ càng giảm phù hợp với quy luật giảm nhiệt độ theo chiều cao. Các đai nhiệt độ cũng được xác định tăng dần về độ cao địa hình từ Bắc vào Nam cụ thể tại khu vực Đông Bắc đai 200C được xác định ở khu vực đai địa hình từ 500 - 500m, khu vực chân Hoàng Liên Sơn (phía Đơng) có độ cao địa hình từ 600 - 650m, phía Tây Bắc có đai địa hình ở 700m [30]. Qua phân tích các tài liệu [5, 6, 19] cho thấy khu vực Núi Ba Vì nằm trong đai địa hình từ 550 - 600m và nghiên cứu tình hình phân hóa của điều kiện nền nhiệt độ ở Ba Vì học viên lựa chọn đai nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 220C là khoảng nhiệt độ thích hợp hơn cả cho sức khỏe con người. Những khu vực có nhiệt độ trung bình năm nhỏ hơn 180C hoặc lớn hơn 220C được đưa vào các khu vực tương đối thích hợp bởi những lí do sau:

- Bản thân giá trị nhiệt độ từ 180C trở xuống là nhiệt độ tương đối lạnh và từ 220C trở lên là hơi nóng, cơ thể con người đã bắt đầu các hoạt động điều hòa thân nhiệt, làm ảnh hưởng đến các quá trình trao đổi chất, chuyển hóa…trong cơ thể người.

- Bên cạnh đó, bản thân cơ thể con người cũng là một loại “động vật cao cấp”, con người không chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh một cách thụ động mà con người cịn có khả năng tự thích nghi với điều kiện nhiệt độ ngồi khoảng đã nêu ở trên, do vậy ngồi mức nhiệt độ trên thì có thể coi là tương đối thích hợp.

Đối với con người đặc biệt là với nghỉ dưỡng thì điều kiện mưa - ẩm của lãnh thổ (được biểu hiện thông qua tổng lượng mưa và số ngày nắng nóng…) cũng có tác quan trọng đối với sức khỏe con người và các hoạt động du lịch.

Lượng mưa lớn cũng như số ngày mưa lớn cao cũng có ảnh hưởng bất lợi đối với du lịch. Không ai muốn đi du lịch vào những ngày mưa nhất là những ngày mưa phùn, hơn thế thời tiết mưa phùn ẩm ướt không thực sự tốt để triển khai hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Tương tự hiện tượng sương mù, sương muối cũng gây nhiều khó khăn bất lợi để triển khai các hoạt động du lịch.

Về hiện tượng khơ nóng, các nghiên cứu khí hậu và SKH cho thấy ở Bắc Bộ, trong đó có Ba Vì, thời tiết gió Tây khơ nóng xuất hiện chủ yếu ở các thung lũng, ở địa hình thấp, từ 500 m trở lên khơng cịn thời tiết khơ nóng nữa.

Qua phân tích đặc điểm khí hậu khu vực Ba Vì, kết hợp với các kết quả nghiên cứu thành lập bản đồ SKH sức khỏe con người [28] tôi lựa chọn sử dụng hai yếu tố khí hậu cơ bản nhiệt, ẩm làm chỉ tiêu chính. Ngồi ra, chỉ tiêu phụ sẽ là số ngày nắng nóng để xây dựng bản đồ SKH du lịch, nghỉ dưỡng huyện Ba Vì, tỷ lệ 1/25.000.

a. Hệ chỉ tiêu nhiệt:

Từ các kết quả nghiên cứu về điều kiện nhiệt đối với cơ thể con người [7,11,12], từ các số liệu quan trắc thực tế tại một số trạm của khu vực Ba Vì, sử dụng sự phân hóa nhiệt độ trung bình năm (theo khơng gian, theo độ cao) làm nền nhiệt lãnh thổ có thể phân chia thành 4 cấp nhiệt sau (bảng 3.2):

Bảng 3.2: Phân cấp nhiệt độ trung bình năm

Cấp Tính chất cơ bản Nhiệt độ trung bình năm (0C) Độ cao (m)

I Hơi nóng ≥ 220 C ≤ 160 II Ấm 220C < T ≤ 200 C 160 - 540 III Mát 200C < T ≤ 180 C 540 - 900 IV Hơi lạnh T< 180C > 900

Vì nhiệt độ khơng khí trung bình năm và độ cao địa hình có quan hệ chặt chẽ với nhau, nên có thể dùng độ cao địa hình để phân chia các đai cao là khá chính xác. Cụ thể, ở Ba Vì, những nơi có độ cao tuyệt đối ≤ 160 m đều có nhiệt độ trung bình năm ≥ 220

