Các điều kiện đo phổ hấp thụ của nguyên tử mangan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số dạng mangan trong chè (Trang 46)

Nguyên tố phân tích Các yếu tố Mn Thông s máy đo Vạch phổ hấp thụ (nm) 279,5 Khe đo (nm) 0,2

Cường độ dòng đèn (%Imax) (mA) 12,0 Lưu lượng khí nén (99,9%) (l/phút) 10,0 Lưu lượng khí C2H2 (99,9%) (l/phút) 2,0

Chiều cao Burner (mm) 7,0

3.2. Khảo sát ảnh hƣởng của các điều kiện chiết điểm mù: 3.2.1. Ảnh hƣởng của pH: 3.2.1. Ảnh hƣởng của pH:

thành phức kim loại với thuốc thử và hiệu suất chiết phụ thuộc vào pH. Vì vậy, ảnh hưởng của pH vào độ nhạy và thông số chiết được kiểm tra. Để khảo sát ảnh hưởng của pH đến quá trình chiết điểm mù, chúng tôi tiến hành với mẫu chuẩn Mn 5,0ppm. Quy trình thực nghiệm như sau: Hút 0,5ml dung dịch chuẩn Mn 5,0ppm thêm 0,5ml 8-hydroxyquinoline 5.10-3M, thêm 0,5ml Triton X-100 4,0%, thêm 1,0ml NaCl 5,0%. Sau đó thêm 1,0ml dung dịch đệm với pH thay đổi 7,8,9,10 và 11. Sau đó, định mức đến vạch và đun cách thủy ở 90oC trong 110 phút. Sau đó, lấy ra ly tâm 10 phút, làm lạnh 15 phút. Tách lấy phần nhớt để phân tích hàm lượng Mn bằng phương pháp F-AAS. Các kết quả khảo sát được ra ở bảng sau:

Bảng 3.5: Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của pH vào hiệu suất chiết điểm mù STT pH Hiệu suất chiết (E%)

1 7 20,0

2 8 25,2

3 9 67,0

4 10 66,8

5 11 67,5

Kết quả bảng 3.5 và hình 3.1 cho ta thấy pH có ảnh hưởng tới hiệu suất chiết của mangan. Khi pH<9 thì hiệu suất chiết thấp chỉ đạt 2,5% và khi pH=9 thì hiệu suất thu hồi đạt 67,0%, nếu tiếp tục tăng pH lên 11 thì độ thu hồi khơng tăng nữa và đạt giá trị ổn định tại hiệu suất thu hồi 67,5%. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất chiết Mn là do, đầu tiên Mn hình thành phức với 8-hydroxyquinoline, sau đó hợp chất phức này tan trong đầu kỵ nước của chất hoạt động bề mặt. Khi pH thấp khả năng phân ly của 8-hydroxyquinoline thấp do hợp chất này có pKa1=5,13 và pKa2=9,89 dẫn đến khả năng tạo phức của Mn với 8-hydroxyquinoline thấp và hiệu suất chiết thấp. Khi tăng pH>9 thì khả năng tạo phức của Mn với 8- hydroxyquinoline tăng dẫn đến hiệu suất chiết tăng. Do vậy trong các nghiên cứu tiếp theo pH chiết mẫu được lựa chọn là 10.

3.2.2. Ảnh hƣởng của nồng độ 8-hydroxyquinoline

Hiệu suất chiết phụ thuộc vào sự hình thành phức, động học của sự hình thành phức và sự chuyển hóa khối lượng giữa các pha. Vì vậy, ảnh hưởng của nồng độ 8- hydroxyquinoline đến hiệu suất chiết điểm mù của Mn (II) được nghiên cứu. Chúng tôi tiến hành với mẫu chuẩn Mn 5,0ppm. Quy trình thực nghiệm như sau: Hút 0.5ml Mn 5,0ppm thêm 0,5ml Triton X-100 4,0%, 1,0ml NaCl 5,0%, và 1ml đệm pH với pH = 10. Sau đó, thêm những thể tích khác nhau 0,25ml, 0,5ml, 1,0ml, 1,25ml, 1,5ml, 1,75ml, 2,0ml, 2,5ml của dung dịch 8-hydroxyquinoline 5.10-3M. Định mức dung dịch đến 10,0ml và tiến hành như 3.2.1.

Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ 8-hydroxyquinoline đến hiệu suất chiết

STT 8-hydroxyquinoline 5.10-3M (ml) Hiệu suất chiết (E%)

1 0,25 32,9 2 0,50 62,8 3 1,00 73,2 4 1,25 73,2 5 1,50 73,2 6 1,75 73,2 7 2,00 73,2 8 2,50 73,2

Hình 3.2: Đồ thị ảnh hƣởng của nồng độ 8-hydroxyquinoline vào hiệu suất chiết

Qua hình 3.2 có thể thấy thể tích của 8-hydroxyquinoline 5.10-3M có ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chiết của Mn. Với sự tăng thể tích của 8-hydroxyquinoline 5.10-3M, độ thu hồi tăng dần và đạt cực đại (73,2%) khi thể tích của 8-

hydroxyquinoline 5.10-3M là 1,0ml. Hiệu suất chiết Mn tăng khi tăng thể tích 8- hydroxyquinoline là do Mn tạo phức hồn tồn với thuốc thử và hịa tan trong chất hoạt động bề mặt. Trong các nghiên cứu tiếp theo thể tích của 8-hydroxyquinoline 5.10-3M được lựa chọn là 1ml. .

3.2.3. Khảo sát ảnh hƣởng của chất hoạt động bề mặt Triton X-100

Hàm lượng của Triton X-100 khơng chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả chiết mà cịn tăng thế tích pha giàu chất hoạt động bề mặt. Sự ảnh hưởng của lượng TritonX-100 4,0% (w/v) vào chiết điểm mù là được nghiên cứu trong khoảng thể tích 0,12- 2,00ml và giữ nguyên các điều kiện khác. Hút 5,0ml Mn 5,0ppm thêm 1,0ml 8- hydroxyquinoline 5.10-3M, thêm 1,0ml NaCl 5,0%. Sau đó thêm 1,0ml đệm pH với pH = 10. Kết quả khảo sát được chỉ ra ở bảng sau:

Bảng 3.7: Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ Triton X-100 vào hiệu quả chiết

STT TritonX-100 4,0% (ml) Hiệu suất chiết (E%)

1 0,12 74,0 2 0,25 79,4 3 0,50 74,1 4 0,75 56,6 5 1,00 43,6 6 1,25 31,2 7 1,50 28,8 8 2,00 26,0

Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu suất chiết tăng dần và chúng đạt giá trị lớn nhất (79,4%) khi sử dụng 0,25 ml Triton X-100. Với thể tích 0,12ml hiệu suất chiết chỉ đạt 74% do lượng chất hoạt động bề mặt khơng đủ để hịa tan phức. Tuy nhiên khi thể tích chất hoạt động bề mặt lớn hơn 0,25ml hiệu suất lại có xu hướng giảm mạnh và chỉ đạt 26% tương ứng với thể tích Triton X-100 là 2,0ml. Nguyên nhân của sự giảm này là do độ nhớt của pha giàu chất hoạt động bề mặt tăng, dẫn tới làm giảm tốc độ hút mẫu và vì vậy tín hiệu phân tích thấp.

3.2.4. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ và thời gian ủ

Nhiệt độ và thời gian ủ là hai yếu tố cần thiết để phản ứng xảy ra hoàn toàn và sự phân tách pha dễ dàng và hoàn toàn, hiệu quả làm giàu cao. Để lựa chọn được điều kiện tối ưu với thời gian ủ ngắn nhất và nhiệt độ thấp nhất. Hai yếu tố ảnh hưởng trên được khảo sát trong khoảng 60-100oC và 50-140 phút.

Kết quả đạt được chỉ ra trong các bảng và hình sau:

Bảng 3.8: Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nhiệt độ tới hiệu suất chiết STT Nhiệt độ (oC) Hiệu suất chiết (E%)

1 70 12,0

2 80 71,2

3 90 81,6

4 100 81,8

Bảng 3.9. Ảnh hƣởng của thời gian ủ vào hiệu suất chiết

STT Time ủ (min) Hiệu suất chiết (E%)

1 50 46,0 2 65 52,0 3 80 63,6 4 95 68,8 5 110 78.6 6 125 81,4 7 140 81,0

Hình 3.5: Đồ thị ảnh hƣởng của thời gian ủ vào hiệu suất chiết

Từ hình 3.4 có thể thấy tại nhiệt độ thấp hơn 80oC hiệu suất chiết thấp do nhiệt độ đó dưới nhiệt độ của điểm mù dẫn đến sự phân tách của 2 pha là khơng hồn toàn. Tuy nhiên khi nhiệt độ lớn hơn 80oC độ thu hồi tăng dần và đạt giá trị lớn nhất khi nhiệt độ trên 90oC. Do vậy trong các nghiên cứu tiếp theo nhiệt độ phản ứng được giữ ở 90oC.

Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian ủ được trình bày trong hình 3.5 cho thấy hiệu suất chiết điểm mù của Mn tăng dần trong khoảng thời gian 50-110 phút, sau đó thay đổi khơng đáng kể.

Như vậy, nhiệt độ 90oC và thời gian ủ 110 phút là điều kiện tối ưu để quy trình chiết đạt hiệu quả chiết cao.

3.2.5. Khảo sát ảnh hƣởng của lực ion

Để khảo sát ảnh hưởng của lực ion, chúng tôi tiến hành với mẫu chuẩn Mn 5,0ppm. Quy trình thực nghiệm như sau: Hút 0.5ml Mn 5,0ppm thêm 1,0ml 8- hydroxyquinoline 5.10-3M thêm 0,5ml Triton X-100 4,0%, và 1ml đệm pH với pH = 10. Sau đó, thêm lần lượt những nồng độ khác nhau 1%, 3%, 5%, 7%, 9% của 1ml dung dịch NaCl. Định mức dung dịch đến 10,0ml và tiến hành như 3.2.1.

Sự tăng hàm lượng chất điện ly sẽ làm tăng nhiệt độ sôi và làm giảm nhiệt độ đông đặc của dung dịch, các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy, sự tăng hàm lượng chất điện ly sẽ làm giảm nhiệt độ điểm mù của chất hoạt động bề mặt do các ion NaCl đã loại nước của nhóm ethoxy trong chất hoạt động bề mặt [28]. Sự tăng nồng độ mixen làm tăng sự hịa tan của chất phân tích dẫn đến hiệu suất chiết được tăng lên. Ảnh hưởng của lực ion vào hiệu suất chiết được đưa ra ở bảng 3.10

Bảng 3.10. Khảo sát ảnh hƣởng của lực ion STT % NaCl Hiệu suất chiết (E%)

1 1 25,0

2 3 57,0

3 5 81,4

4 7 61,6

5 9 48,5

Kết quả trình bày trong hình 3.6 cho thấy hiệu suất chiết tăng dần từ 25,0% đến 81,0% khi tăng nồng độ của dung dịch NaCl từ 1,0% đến 5,0% . Do nồng độ muối làm tăng cường q trình mất nước của nhóm ethoxy trên bề mặt của mixen, vì vậy làm tăng nồng độ của mixen và khi đó q trình hịa tan chất phân tích vào mixen nhiều hơn dẫn đến làm tăng hiệu suất chiết. Tuy nhiên khi sử dụng nồng độ NaCl lớn hơn 5,0% lại làm giảm hiệu suất chiết.

Nồng độ tối ưu của chất điện ly NaCl cho hiệu quả chiết cao nhất là 1,0ml NaCl 5,0% (w/v).

3.2.6. Ảnh hƣởng của thời gian ly tâm

Thời gian ly tâm là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất chiết điểm mù. Sự tách pha sẽ khơng được hồn tồn nếu thời gian ly tâm quá ngắn. Do đó, chúng tơi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của thời gian ly tâm trong khoảng 2-15 phút với tốc độ ly tâm 3000 vòng/phút

Kết quả khảo sát là được chỉ ra ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của thời gian ly tâm STT Time ly tâm (min) Hiệu suất chiết (E%)

1 2 32,5 2 4 41,0 3 6 56,4 4 8 82,4 5 10 84,0 6 15 82,0

Hình 3.7: Đồ thị khảo sát ảnh hƣởng của thời gian ly tâm

Kết quả bảng 3.11 và hình 3.7 cho thấy hiệu suất chiết tăng dần khi tăng thời gian ly tâm và đạt giá trị cao nhất 84% tương ứng với thời gian 10 phút. Sau khi ly tâm 15 phút hiệu suất chiết có sự giảm nhẹ xuống 82%. Như vậy, thời gian ly tâm tối ưu được lựa chọn là 10 phút.

