CHƯƠNG 2 : THỰC NGHIỆM
2.5. XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP
2.5.1. Xác định LOD, LOQ của phương pháp:
Khi đã lựa chọn được các mảnh ion dùng để định lượng paraben và các yếu tố điều kiện sắc ký khác, giới hạn phát hiện của thiết bị ̣(IDL) và giới hạn định lượng của thiết bị (IQL) được xác định từ thực nghiệm bằng cách tiến hành pha các nồng độ từ cao đến thấp với mỗi paraben sau đó bơm từng nồng độ thấp dần vào máy. Đến khi thu được tín hiệu cao gấp khoảng 3 lần đường nền thì từ giá trị nồng độ bơm vào máy khi đó kết hợp với thể tích dung dịch chuẩn được bơm vào máy có thể xác định giới hạn phát hiện của thiết bị (IDL) đối với từng paraben. Từ giá trị IDL vừa xác định được có thể xác định giá trị giới hạn định lượng của thiết bị (IQL) theo công thức: IQL = IDL x 3. Kết quả khảo sát được đưa ra trong mục 3 tại bảng 3.2. IDL và IQL của paraben. Tiếp theo, giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL) hay còn gọi là LOD được xác định dựa trên IDL kết hợp với khối lượng mẫu và quá trình xư lý mẫu (pha lỗng, cơ đặc,….). Giới hạn định lượng của phương pháp (MQL) hay LOQ được xác định theo công thức: MQL = 3 x MDL. Kết quả được đưa ra ở bảng 3.7. MDL và MQL của các paraben.
2.5.2. Dựng đường chuẩn
Tiếp theo, sau khi các điều kiện thích hợp của thiết bị để phân tích định lượng paraben đã được xác định. Tiến hành xây dựng đường chuẩn cho từng paraben với dãy nồng độ chất chuẩn được pha như ở mục 2.1.1 và với mỗi điểm nồng độ trong đường chuẩn được bơm lặp lại. Kết quả thu được đường chuẩn đưa ra trong mục 3 tại Bảng 3.6. Phương trình đường chuẩn của các paraben và phụ lục 1: Đường chuẩn của các paraben. Yêu cầu của phương pháp phân tích đối với đường
chuẩn đó là đường chuẩn phải có hệ số hồi quy tuyến tính R2 ≥ 0,995.
Nhằm đánh giá giá trị sử dụng của phương pháp có thể áp dụng để định lượng paraben trong mẫu bụi hay không độ lặp lại và độ đúng của phương pháp đã được khảo sát như sau: Tiến hành đồng thời 7 mẫu thêm chuẩn tại điểm 10 µg/L
vào mẫu trắng ̣̣(Na2SO4) bằng cách hút chính xác 1mL dung dịch chuẩn hỗn hợp 10
µg/L thêm vào mẫu trắng trộn đều, để ổn định trong khoảng 30 phút. Tiến hành xử lý theo quy trình đã được chuẩn hóa và đo mẫu song song với mẫu trắng (Na2SO4). Sau đó, đưa ra hàm lượng thực tế thu được (đã trừ mẫu trắng) sau quá trình xử lý mẫu và tiến hành sắc ký nhằm xác định độ thu hồi của phương pháp. Bên cạnh đó, cũng xác định độ lệch chuẩn tương đối (RSD) nhằm đánh giá độ lặp lại của phương pháp. Kết quả thu được của độ thu hồi và độ lặp lại phải đáp ứng được yêu cầu của phương pháp theo AOAC khuyến nghị:
Bảng 2. 3. Độ lặp lại và độ thu hồi chấp nhận dựa trên các nồng độ khác nhau
Nồng độ RSDr (độ lặp lại) Độ thu hồi (%) 100% 1.3 98-102 10% 1.9 98-102 1% 2.8 97–103 0.10% 3.7 95–105 100 ppm 5.3 90–107 10 ppm 7.3 80–110 1 ppm 11 80–110 100 ppb 15 80–110 10 ppb 21 60–115 1 ppb 30 40–120