C; khu vực có độ cao từ 160 - 540 m có nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 220C; khu vực có độ cao tuyệt đối từ 540 - 900 m có nhiệt độ trung bình năm từ 18 - 200C và khu vực có độ cao > 900 m sẽ có nhiệt độ trung bình năm < 18°C.

b. Hệ chỉ tiêu mưa - ẩm:

Theo kết quả đo lượng mưa trung bình tháng và năm được trình bày trong chương 1 cho thấy huyện Ba Vì, đặc biệt là vùng núi Ba Vì là khu vực có lượng mưa trung bình khá so với nhiều nơi ở Đồng bằng Bắc Bộ. Trên cơ sở phân tích quy

luật lượng mưa tăng dần theo độ cao địa hình và mỗi vùng có Gradien tăng khác nhau, tăng theo hướng đón gió khác nhau. Ngồi các kết quả đo mưa tại các trạm đo như đã trình bày, trong các tài liệu về Hà Nội (Dư địa chí Hà Tây và Địa lý Hà Nội) đều đã khẳng định ở khu vực Ba Vì, khu vực lưng chừng núi Ba Vì tại Suối Bơn có lượng mưa 2000mm. Chế độ mưa ẩm của vùng nghiên cứu, kết hợp với các kết quả nghiên cứu về xây dựng hệ thống chỉ tiêu mưa ẩm cho bản đồ SKH sức khỏe con người phục vụ phát triển du lịch, có thể phân chia lượng mưa trung bình năm tại Ba Vì thành các cấp như sau:

Bảng 3.3: Phân cấp lƣợng mƣa năm

Cấp Đặc điểm mưa Lượng mưa năm (Rnăm: mm)

A Mưa nhiều Rnăm > 2000

B Mưa vừa 2000 ≥ Rnăm ≥ 1500

C Mưa ít Rnăm < 1500

Nhằm đánh giá ảnh hưởng của hiện tượng thời tiết đặc biệt – gió Tây khơ nóng đối với sức khỏe con người, nghỉ dưỡng và du lịch, xét phân hóa của hiện tượng khơ nóng ở Bắc Bộ nói chung [10], ở tỉnh Hà Tây nói riêng[28, 29] Ba Vì chúng tơi phân cấp số ngày khơ nóng như sau:

Bảng 3.4: Phân cấp sự xuất hiện của hiện tƣợng nắng nóng

Cấp Độ cao địa hình (m) Biểu hiện

3 ≤ 160 m Nắng nóng trung bình ( 25-30 ngày/năm) 2 160 - 540 m Nắng nóng khơng đáng kể ( < 10 ngày/năm)

1 540 - 900 m Khơng có nắng nóng

1 > 900 m Khơng có nắng nóng

3.1.3.3. Bản đồ SKH phục vụ dân sinh, du lịch và nghỉ dưỡng huyện Ba Vì, tỉ lệ 1:25.000

a. Xây dựng các bản đồ thành phần

Trên cơ sở các số liệu nhiệt độ trung bình năm, qua phân tích phân hóa khơng gian của nhiệt độ, phân tích quan hệ của nhiệt độ và độ cao địa hình, chúng tơi đã xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ trung bình năm huyện Ba Vì.

Trên cơ sở các số liệu về tổng lượng mưa năm, qua phân tích phân bố khơng gian của lượng mưa và quan hệ của lượng mưa với độ cao, hướng sườn của địa hình dãy Ba Vì, chúng tơi đã xây dựng bản đồ phân bố tổng lượng mưa trung bình năm huyện Ba Vì. Ngồi các số liệu đo tại trạm thực tế đặt tại Ba Vì (theo bảng 1.15), học viên còn tham khảo bản đồ lượng mưa của vùng Đông Bắc đặc biệt là tham khảo đối với các vùng lân cận như Vĩnh Phúc, Phú Thọ …để tăng them độ chính xác cho bản đồ được lập.

b. Xây dựng bản đồ SKH

Hệ chỉ tiêu của bản đồ SKH phục vụ du lịch huyện Ba Vì được xây dựng ở dạng ma trận trên cơ sở tổ hợp các chỉ tiêu nhiệt - ẩm, kết hợp với yếu tố phụ là hiện tượng thời tiết nắng nóng (bảng 3.29). Trên thực tế, chúng tôi đã sử dụng phương pháp chồng xếp các bản đồ thành phần (ARCGIS) kết hợp với phân tích phân bố tổ hợp nhiệt ẩm, phân bố không gian của số ngày khơ nóng trên phạm vi tồn vùng, bản đồ SKH huyện Ba Vì đã được xây dựng (hình 3.3).