Bảng 3.12: Bảng tóm tắt các điều kiện tối ƣu của quy trình chiết điểm mù.

STT Các điều kiện tối ƣu Đơn vị Thông số Ghi chú

1 pH 10,0

2 Nồng độ 8-hydroxyquinoline 5.10-3M ml 1,0

3 Triton X-100 4,0% ml 0,25

4 Nhiệt độ ủ oC 90

5 Thời gian ủ min 110

6 Nồng độ NaCl (1,0 ml) % 5,0

3.3. Xây dựng đƣờng chuẩn xác định dạng mangan trong nƣớc chè

Pha một dãy các dung dịch có nồng độ Mn2+ lần lượt tương ứng: 0 mg/l; 0.5mg/l; 1mg/l; 2mg/l; 3 mg/l; 4µg/l; 5mg/l từ dung dịch chuẩn Mn2+ 1000 ppm của Merk. Quy trình thực nghiệm như sau: Hút lần lượt trong mỗi dung dịch trên 0.5 ml Mn : 0 mg/l; 0.5mg/l; 1mg/l; 2mg/l; 3 mg/l; 4µg/l; 5mg/l thêm 1ml 8- hydroxyquinoline 5.10-3M , thêm 0,25ml Triton X-100 4,0%, thêm 1,0ml NaCl 5,0%. Sau đó thêm 1,0ml dung dịch đệm với pH =10. Cuối cùng, pha loãng tới 10,0 ml và đun cách thủy ở 90oC trong thời gian 110 phút. Sau đó ly tâm trong thời gian 10 phút với tốc độ 3000 vòng/phút, làm lạnh dung dịch với nước đá trong 15 phút. . Sau đó, pha nhớt của dung dịch là được pha loãng với HNO3 0,1M tới thể tích cuối cùng là 1,0ml. Tiến hành ghi đo phổ hấp thụ nguyên tử của mangan theo kỹ thuật ngọn lửa ta được bảng kết quả sau:

Bảng 3.13: Sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào nồng độ Mn2+

STT Nồng độ (mg/l) Độ hấp thụ (A) 1 0,00 0,004 2 0,25 0,016 3 0,50 0,032 4 1,00 0,062 5 1,50 0,093 6 2,00 0,127 7 2,50 0,162

Hình 3.8: Đƣờng chuẩn xác định mangan

Đường chuẩn trên hình 3.8 có hệ số tương quan là 0,9985

Khoảng tuyến tính của đường này trong khoảng từ từ 0 mg/l đến 2,5 mg/l. Đường chuẩn này được sử dụng trong quá trình xác định mangan tổng chiết, xác định mangan dạng tự do và phức yếu, xác định mangan ở dạng liên kết flavonoit trong nước chè

3.4. Xác định giới hạn phát hiện của phƣơng pháp.

Giới hạn phát hiện là nồng độ thấp nhất có thể phát hiện được, nồng độ này lớn hơn mẫu trắng với độ tin cậy là 99%.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định giới hạn phát hiện của phương pháp bằng cách đo lặp lại 7 lần mẫu dung dịch chuẩn mangan có nồng độ 0,50 mg/l, các điều kiện thiết lập như khi lập đường chuẩn, chấp nhận sự sai khác giữa độ lệch chuẩn của mẫu và mẫu trắng là không đáng kể. Kết quả được đưa ra ở bảng 3.14:

Bảng 3.14: Kết quả phân tích mẫu mangan có nồng độ 0,50 mg/l STT Hàm lƣợng mangan (mg/l) Độ thu hồi (%) STT Hàm lƣợng mangan (mg/l) Độ thu hồi (%)

1 0,213 85 2 0,201 80 3 0,218 87 4 0,224 90 5 0,208 83 6 0,260 104 7 0,204 82 TB 0,218 87

Từ các kết quả ở bảng 3.14, ta có : Giá trị trung bình: 87

Độ lệch chuẩn (S): 0,02 Bậc tự do: (n-1) = 6

Giá trị tra bảng với bậc tự do là 6 độ tin cậy 99%: 3,143 Giới hạn phát hiện (GHPH): GHPH= S.t=0,063 (mg/l)

