.8 Hình ảnh Du lịch Trang trại đồng quê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 75 - 84)

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và đề xuất sử dụng hợp lý tài nguyên SKH, tài nguyên sẵn có của địa phương để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch tại các điểm du lịch huyện Ba Vì, để việc khai thác ngày càng hiệu quả cần xác định tuyến du

lịch ngoài việc thu hút khách du lịch trong nội tỉnh còn tạo sức hút với du khách ngoại tỉnh và khách quốc tế. Trong phạm vi nghiên cứu, học viên đề xuất các tuyến du lịch có thể khai thác trên địa bàn huyện Ba Vì như sau:

* Tuyến du lịch trong phạm vi Huyện Ba Vì:

- Tuyến du lịch Vườn Quốc Gia Ba Vì:

- Tuyến du lịch các điểm thuộc sườn đơng núi Ba Vì: Ao Vua, khoang Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn - Suối Ngà - Khu Du lịch Long Việt - hồ Tiên Sa.

- Tuyến du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại các điểm du lịch thuộc khu vực Hồ Suối Hai và vùng phụ cận: Khu di tích lịch sử K9 (Đá Chông) – Tắm khống nóng Thuần Mỹ - Hồ Suối Hai.

- Tuyến du lịch tham quan khu vực Rừng nguyên sinh Bằng Tạ: Khu di tích lịch sử K9 (Đá Chơng) - Hồ Suối Hai - Vườn Cị Ngọc Nhị.

- Tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử - làng nghề truyền thống kết hợp tắm khống nóng Thuần Mỹ.

- Tuyến du lịch tham quan học tập tại các trang trại sinh thái nông nghiệp: Tham quan Làng chè Ba Trại - Làng thảo dược người Dao - Trang trại đồng quê...kết hợp nghỉ dưỡng với học tập nghiên cứu.

* Các tuyến du lịch liên huyện:

Hà Nội - Sơn Tây (lễ đền Và, Chùa Mía) - Tham quan Làng Cổ Đường Lâm - Ba Vì.

Hà Nội - Chùa Thầy (Quốc Oai) - Chùa Tây Phương (Thạch Thất) hoặc các làng nghề truyền thống của huyện Thạch Thất - Ba Vì (khu di tích K9) hoặc các điểm du lịch của huyện Ba Vì.

* Các tuyến du lịch liên tỉnh:

Hà Nội - Tam Đảo, Tây Thiên (Vĩnh Phúc) - Làng Cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) - các điểm du lịch thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) - Hà Nội.

Hà Nội - Sơn Tây (Đền Và, Chùa Mía, Làng cổ Đường Lâm) - Ba Vì (các điểm du lịch Ba Vì như đề xuất ở trên) - Phú Thọ (khu du lịch Đảo Ngọc Xanh, tắm khoáng La Phù, Thanh Thủy).

+ Đối với cac tuyến du lịch trong phạm vi huyện Ba Vì có thể đi trong ngày hoặc lưu trú đều được.

+ Đối với các tuyến du lịch liên huyện, liên tỉnh du khách có thể lựa chọn lịch trình đi từ 2 đến 3 ngày.

3.6. Định hƣớng khai thác tài nguyên SKH huyện Ba Vì phục vụ phát triển du lịch, nghỉ dƣỡng và phát triển kinh tế - xã hội

3.6.1. Lựa chọn loại hình du lịch phù hợp và khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch huyện Ba Vì hoạt động du lịch huyện Ba Vì

Theo quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hà Nội đến năm 2030 cho thấy định hướng phát triển du lịch huyện Ba Vì đã được đề xuất trên cơ sở sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên SKH của huyện. Trong đó tập trung ưu tiên phát triển Du lịch

cuối tuần, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái. Có thể thấy đây là

những loại hình du lịch khai thác triệt để tài nguyên SKH cũng như các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khác của huyện.