Kết quả trên lãnh thổ Ba Vì có tất cả 5 loại SKH.

Sau khi lập xong bản đồ SKH huyện Ba Vì trên nền các chỉ tiêu nhiệt độ và lượng mưa và tham khảo [15] thấy được thảm thực vật ở vùng rừng rậm nhiệt đới gió mùa nguyên sinh thường xanh trên núi phân bố ở độ cao địa hình ≥ 700m và tham khảo tài liệu [30] cho thấy với khu vực mưa nhiều có 1500 mm < Rnăm ≤ 2000 mm, ứng với kiểu rừng thường xanh. Như vậy theo (bảng 1.15) tại trạm Ba Vì có Rnăm là 1929mm phù hợp với kiểu SKH IVA1 như trên bản đồ.

3.2. Mô tả các đơn vị SKH huyện Ba Vì

Từ vùng thấp lên vùng cao, từ nơi ít mưa đến nơi mưa vừa, mưa nhiều ở huyện Ba Vì có 5 loại SKH sau:

3.2.1. Loại SKH IC3: SKH nhiệt đới gió mùa (NĐGM) vùng thấp có khí hậu

hơi nóng, mưa ít, nắng nóng trung bình, phân bố ở khu vực đơng bắc huyện Ba Vì,

ven sông Đà, sông Hồng tại địa bàn các xã: Tân Đức, Phú Cường, Cổ Đô, Châu Sơn, Phú Phương, Thị trấn Tây Đằng, Chu Minh, Đơng Quang nhưng nơi có độ cao địa hình dưới 160m. Đặc trưng nền nhiệt hơi nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 22 - 230C, mùa hè nắng nóng khá thường xuyên 25 - 30 ngày nắng nóng/năm. Lượng mưa ít, khoảng 1450mm nhưng dưới 1500mm/năm.

3.2.3. Loại SKH IIB2: SKH NĐGM vùng đồi - đai chân núi có khí hậu ấm,

mưa vừa, nắng nóng khơng nhiều, phân bố ở khu vực bao quanh dãy núi Ba Vì, những nơi có độ cao khoảng từ 160 đến 540m, nhiệt độ trung bình năm khoảng từ 22 - 200C, mùa hè nắng nóng khơng nhiều, dưới 10 ngày nắng nóng/năm. Lượng mưa phổ biến vào khoảng 1500 - 2000mm/năm. Đây là khu vực bắt đầu có sự chuyển dịch của khí hậu, thuận lợi để đặt các nhà nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe và chữa bệnh. Mùa hè khi các loại khí hậu đai I có những ngày khá nóng thì ở loại SKH này (II) đã mát hơn đáng kể, rất thích hợp cho nghỉ dưỡng trong mùa hè. Mùa đông ở độ cao này cũng đã bắt đầu khá lạnh lại nhiều sương mùa do đó thời kỳ này ít thích hợp đối với du lịch, nghỉ dưỡng.

3.2.4. Loại SKH IIIB1: SKH NĐGM vùng núi thấp có khí hậu mát, mưa

vừa, khơng cịn ngày nắng nóng, phân bố thành một dải rộng bao quanh núi Ba Vì

(bên trên đai IIB1) ở độ cao từ 540m trở lên đến 900m. Nhiệt độ trung bình năm khá thấp, khoảng 20 - 180C, khơng cịn ngày nắng nóng, lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 2000mm, nắng nóng khoảng dưới 10 ngày/năm. Ở đai khí hậu này, mùa hè rất mát thậm chí se lạnh, có sưong mù nhưng chỉ vào các giờ buổi sáng, buổi trưa và chiều sương tan, tầm nhìn khơng hạn chế - vẫn cịn khá thích hợp cho du lịch tìm hiểu tự nhiên - VQG Ba Vì.

3.2.5. Loại SKH IVA1: SKH NĐGM vùng núi thấp - núi trung bình có khí

hậu hơi lạnh, mưa nhiều, khơng có nắng nóng, phân bố ở phía tây nam huyện Ba

Vì, phần gần đỉnh Ba Vì, những nơi có độ cao từ 900 m trở lên. Khí hậu đặc trưng là mát lạnh mùa hè, mùa đơng lạnh, nhiệt độ trung bình năm dưới 180C, khơng cịn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 49)