Như vậy giới hạn phát hiện của phương pháp phân tích mangan trong mẫu chè là 0,063mg/l

3.5. Đánh giá phƣơng pháp

3.5.1. Độ lặp lại của phƣơng pháp

Độ lặp lại của phương pháp phân tích hàm lượng các dạng mangan trong mẫu nước chè được đánh giá bằng cách phân tích 8 lần trên một mỗi để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và hệ số biến động. Kết quả được chỉ ra ở bảng 3.15

Bảng 3.15: Kết quả đánh giá độ lặp lại của phƣơng pháp

Loại mẫu Giá trị trung

bình (mg/l) Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên

Nam Thái-Tân Cương 1,677 0,055 3,28

Trại Cài-Đồng Hỉ 2,489 0,091 3,65

Kết quả ở bảng trên cho thấy kết quả phân tích có độ lặp lại tốt và ổn định (hệ số biến thiên nhỏ).

3.5.2. Hiệu suất thu hồi của phƣơng pháp

Để đánh giá độ chính xác của phương pháp chúng tơi dùng phương pháp thêm chuẩn. Lấy 0.5 ml nước chè đã chuẩn bị giống như phần 2.4.2. Sau đó, thêm 2ppm và 5ppm dung dung dịch chuẩn mangan. Hiệu suất thu hồi được đưa ra ở bảng sau

Bảng 3.16: Kết quả đánh giá hiệu suất thu hồi của mẫu STT Mẫu chè STT Mẫu chè Nồng độ mẫu chƣa thêm (ppm) Nồng độ chuẩn thêm vào (ppm) Nồng độ mẫu sau khi thêm chuẩn (ppm) Độ thu hồi (%) Độ thu hồi trung bình 1 Nam Thái- Tân Cương 1,71 1,0 2,49 91,9 92,5±1,74 2 1,0 2,47 91,1 3 1,0 2,56 94,5 4 2,5 3,86 91,7 92,3±0,73 5 2,5 3,92 93,1 6 2,5 3,88 92,2 7 Trại Cài- Đồng Hỉ 2,45 1,0 3,15 91,3 93,0±1,53 8 1,0 3,23 93,6 9 1,0 3,25 94,2 10 2,5 4,56 92,1 91,8±1,34 11 2,5 4,47 90,3 12 2,5 4,60 92,9

Kết quả ở bảng cho thấy hiệu suất thu hồi của mangan trong mẫu chè đạt và đáp ứng yêu cầu của phép phân tích lượng vết.

3.6. Xây dựng quy trình phân tích mangan

Từ các kết quả khảo sát và lựa chọn các điều kiện tối ưu về pH, nồng độ 8- hydroxyquinoline, nồng độ triton X-100, thời gian ủ, nhiệt độ ủ và thời gian ly tâm. Quy trình phân tích mangan trong mẫu chè được đưa ra dưới đây.

3.6.1. Quy trình phân tích mangan tổng số trong mẫu chè khơ

Lá chè đen được làm khô ở 95oC trong 12 giờ. Cân 500mg mẫu lá chè đen vào cốc 100ml. Thêm 4ml HNO3 đặc và 1ml HClO4 đặc. Đun ở 200oC đến khi gần khô. Mẫu sau khi được phân hủy hết để nguội và định mức đến 50ml bằng HNO3 0,1M. Sau đó đo phổ hấp thụ nguyên tử của mangan bằng ngọn lửa ở bước sóng 279,5nm.

3.6.2. Xác định Mn tổng chiết trong nƣớc chè

Quy trình thực nghiệm như sau: Lấy 0,5 ml mẫu nước chè đã chuẩn bị giống 2.3.2, thêm 1ml 8-hydroxyquinoline 5.10-3 M, thêm 0,25 ml TritonX-100 4%, sau đó thêm 1 ml đệm pH=10 và 1ml dung dịch NaCl 5%. Cuối cùng pha loãng tới 10 ml với nước, và đun trong bếp cách thủy ở 90oC với 110 phút. Sau đó ly tâm trong thời gian 10 phút với tốc độ 3000 vòng/phút, làm lạnh dung dịch với nước đá trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định một số dạng mangan trong chè (Trang 46)