Cùng với lợi thế là sự phân hóa khí hậu vùng núi Ba Vì, trên địa bàn huyện cịn có một hệ thống hồ, suối phong phú như: hồ Suối Hai, Ao Vua, Suối Ổi ….là cơ sở tốt để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng vùng núi - hồ. Kết hợp với lợi thế đặc biệt của một địa phương gần với thủ đô Hà Nội, điều kiện giao thơng đi lại tốt, có mỏ khống nóng Thuần Mỹ nên Ba Vì hội tụ nhiều thuận lợi cho việc tổ chức nghỉ dưỡng cuối tuần phục hồi sức khỏe bằng các hoạt động leo núi - tắm khống - nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, khắc phục tính thời vụ do sự phân mùa của khí hậu thì việc đa dạng hóa sản phẩm, loại hình du lịch là yêu cầu cấp bách đối với du lịch Ba Vì trong những năm tới.

3.6.2. Một số kiến nghị giải pháp chính để khai thác tốt tài nguyên SKH huyện Ba Vì đối với du lịch phục vụ phát triển kinh tế xã hội huyện Ba Vì đối với du lịch phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Có tiềm năng du lịch nhân văn, sinh thái, tâm linh, nghỉ dưỡng, huyện Ba Vì đang tập trung đầu tư để đưa du lịch thành ngành kinh tế trọng điểm. Tuy nhiên, lượng khách đến với Ba Vì chưa tương xứng với tiềm năng. Cụ thể, khách đến sườn Tây, sườn đơng núi Ba Vì chủ yếu là khách du lịch trong nước, đến và đi trong ngày, khách lưu trú hầu như khơng có. Hồ Suối Hai đẹp và nên thơ nổi tiếng nhưng

do thiếu vốn đầu tư cộng với đội ngũ nhân lực chưa đủ mạnh nên hoạt động du lịch ở khu vực này cịn nhiều hạn chế. Loại hình du lịch duy nhất ở Hồ Suối Hai mới là đưa khách ra đảo bằng ca nô. Hệ thống nhà nghỉ, nhà khách ở hồ Suối Hai cũng chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguồn khoáng Thuần Mỹ được phát hiện từ năm 1999 nhưng việc khai thác vẫn mang tính tự phát. Hơn thế, hệ thống di lích lịch sử, văn hóa cùng những giá trị văn hóa phi vật thể hết sức độc đáo, hấp dẫn cũng chưa thu hút được khách du lịch đến lưu trú.

Để đưa du lịch Ba Bì phát triển, từ nay đến năm 2020, huyện Ba Vì sẽ xây dựng các trung tâm du lịch đồng bộ và phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch như: Du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tại các điểm du lịch, hình thành 3 vùng du lịch trọng điểm tại chân núi Ba Vì, hồ Suối Hai, khu vực suối nóng và vùng sơng Tích.

Đối với du lịch nghỉ dưỡng: đề xuất những định hướng phát triển các loại

hình du lịch nghỉ dưỡng vùng núi, xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh ở trên núi Ba Vì, phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp núi - hồ.

Du lịch sinh thái vùng núi - Vườn quốc gia Ba Vì: kết hợp với Ban quản lý

Vườn Quốc gia xây dựng trung tâm du lịch sinh thái ở tại Vườn quốc gia Ba Vì. Đào tạo hướng dẫn viên du lịch có đủ trình độ chun mơn, nghiệp vụ phát triển loại hình du lịch sinh thái này.

Đầu tư hạ tầng vật chất, kỹ thuật - CSLT: mục đích hạn chế ảnh hưởng bất lợi của điều kiện SKH địa phương vào những thời điểm thời tiết nóng nực, oi bức trong mùa hè, thời tiết mưa phùn, ẩm ướt vào đầu xuân, mùa lễ hội…

Đầu tư phát triển du lịch là giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy chất lượng dịch vụ du lịch Ba Vì, nó góp phần khắc phục điểm yếu mà du lịch Ba Vì đang mắc phải. Tăng cường đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật (khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơng tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên…) tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của tỉnh là giải pháp quan trọng đưa du lịch Ba Vì xứng với tiềm năng.

Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch bổ trợ, ưu tiên phát triển du lịch cộng đồng: Ngồi sản phẩm du lịch mũi nhọn, Ba Vì cần đầu tư các sản phẩm du lịch bổ

trợ. Duy trì và khai thác mạnh tiềm năng, thu hút khách du lịch từ hoạt động thăm quan trang trại, các vùng canh tác nông nghiệp, giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng vùng miền bằng các tuyến du lịch trang trại đồng quê. Loại hình du lịch cộng đồng thời gian gần đây được coi là sản phẩm du lịch nổi bật của Ba Vì, thu hút lượng khách du lịch đông đảo tập trung vào đối tượng học sinh vừa kết hợp giã ngoại, học tập tham quan được các bậc phụ huynh quan tâm và ủng hộ. Do đó cần đẩy mạnh khai thác các tuyến du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với tài nguyên SKH như đã phân tích, đánh giá khai thác kết hợp và đưa hoạt động tắm thuốc truyền thống của người Dao vào hoạt động du lịch nghỉ dưỡng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn định hướng du lịch cộng đồng tại các Bản của người dân tộc xung quanh Vườn Quốc Gia Ba Vì và các làng nghề truyền thống để khai thác thế mạnh du lịch cộng đồng…Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo cịn có tác dụng thu hút thêm các thị trường khách mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định, tăng cường khả năng chống đỡ với những diễn biến phức tạp của thị trường du lịch (khủng hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh….). .

Tăng cường công tác quảng bá du lịch: đây chính là giải pháp mang tính chiến lược trong việc đưa hình ảnh du lịch Ba Vì gần hơn với du khách trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trên cơ sở mục tiêu, nội dung và các kết quả nghiên cứu, luận văn có một số kết luận như sau:

1.1. Qua kết quả nghiên cứu đặc điểm, tài nguyên SKH khu vực nghiên cứu, luận văn đã thành lập được bản đồ SKH huyện Ba Vì, tỷ lệ 1/25.000 với hệ thống chỉ tiêu chính là hai yếu tố nhiệt, ẩm trung bình năm (nhiệt độ và tổng lượng mưa trung bình năm) và chỉ tiêu phụ là số ngày nắng nóng (biểu hiện thời tiết cực đoan). Kết quả trên địa bàn huyện Ba Vì có 5 loại SKH từ SKH NĐGM vùng thấp hơi nóng, ít mưa, nắng nóng trung bình (IC3) hoặc SKH hơi nóng, mưa trung bình, nắng nóng trung bình (IB3), đến SKH NĐGM vùng đồi núi thấp khí hậu ấm hoặc mát, mưa vừa, nắng nóng khơng đáng kể (IIB2, IIIB2) và SKH NĐGM vùng núi trung bình mưa nhiều khơng có khơ nóng (IVA1).

1.2. Đánh giá đặc điểm SKH huyện Ba Vì phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng, kết quả như sau:

- Đánh giá chung (theo các đặc trưng trung bình năm) SKH Ba Vì ở những khu vực thấp nói chung thuộc loại Rất thuận lợi - Thuận lợi, ngoại trừ các yếu tố sau: mùa hè quá nóng, trong năm nhiều ngày đầy mây.

- Đánh giá tổng hợp (theo các đặc trưng trung bình tháng trong năm) SKH Ba Vì ở những khu vực thấp Rất thuận lợi là các tháng IX - XI; Thuận lợi là các tháng XII năm trước đến tháng II năm sau và các tháng III - V; Ít thuận lợi là trong tháng II do thời tiết lạnh ẩm và các tháng VI - VIII do thời tiết quá nóng và ẩm.

- Đánh giá tổng hợp tài nguyên SKH huyện Ba Vì (theo các loại SKH - theo đai cao) cho thấy Rất thích hợp là các loại SKH IIB2 và IIIB1; Thích hợp là các loại SKH IC3 và IB3; cịn Ít thích hợp chỉ có loại SKH IVA1.

1.3. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên SKH huyện Ba Vì để khai thác du lịch theo mùa vụ trong năm theo từng vùng lãnh thổ:

là IX - XI; thời kỳ thích hợp là XII - I, và Ít thích hợp là II (thời tiết lạnh ẩm) và III - V (thời tiết quá nóng ẩm).

- Khu vực lưng chừng núi Ba Vì (SKH IIb1 và IIIB1) rất thuận lợi là các tháng IX - XI, thuận lợi là các tháng còn lại trong năm, ngoại trừ tháng II - ít thuận lợi.

- Khu vực núi cao trên 900 m của Ba Vì, thời kỳ thuận lợi: IV - X. Thời kỳ ít

thuận lợi: XI - III.

Từ đó đề xuất khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu, đề xuất mùa vụ khai thác du lịch hợp lý, nhằm phát huy lợi thế về sự phân hóa khí hậu theo đai cao ở khu vực núi Ba Vì, hạn chế những bất lợi tiềm ẩn của khí hậu thời tiết trên tồn huyện.

1.4. Trên cơ sở nghiên cứu SKH huyện Ba Vì phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững do đó cần phải kết hợp nhiều yếu tố đó là phát huy lợi thế sẵn có đó là các nguồn tài nguyên (tài nguyên SKH, tài nguyên đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa…); khắc phục những hạn chế (đưa ra các biện pháp ứng phó với các hiện tượng thời tiết, các yếu tố và các thời điểm trong năm ít phù hợp với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đồng thời phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường để khơng làm tổn hại, suy thối các nguồn tài ngun có như vậy sự phát triển mới hướng đến một nền một nền kinh tế bền vững.

2. Kiến nghị

Để đạt được kết quả như vậy tác giả đưa ra một số kiến nghị nhằm phát triển huyện Ba Vì theo hướng sinh thái như sau:

- Tận dụng nguồn tài nguyên SKH trên toàn địa bàn huyện theo đánh giá của Luận văn để đề xuất sử dụng hợp lý phục vụ phát triển cho du lịch và mục đích cuối cùng là tăng trưởng kinh tế địa phương theo hướng bền vững.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để xây dựng và phát triển các sản phẩm du

lịch: du lịch văn hoá, lễ hội, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí có chất lượng cao, tạo liên kết tua du lịch vùng, thu hút du khách với khả năng chi tiêu cao. Đồng thời nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, các loại hình du lịch và các dịch vụ du lịch sẵn có.

- Quảng bá, giáo dục nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ ngành du lịch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu Tiếng Việt.

1. Bộ xây dựng (2008), Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng (Phần 1)

QCXDVN 02: 2008/BXD.

2. Phạm Văn Công (2008), Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu, đánh giá điều kiện SKH đối với sức khỏe con người và phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc”. Khoa

Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

3. Trương Quang Hải (Tổng chủ biên) và nnk (2010), Atlas Thăng Long Hà Nội,

NXB Hà Nội.

4. Nguyễn Cao Huần (2008), Đánh giá cảnh quan theo quan điểm kinh tế sinh thái,

NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Vũ Tự Lập (1976), Phân vùng cảnh quan Miền Bắc Việt Nam, NXB Khoa học

Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Vũ Tự Lập (1978), Cảnh quan địa lý Miền Bắc Việt Nam, NXB. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Trần Việt Liễn (1993), Khí hậu với vấn đề tổ chức lao động, nghỉ ngơi và du

lịch trên lãnh thổ Việt Nam, Tổng luận Tổng cục Khí tượng Thủy văn Hà Nội. 8. Đặng Duy Lợi (1992), Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài

nguyên thiên nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch, Luận án

PTS khoa học Địa lí - Địa chất, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

9. Phạm Đức Nguyên 2002, Kiến trúc SKH thiết kế SKH trong kiến trúc Việt

Nam, NXB Xây dựng Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu (2013), Khí hậu và tài nguyên khí hậu

Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Đào Ngọc Phong (1972), Thời tiết và bênh tật, NXB Y học, Hà Nội.

12. Đào Ngọc Phong (1980), Các chỉ tiêu sinh lý người Việt Nam, NXB Y học, Hà

Nội.

13. Phịng Địa lý Khí hậu (2015), Số liệu lưu trữ khí hậu. Viện Địa Lý, Viện Hàn

14. Nguyễn Viết Thịnh (Chủ biên) và nnk (2015), Địa lý Hà Nội (Bản thảo 1), NXB

Hà Nội.

15. Trần Văn Thụy, Bản đồ đa dạng hệ sinh thái vùng Ba Vì - Sơn Tây.

16. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1980), Khí hậu với đời sống (Vấn đề cơ sở

của sinh khí hậu), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Tổng cục Khí tượng Thủy văn (1980), Số liệu khí tượng thủy văn Việt Nam tập

1. Chương trình tiến bộ KHKT cấp nhà nước 42A.

18. Trung tâm tư liệu Khí tượng Thủy văn (2004), Số liệu khí hậu, giai đoạn 1971-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, sử dụng hợp lý tài nguyên sinh khí hậu huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 75 - 84)